Viettel tại Myanmar ra mắt dịch vụ ví điện tử mang tên MytelPay

10:51 13/06/2019
Vừa qua tại Yangon-Myanmar, Mytel (thương hiệu của Viettel tại Myanmar) đã khai trương dịch vụ Ví điện tử mang tên MytelPay, chính thức cung cấp từ tháng 6-2019. MytelPay ra đời đúng dịp kỉ niệm 1 năm Mytel chính thức bán hàng và cung cấp dịch vụ trên khắp đất nước Myanmar.


Trước đó, Mytel đã tạo nên điều thần kỳ khi vươn lên thành nhà mạng lớn thứ 3 (với 14% thị phần) và là nhà mạng được yêu thích nhất tại Myanmar.

MytelPay được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội Myanmar bằng cách tạo ra hơn 20.000 việc làm cũng như cơ hội giúp đất nước này phát triển một nền tài chính, thương mại điện tử và xa hơn nữa là một xã hội số không tiền mặt. 

Chiến lược của MytelPay là tận dụng luồng tiền và phát triển tập khách hàng hạt nhân là điểm bán hàng của Mytel. Công ty đăt mục tiêu chỉ với 10 phút di chuyển trong khu vực thành thị và không đầy 30 phút đối với khu vực nông thôn khách hàng đã có thể tìm thấy đại lý của MytelPay. Với hơn 20.000 đại lý tại 18 tỉnh thuộc Myanmar, MytelPay sẽ đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân Myanmar và mang lại lợi ích về thời gian, tiền bạc trong việc trả phí sinh hoạt hằng ngày.

Mytel chính thức khai trương Ví điện tử mang tên Mytel Pay

Điểm khác biệt lớn nhất của MytelPay với các dịch vụ ví điện tử khác tại Myanmar đó là tính bảo mật tối ưu hơn. Mytel đã thiết kế xác thực hai bước cấp ngân hàng cho tất cả các giao dịch của mình. Cả người chuyển tiền và người nhận tiền sẽ phải xác thực giao dịch thông qua mật mã bí mật do chính hệ thống của MytelPay gửi đến số điện thoại của họ. Trong khi đó, các dịch vụ ví điện tử  khác tại Myanmar vẫn đang sử dụng mã xác thực do chính người dùng tạo ra nên dễ bị đánh cắp thông tin. Chưa kể các dịch vụ này cũng không yêu cầu xác thực người nhận tiền thông qua số điện thoại của họ, rủi ro mất tiền là không thể tránh khỏi.

Ông Đỗ Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel Global cho biết: “Việc triển khai MytelPay nằm trong chiến lược toàn diện về chuyển đổi số của Tập đoàn Viettel. Tại tất cả các thị trường mà Viettel đang đầu tư, Viettel đã phát triển thành công hệ thống ví điện tử và chuyển tiền của mình”.

Các dịch vụ ví điện tử của Viettel không chỉ là kênh thanh toán tiện dụng cho người dân mà còn góp phần đáng kể vào doanh thu của công ty và giúp công ty giữ và tăng trưởng về mặt khách hàng.

Có thể kể đến ví điện tử eMoney của Công ty Metfone (Campuchia), đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng và chuyển tiền của người dân Campuchia. Chỉ sau 3 tháng cung cấp, con số đại lý từ 1.000 đã lên đến 4.000 và vượt qua tổng số kênh của đối thủ Wing triển khai sau 6 năm.

Các khách mời trải nghiệm dịch vụ Mytel Pay .

Dịch vụ ví điện tử Mosan của Công ty Telemor (Đông Timor) đã được Ngân hàng Trung ương Timor đánh giá là 1 trong 4 dấu ấn lớn của ngành ngân hàng nước này trong giai đoạn 2016-2018. Hay dịch vụ ví điện tử Lumicash của Công ty Lumitel (Burundi), sau 3 năm cung cấp đã chiếm lĩnh ngôi vị số 1 về thị phần với doanh thu năm 2018 đạt 1,74 triệu USD, chiếm 2,3% tổng doanh thu dịch vụ của Lumitel..v..v…  

Sau thành công từ các thị trường đi trước trong lĩnh vực ví điện tử của Viettel, MytelPay được kỳ vọng sẽ tạo ra được dấu ấn thần kì như cách mà Mytel đã và đang xây dựng tại Myanmar.

Sau đúng một năm ra mắt tại thị trường Myanmar, Mytel đã trở thành nhà mạng thứ 3 tại Myanmar (3 nhà mạng khác là MPT, Telenor và Ooredoo lần lượt nắm 44,5%, 28,4% và 13% thị phần) với 14% thị phần.
Đây là một kết quả đáng kinh ngạc mà bất kì nhà mạng nào trên thế giới mong muốn. Cùng với thành công đó, Mytel là nhà mạng được yêu thích nhất tại Myanmar với chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng - NPS (Net Promoter Score) là dương 11, trong khi các mạng khác là âm từ -11 đến -15.
Chỉ số hài lòng này là kết quả từ việc cung cấp các dịch vụ mạng 4G chất lượng tốt, giá cước rẻ và chăm sóc khách hàng chu đáo của nhà mạng Mytel.
An An

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文