Agribank tài trợ giải Báo chí Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VIII - năm 2024

18:15 24/05/2024

Ngày 24/5, tại tỉnh Hậu Giang, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ trao Giải báo chí Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ VIII - năm 2024, với sự tài trợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Tham dự lễ, về phía tỉnh Hậu Giang có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang; ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Về phía Hội Nhà báo, có nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách công tác phía Nam, Trưởng Ban Tổ chức giải; cùng các đồng chí trong BCH Hội Nhà báo Việt Nam.

Ban Tổ chức giải Báo chí ĐBSCL tặng hoa và Chứng nhận cho đại diện Agribank vì "Đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành công" của giải Báo chí ĐBSCL lần thứ VIII - năm 2024..

Về phía nhà tài trợ có ông Phan Văn Bá, Phó Trưởng VPĐD Agribank khu vực Tây Nam Bộ, cùng các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban thuộc Agribank Tây Nam bộ. Cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, cùng các nhà báo là tác giả, nhóm tác giả về nhận giải.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức giải Báo chí ĐBSCL, cho biết: Giải báo chí ĐBSCL được tổ chức thường niên kể từ năm 2016. Đối tượng tham gia là hội viên nhà báo, phóng viên công tác tại Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí khu vực ĐBSCL và phóng viên thường trú tại các tỉnh, thành phố: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Cà Mau có tác phẩm phù hợp với thể lệ giải.

Ban tổ chức trao giải Nhất thể loại báo in, báo điện tử nhóm tác giả Lư Trung Dũng, Đỗ Hoàng Lam - Báo Bạc Liêu.

Sau 7 năm tổ chức, giải thưởng đã thu hút được nhiều nhà báo, phóng viên, cộng tác viên tham gia ở nhiều loại hình báo chí khác nhau và giải đang ngày càng được người làm báo và công chúng báo chí quan tâm, ủng hộ. Giải tổ chức nhằm góp phần nâng cao chất lượng và số lượng tác phẩm báo chí tuyên truyền và giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch cũng như phản ánh đời sống của người dân khu vực ĐBSCL. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 350 tác phẩm dự giải với 4 loại hình báo chí. Hội đồng Sơ khảo chọn được 140 tác phẩm xuất sắc vào vòng Chung khảo. Trong 140 tác phẩm xuất sắc, Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn 22 tác phẩm đoạt giải, gồm: 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Về thể loại báo in, báo điện tử có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải khuyến khích. Giải Nhất thuộc nhóm tác giả Lư Trung Dũng, Đỗ Hoàng Lam - Báo Bạc Liêu, với tác phẩm loạt bài 4 kỳ “Nâng tầm lúa thơm, tôm sạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long”; 2 giải nhì thuộc nhóm tác giả: Nguyễn Thị Xuân Tươi, Đặng Thị Tuyết Hiền – Báo Vĩnh Long và tác giả Phan Thị Thu Thủy - Báo Hậu Giang.

Ban tổ chức trao giải Nhất thể loại báo in, báo điện tử.

Thể loại Phát thanh - Truyền hình có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Nhóm tác giả Huỳnh Bá Phúc, Phạm Thị Mỹ Hằng - Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang đạt giải Nhất, với tác phẩm: Phim tài liệu: “Xã lũ vào ruộng đồng”; 2 giải nhì thuộc nhóm tác giả: Trịnh Hồng Nhi, Châu Ngọc Giàu, Danh Phạm Anh Tuấn - Đài Phát thanh Truyền hình Cà Mau và nhóm tác giả Tô Hồng Doãn Đan, Phạm Thành Phong, Lê Nguyễn Trọng Huỳnh, Đỗ Thị Hiền Vương, Nguyễn Văn Hiếu - Đài PT-TH Vĩnh Long.

Ban tổ chức trao giải Nhất thể loại Phát thanh - Truyền hình cho nhóm tác giả Huỳnh Bá Phúc, Phạm Thị Mỹ Hằng - Đài Phát thanh Truyền hình An Giang.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm.

Theo đánh giá của thành viên Ban giám khảo, số lượng tác phẩm tham dự nhiều hơn năm ngoái; chất lượng nội dung được nâng lên rõ rệt với kết cấu logic, hợp lý... tạo hiệu ứng lan tỏa tác động tích cực lên mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Điểm mạnh của tác phẩm dự thi nhóm truyền hình là hình ảnh; đa phần cảnh quay tốt, góc quay sáng tạo, cảnh quay có ý nghĩa. Phần lớn kỹ thuật dựng phim trong các tác phẩm được làm tốt, phát huy hiệu quả của hình ảnh và nội dung. Tuy nhiên, có không ít tác phẩm không có "câu chuyện" - yếu tố quan trọng nhất của truyền hình..

Minh Khương

Ngày 27/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc kiểm tra thông tin cá nhân, số lượng trái phiếu nắm giữ của bị hại, đương sự trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị liên quan. 

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Trong những ngày này các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá năm 2024 tại Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La đang mong chờ ngày công bố quyết định chính thức. Trong niềm phấn khởi vì được ra tù theo diện đặc xá, nhiều phạm nhân bày tỏ sự biết ơn của mình đối với những cán bộ quản giáo đã quan tâm, giúp đỡ, động viên họ trong những năm tháng cải tạo, trở về nẻo thiện.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文