Dung hòa căng thẳng giữa nhà đầu tư và bên mua điện sạch

Bài cuối: Lợi ích hài hòa, rủi ro cần chia sẻ

08:12 10/06/2025

Ngày 10/12/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 233/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện NLTT và lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo giải quyết vấn đề này. Bộ Công Thương đã nhiều lần ra văn bản, EVN cũng đã có một loạt báo cáo về tình hình và đề xuất Bộ Công Thương hướng xử lý nhưng đến nay căng thẳng giữa nhà đầu tư với bên mua điện vẫn chưa được tháo gỡ. 

Phần lớn dự án điện sạch đã nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài 

Thông tin về kết quả làm việc với các dự án điện sạch có khó khăn, vướng mắc với Bộ Công Thương vào ngày 22/5 vừa qua, EVN đã nêu ra những con số đáng quan ngại về tình hình sở hữu của nước ngoài đối với một loạt các dự án điện NLTT cũng như nhiều vấn đề khác.

Về số lượng nhà máy đã có báo cáo hoàn thành nghiệm thu và đề nghị thực hiện công tác nghiệm thu trước ngày COD, hiện mới có 39 trong tổng số 159 nhà máy hoặc dự án thành phần của nhà máy điện NLTT có văn bản chấp thuận KQNT của cơ quan chức năng sau ngày COD đã thông báo đến Công ty Mua bán điện và đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu trước ngày COD.

Tuy nhiên, EVN thừa nhận Tập đoàn này không có điều kiện để xác minh tính chính xác của thông tin trên do EVN không phải là đơn vị nhận các báo cáo từ nhà đầu tư.

nltt 3.jpg -0
Một dự án điện gió ven biển ở khu vực phía Nam.

Về các nhà máy điện NLTT có vốn đầu tư nước ngoài, EVN cho biết, hiện cả nước có 69 nhà máy điện gió, điện mặt trời có nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... tham gia. Trong số này có 27 nhà máy có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, thời điểm ký hợp đồng mua bán điện lần đầu mới chỉ có tổng cộng 32 nhà máy điện NLTT có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, đó là gồm cả 5 nhà máy có công ty mẹ có vốn nước ngoài.

Về các nhà máy có vốn đầu tư từ các chủ đầu tư đến từ Thái Lan, EVN đưa ra con số 25 nhà máy, nhưng trong đó chỉ có 7 nhà máy được chủ đầu tư nước ngoài tham gia từ thời điểm ký hợp đồng mua bán điện lần đầu. Như vậy số dự án còn lại chỉ mới được doanh nghiệp trong nước chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài sau khi được ký hợp đồng bán điện.

Khi nhà đầu tư ngoại bỏ vốn mua lại dự án điện gió, điện mặt trời của doanh nghiệp trong nước, giá bán dự án đã được đẩy lên cao hơn nhiều do với tổng giá trị đầu tư. Từ đó phương án dòng tiền của dự án để đảm bảo cho chủ đầu tư đủ chi trả lãi vay, chi phí vận hành càng trở lên gay gắt. Vì vậy, khi mức giá mua điện tạm thanh toán cho nhà đầu tư sụt giảm rất mạnh như vậy là điều khiến nhiều nhà đầu tư khó chấp nhận.

Tuy nhiên, quá trình đầu tư để sở hữu dự án điện NLTT của các nhà đầu tư ngoại cũng không phải không có vấn đề. Cách đây 5 năm, sau khi dư luận lên tiếng về việc Tập đoàn Super Energy của Thái Lan thông qua việc mua cổ phần của các công ty trung gian để thâu tóm chuỗi các dự án điện mặt trời Lộc Ninh 1, 2, 3, 4 và 5 tai khu vực vành đai biên giới từ chủ đầu tư đứng tên trên giấy phép các dự án này là Công ty CP Tập đoàn Hưng Hải, vào ngày 8/6/2020 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý phù hợp đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh năng lượng.

Trong kết luận vào năm 2023, TTCP đã chỉ rõ loạt sai phạm của các dự án điện mặt trời Lộc Ninh 3, 4 và 5. Hiện trong chuỗi 5 nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh, trên website của Tập đoàn Super Energy vẫn xác định Tập đoàn này sở hữu đến 3 nhà máy Lộc Ninh 1, 2 và 3. Trong khi đó, kết luận của TTCP đã xác định rõ Dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được xây dựng "3 không", bất chấp pháp luật trên diện tích đất rừng sản xuất lên đến 149 ha chưa được chuyển đổi mục đích, nhưng nhà đầu tư ngoại này vẫn quyết tâm mua, sở hữu, bất chấp dự án sai phạm(?!)             

Nhà đầu tư có sẵn sàng chia sẻ?

Tại buổi đối thoại giữa các nhà đầu tư dự án điện NLTT với Công ty Mua bán điện trước đó, nhiều chủ đầu tư cho rằng tại thời điểm các nhà máy điện được công nhận COD, các quy định khi đó không yêu cầu dự án phải có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền mới có thể được COD. Việc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu chỉ là vi phạm về xây dựng, các chủ đầu tư đã khắc phục và chịu phạt vi phạm hành chính.

Để tiếp tục "hạ nhiệt" căng thẳng của nhà đầu tư, ngày 29/5 Cục Điện lực (Bộ Công Thương) tiếp tục mời đại diện các dự án điện NLTT tham dự cuộc họp để trao đổi, ghi nhận ý kiến của nhà đầu tư về kết quả giải quyết trong báo cáo của EVN. Tại cuộc họp này, các nhà đầu tư nước ngoài như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc đã khẳng định họ đang đi như những bước đầu tiên để khởi kiện quốc tế. Nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ quan điểm "rủi ro chia sẻ" của Chính phủ.

Về vấn đề tài chính, nhiều nhà đầu tư dự án điện NLTT cho rằng, thực tế chi phí đầu tư và các chi phí liên quan tại thời điểm đầu tư để được hưởng giá điện ưu đãi rất cao, đặc biệt là chi phí thiết bị, nhân công, đền bù giải tỏa… trong khi nhiều chủ đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng trong và ngoài nước, do đó việc được tính giá điện tạm thanh toán, giảm doanh thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tài chính dự án, đẩy các nhà đầu tư vi phạm cam kết thanh toán nợ với ngân hàng.

Đã vậy, các năm vận hành từ 2019-2023 các chủ đầu tư dự án điện mặt trời bị cắt giảm công suất phát rất lớn dẫn đến doanh thu không đủ chi phí trong những năm đầu vận hành. Tình hình trên không chỉ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, mà còn gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện khi thua lỗ nặng, các nhà máy điện sẽ phải ngưng phát điện vào lưới điện quốc gia. 

Ngày 2/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải quyết vướng mắc liên quan đến hưởng giá điện ưu đãi đối với các dự án điện NLTT. Trong đó, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng về thẩm quyền giải quyết, kết luận của TTCP đã nêu rõ trách nhiệm thuộc về các chủ đầu tư dự án, Công ty Mua bán điện và EVN. Vì vậy EVN là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết vướng mắc về COD để xác định hưởng giá điện ưu đãi. Có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư để đưa ra phương án quyết định và thống nhất về mức giá ưu đãi cho các dự án điện NLTT. Từ đó Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ yêu cầu EVN khẩn trương giải quyết vướng mắc, thống nhất với các chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời về COD, về giá ưu đãi trước ngày 5/6.

Về đánh giá "rủi ro về khiếu kiện, tranh chấp là hoàn toàn có thể xảy ra trên diện rộng, trong đó có khiếu kiện của Tập đoàn Super Energy" của EVN, Bộ Công Thương đề nghị giao Bộ Tư pháp, EVN và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Như vậy dù vụ việc tranh chấp giữa các nhà đầu tư điện sạch với EVN và cơ quan chức năng đã đến mức căng thẳng, thì việc giải quyết hiện vẫn dậm chân tại chỗ.  

Mỗi nơi tính giá phát điện một kiểu

Cơ sở để EVN đưa ra đề xuất mức giá mua điện gió, điện mặt trời dựa vào việc tư vấn đưa ra khung giá phát điện của các nhà máy điện mặt trời mặt đất ở khu vực miền Bắc là 1.382,7 đồng/kWh, miền Trung là 1.107,1 đồng/kWh, miền Nam là 1.012 đồng/kWh.

Về khung giá đối với nhà máy điện gió, kết quả tính toán của Viện Năng lượng theo phương án 1 đưa ra mức khung giá phát điện của các nhà máy diện gió trên đất liền ở miền Bắc là 1.959,4 đồng/kWh, miền Trung là 1.807,4 đồng/kWh và miền Nam là 1.840,3 đồng/kWh. Khung giá phát điện của các nhà máy điện gió gần bờ là: 1987,4 đồng/kWh.

Đối với phương án 2, Viện Năng lương đưa ra khung giá phát điện của các nhà máy điện gió trên đất liền ở miền Bắc là 1.921,5 đồng/kWh, miền Trung là 1.772,3 đồng/kWh và miền Nam là 1.804,4 đồng/kWh. Theo phương án 2, khung giá phát điện của các nhà máy điện gió gần bờ là 1949,2 đồng/kWh.

Trước các kết quả tính toán trên của tư vấn, EVN đã giao Công ty Mua bán điện rà soát, sử dụng các thông số của các nhà máy điện gió thực tế đã được công ty này đàm phán trong thời gian vừa qua. Kết quả tính toán cho ra mức khung giá phát điện của các nhà máy điện gió trên đất liền chỉ là 1.643,89 đồng/kWh, khung giá phát điện của các nhà máy điện gió gần bờ là 1.913,67 đồng/kWh.

Ngày 20/3 vừa qua, EVN đã đề xuất Bộ Công Thương sử dụng kết quả tính toán của Công ty Mua bán điện để phê duyệt khung giá phát điện.

Bảo Sơn     

Sáng 29/6, Công an TP Hà Nội tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an thành phố về tổ chức, cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Trung tướng Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội chủ trì hội nghị.

Đến sáng 29/6, theo thông tin mới nhất, một người bị thương trong vụ cháy tại xưởng tái chế phế liệu trên địa bàn xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã tử vong. Như vậy, trong vụ cháy nêu trên đã có 5 người tử vong và 2 người bị thương đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Bình Phước là một trong những địa bàn nóng về tội phạm và tệ nạn ma túy, khi các đối tượng liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, manh động. Trước tình hình đó, Công an tỉnh Bình Phước đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa từ gốc, kiên quyết không để hình thành các tụ điểm phức tạp, từng bước làm sạch địa bàn, vì một cộng đồng không ma túy.

Nhóm các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) thông báo đã đạt được thỏa thuận miễn thuế tối thiểu toàn cầu cho các công ty đa quốc gia của Mỹ, một bước tiến được xem là chiến thắng quan trọng của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong nỗ lực đàm phán nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế Mỹ.

Nông sản là một trong những thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tính mùa vụ cao, biến động thị trường và yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật đang đặt ra nhiều thách thức. Để vượt qua thách thức về mùa vụ, chất lượng, logistics và cạnh tranh, các chuyên gia cho rằng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

Với tinh thần chủ động, khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, liên thông, toàn diện; sự đồng lòng, đồng sức từ Ban Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo Công an TP Hà Nội đến cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị; sự chia sẻ vì cái chung của nhiều đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, CBCS bị tác động, ảnh hưởng; sự giúp đỡ, ủng hộ của lãnh đạo và các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố…, các nhiệm vụ trọng tâm về việc sắp xếp Công an cấp xã mới trên địa bàn TP Hà Nội đã được hoàn thành theo đúng mục tiêu, yêu cầu, chất lượng đề ra, đảm bảo Công an cấp xã đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.

Ngay khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước về cai nghiện ma tuý và quản lý sau cai nghiện, CBCS Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Hải Dương đã bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp giáo dục đối với học viên…

Là một nữ trinh sát phòng, chống tội phạm về ma túy của Công an TP Hồ Chí Minh, Đại úy Huỳnh Nguyễn Phương Thúy (SN 1991), cán bộ Đội 2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy, được phân công tham gia thực hiện các hoạt động nghiệp vụ để phát hiện, điều tra, đấu tranh với các loại tội phạm về ma túy trên địa bàn... 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.