Agribank doanh nghiệp tiêu biểu vì cộng đồng

14:36 29/10/2020
Với kết quả kinh doanh cao nhất từ trước tới nay, năm 2019 Agribank đã xuất sắc vươn lên vị trí thứ 3 trong danh sách xếp hạng V1000 – 1000 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2019 theo công bố mới đây của Tổng cục Thuế.


Top 3 Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam

Từ năm 2016 đến nay, đây là năm thứ 4 Tổng cục Thuế công bố các doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất trong năm dựa trên tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ngân sách nhà nước (NSNN) trong năm, không bao gồm số nộp tiền thuế nợ của các năm trước. Năm 2019, tất cả các chỉ số hoạt động kinh doanh của Agribank đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tổng tài sản đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn đạt trên 1,34 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng. Thu dịch vụ đạt gần 6.700 tỷ đồng.Tỷ lệ nợ xấu 1,4%.

Để có được kết quả kinh doanh ấn tượng này, ngay từ đầu năm, Agribank nghiêm túc, tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ về nâng cao năng lực tài chính, năng suất lao động và tích cực triển khai, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết liệt trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản.

Bảng danh sách Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2019 tiếp tục là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp, trong đó có sự đóng góp của Agribank vào ngân sách quốc gia. Kết quả này cũng khẳng định Agribank là Top các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam năm 2019.

Giai đoạn 2014-2019 Agribank đã nộp Ngân sách Nhà nước 14.300 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2019 nộp NSNN 6.300 tỷ đồng. Agribank được xếp loại A theo tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước tại NĐ 93/2017-CP ngày 7/8/2017 về chế độ tài chính đối với TCTD; Thông tư số 12/2018/TT-BTC ngày 31/1/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn tại TCTD, với kết quả lợi nhuận, doanh thu vượt kế hoạch.

Ngân hàng vì “tam nông”

Là ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư tín dụng thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiện nay Agribank đang thực hiện có hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách, 2 chương trình tín dụng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. 

Đến 30/9/2020, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt trên 805 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 70% dư nợ cho vay nền kinh tế, chiếm gần 50% dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. 

Đối với cho vay xây dựng nông thôn mới, Agribank triển khai cho vay đến 100% số xã trên toàn quốc với dư nợ đạt gần 600 ngàn tỷ đồng. Trong đó trên 50% nguồn vốn cho vay xây dựng nông thôn mới để đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nông thôn giúp nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực; gần 35% nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ thương mại; trên 15% nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…

Agribank - Ngân hàng vì “tam nông”.

Nguồn vốn của Agribank đã đóng góp vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu khu vực nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu; nhiều xã, huyện đã thực sự khởi sắc về phát triển kinh tế xã hội và đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của Nhà nước.

Agribank đã dành nguồn vốn tối thiểu 5.000 tỷ đồng để cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình (như khám chữa bệnh, chi phí học tập mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình); ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt chi nhánh tập trung  các nguồn lực để xét duyệt và giải ngân cho vay các nhu cầu cấp thiết của người dân theo chương trình này. 

Kết quả doanh số cho vay 19.000 tỷ (gấp gần 4 lần quy mô dự kiến ban đầu 5.000 tỷ) với trên 400 ngàn khách hàng được vay vốn để đáp ứng nhu cầu cấp bách của người dân (chữa bệnh, nộp học phí, hỗ trợ khách hàng khó khăn trong lúc giáp hạt...), trong đó tại Hòa Bình doanh số cho vay đạt gần 300 tỷ đồng với trên 3.600 lượt khách hàng, góp phần đẩy lùi tín dụng đen theo Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, Agribank đang cung cấp trên 200 sản phẩm về dịch vụ ngân hàng phục vụ 16 triệu khách hàng, trong đó 12 triệu khách hàng giao dịch tiền gửi, thanh toán và gần 4 triệu khách hàng vay vốn.

PV

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文