Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn Vietsovpetro: Nơi duy trì nhịp sống của các công trình biển

16:11 21/07/2017
Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro là một mắt xích quan trọng, góp phần đảm bảo cho các công trình biển được hoạt động bình thường và hiệu quả.

Xí nghiệp Vận tải biển và Công tác lặn (VTB&CTL) là đơn vị thành viên của Vietsovpetro với tên gọi ban đầu là Cục Vận tải biển, được thành lập ngày 2-6-1983 tại kỳ họp Hội đồng Vietsovpetro lần thứ 3. Về chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp, nói theo cách ngắn gọn của lãnh đạo xí nghiệp thì đó là: “Đảm bảo các hoạt động bình thường của các công trình biển”.

Sản phẩm dịch vụ của Xí nghiệp VTB&CTL thật sự rất phong phú. Hiện tại, xí nghiệp đảm nhận hàng loạt các dịch vụ liên quan đến công tác vận chuyển và cung cấp hàng hóa trên boong, hàng rời chứa trong bồn như: Dầu DO, nước ngọt cho sinh hoạt… từ cảng dầu khí cho các công trình biển và hàng thải ngược lại, hàng vận chuyển giữa các công trình biển.

Đặc biệt, các phương tiện tàu của xí nghiệp đảm nhiệm những công tác đặc thù khác thuộc về chuyên ngành dầu khí nói chung và các công trình biển nói riêng. Đó là: cung cấp tàu rải ống lắp đặt đường ống dẫn dầu/khí dưới đáy biển (Trường Sa, Côn Sơn); cung cấp tàu cẩu, sà lan, tàu dịch vụ đa năng phục vụ xây dựng, lắp ráp, sửa chữa các công trình biển; cung cấp tàu để khảo sát, hỗ trợ sửa chữa phần ngầm các công trình biển và các giàn khoan di động, tháo lắp hệ thống neo cho các trạm rót dầu không bến; dịch vụ cung cấp tàu kéo, phục vụ cho việc di chuyển các giàn khoan di động, các tàu chứa dầu; trực cứu hộ, chữa cháy cho các công trình biển; thu gom dầu tràn trên biển; cung cấp tàu phục vụ thử vỉa, khảo sát địa chấn…

Nhắc đến Xí nghiệp VTB&CTL thì không thể nào không nhắc đến một ban chuyên môn đặc thù của xí nghiệp, đó là Ban Chuyên trách kỹ thuật ngầm hay còn gọi là Ban Lặn, được thành lập năm 1984, theo yêu cầu mở rộng và phát triển mỏ. Cơ cấu tổ chức ban đầu của Ban Lặn có số lượng nhân sự rất ít, cụ thể là chỉ có 1 bác sĩ và 3 thợ lặn thuộc Liên Xô (cũ). Còn tàu lặn thì phải thuê tàu lặn “Sentavr”, sau đó là tàu “Akhtiar” của Tập đoàn Dầu khí Trernomornheftegaz.

Tuy nhiên đến nay, Ban Lặn đã trở thành một tổ chức lớn mạnh với việc sở hữu 2 tàu lặn hiện đại cùng với đội ngũ chuyên gia và gần 40 thợ lặn dày dạn kinh nghiệm với đủ bằng cấp quốc tế.

Ban Lặn là một đơn vị làm dịch vụ đặc thù với chức năng thực hiện các công tác lặn và kỹ thuật ngầm phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí của Vietsovpetro. Ban đảm nhiệm hầu hết mảng công tác đa dạng dưới nước như: kiểm tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng công trình, tháo lắp cơ khí, bảo dưỡng, sửa chữa, tìm kiếm, trục vớt, cứu hộ, phục vụ tàu thuyền… Đây là những công việc có tính chất nặng nhọc, phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ mà không có máy móc hay thiết bị hiện đại nào có thể thay thế được người thợ lặn.

Thợ lặn đang làm việc dưới biển

Những người thợ lặn làm việc trong điều kiện môi trường độc hại và có nhiều hiểm nguy rình rập. Cụ thể, mỗi thợ lặn phải là những “người thợ tổng hợp” bởi họ phải đảm đương được toàn bộ khối lượng công việc dưới nước từ lắp ráp, hàn, cắt, siêu âm, quay phim, chụp ảnh…; họ làm việc trong môi trường phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên như sóng biển, tốc độ gió, nhiệt độ nước, nguy cơ tấn công của các sinh vật biển độc hại, nguy hiểm dưới biển sâu do tầm nhìn hạn chế, nguy cơ ngộ độc khí nitơ…

Theo thống kê, từ khi thành lập đến nay, Xí nghiệp VTB&CTL đã vận chuyển cung cấp cho các công trình biển trên 7 triệu tấn hàng, thời gian làm việc của đội tàu là 150 nghìn ngày tàu, đã rải thành công hàng nghìn kilômét đường ống dẫn dầu và khí, cập và giữ hàng nghìn lượt tàu dầu an toàn, tổ chức thực hiện khối lượng lớn các cuộc lặn khảo sát, sửa chữa, lắp đặt phần ngầm các công trình biển. Hàng trăm lần di chuyển, định vị, lắp đặt các giàn khoan tự nâng, các trạm chứa rót dầu không bến an toàn.

Xí nghiệp đã thực hiện nhiều dự án trọng điểm như: hạ thủy lắp chân đế siêu trường siêu trọng Đại Hùng - 02, thi công biển công trình trọng điểm P1, P2 thuộc Bộ Quốc phòng, lắp đặt xây dựng giàn Tê Giác Trắng và FPSO Armada (Hoàng Long JOC)... Ngoài ra, xí nghiệp còn tham gia làm dịch vụ cho các công ty dầu khí trong và ngoài nước tại Lô 09-3, Lô 12/11, BK Thiên Ưng, lắp đặt chân đế Sư Tử Trắng, Dự án P5- P6, P7-P11 của Bộ Quốc phòng… Với tính chất đặc biệt là công tác trên biển nên xí nghiệp đã tích cực phối hợp với các đơn vị như Cảnh sát biển 3, Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Bà Rịa - Vũng Tàu… để đảm bảo an ninh trật tự trên biển.

Với các thành tích trong công tác quản lý và khai thác hiệu quả đội tàu của xí nghiệp và các tàu thuê, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất của Vietsovpetro cũng như mở rộng việc cung cấp dịch vụ cho các đối tác, Xí nghiệp VTB&CTL đã được lãnh đạo Vietsovpetro, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Đảng và Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huân chương Lao động hạng Nhì và 1 Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể lao động quốc tế Xí nghiệp VTB&CTL, 4 Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 tập thể và 3 cá nhân, nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân.

Có thể nói, nhờ vào tâm huyết, cùng với sự linh hoạt, sáng tạo trong cách điều hành và quản lý các phương tiện, sự chuyên nghiệp trong công tác chuyên môn, Xí nghiệp VTB&CTL không chỉ hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất hằng năm mà còn là đơn vị góp phần tạo nên những thành tích đáng tự hào của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và ngành Dầu khí Việt Nam.

Ở Xí nghiệp VTB&CTL, phương tiện đặc trưng chính là tàu. Hiện tại, xí nghiệp có 3 tàu cẩu công trình có sức nâng từ 300 đến 1.200 tấn; 13 chiếc tàu dịch vụ có công suất từ 4.000 đến 16.000 mã lực; 2 tàu phục vụ công tác lặn; 1 tàu phục vụ trực cứu hộ, cứu hỏa; 3 sà lan và pontoon; 1 tàu khách; 4 trạm lặn và 2 ROV. Trong số đó có một số phương tiện thiết bị hiện đại như tàu dịch vụ đa năng Thiên Ưng 01; tàu lặn hiện đại nhất Long Hải 02; tàu cẩu công trình lớn nhất Hoàng Sa, Trường Sa…

An An

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文