Cần chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân "đầu đàn"

13:25 31/08/2023

Ngày 31/8, Viện Chiến lược phát triển (VIDS), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Viện Konrad-Adenaeur-Stiftung Vietnam (KAS) công bố Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn 2021-2022, giai đoạn nền kinh tế gặp đại dịch COVID-19.

Tại thời điểm 31/12/2021, Việt Nam có 694,2 ngàn doanh nghiệp tư nhân trong nước (VPE), chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, thu hút 58,1% số lao động, chiếm 59,3% tài sản và tạo ra 57,8% doanh thu thuần của khối DN. 

Đại diện nhóm nghiên cứu, TS. Nguyễn Toàn Thắng, Trưởng ban Ban Quan hệ quốc tế VIDS cho biết, mặc dù xuất hiện ở 53/63 tỉnh/thành phố, VPE500 tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 75%) và có xu hướng tăng nhẹ. Nhìn chung, VPE500 đang được hình thành dựa trên các lợi thế hạ tầng, nguồn lực và thị trường của các địa phương. VPE500 phân bố ở 21/21 ngành cấp 1, trong đó, tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại và xây dựng.

Cần chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2021-2022.

So sánh giữa hai năm COVID-19 và một năm trước đó, có biến động khá lớn về số DN ra vào trong danh sách VPE500. Năm 2020, có tới 97/500 DN (19,4%) đã không còn trong xếp hạng VPE500 của năm 2019. Những DN này tập trung vào nhóm ngành mà bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19 như bất động sản và xây dựng, thương mại, dệt may, chế biến thực phẩm. Chỉ có một số ít ngành vẫn giữ được số lượng thuộc VPE500 là những ngành được đánh giá là hưởng lợi trong COVID-19 như thông tin truyền thông, bưu chính, sản xuất và phân phối điện.

Hầu hết các DN trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm vẫn giữ được vị trí trong bảng xếp hạng, đây cũng là nhóm có xếp hạng cao và ít thay đổi về thứ bậc. Tương tự, DN thuộc TOP50 vẫn giữ được xếp hạng và thứ hạng cũng ít thay đổi hơn.

Những thông tin trên cho thấy, trong giai đoạn COVID-19, mức độ ổn định của VPE500 có cao hơn, các DN lớn vẫn duy trì tốt được vị thế của mình trên thị trường so với nhóm DN nhỏ và vừa. DN dịch vụ chiếm ưu thế về số lượng DN trong VPE500, đặc biệt là trong nhóm 10 DN lớn nhất.

Với các DN tư nhân trong nước, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới DN nhỏ hơn là với các DN lớn.

 Báo cáo cũng chỉ ra, do nhóm VPE500 hoạt động vượt trội và vẫn duy trì tốt được tốc độ tăng trưởng so với DN tư nhân trong nước nói chung, mức độ vượt trội trên khía cạnh quy mô và kết quả kinh doanh bình quân của DN tư nhân trong nước. Trung bình giai đoạn 2019-2021, quy mô lao động cao gấp 160 lần và tổng tài sản bình quân của một DN thuộc VPE500 cao gấp khoảng và 376 lần DN tư nhân trong nước nói chung.

Nhờ quy mô và kết quả hoạt động vượt trội nên VPE500 chiếm tỷ lệ nhỏ về số lượng DN nhưng đóng góp lớn vào hoạt động của DN tư nhân trong nước. Bình quân giai đoạn 2019-2021, VPE500 chỉ chiếm 0,075% tổng số DN tư nhân trong nước nhưng tạo việc làm cho 12,0% lao động, chiếm 28% tổng tài sản, tạo ra 18,4% doanh thu gộp và đóng góp 18,4% nộp ngân sách của nhóm DN tư nhân trong nước.  

Cần khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư để cải tạo năng suất chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu.

Theo TS. Nguyễn Toàn Thắng, các chính sách với DN trong thời gian tới cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng không chỉ tạo thuận lợi với DN trong gia nhập thị trường mà còn giúp DN sống sót và tăng trưởng. Đặc biệt, cần khuyến khích các DN lớn đầu tư để cải tạo năng suất chuyển dần sang tăng trưởng theo chiều sâu.

Cùng với đó, Chính phủ cần có chính sách kinh tế thúc đẩy liên kết DN, khuyến khích DN lớn, DN nhà nước, DN FDI liên doanh, liên kết với các DN nhỏ và vừa trong nước; đồng thời nâng cao năng lực DN tham gia mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, cần khuyến khích và tạo phong trào để từng địa phương xây dựng được các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của mình dựa trên những lợi thế địa phương và vươn tầm hoạt động trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, muốn xây dựng DN tư nhân dẫn dắt thị trường, Chính phủ phải đưa ra chính sách để hỗ trợ DN phát triển.

“Chúng ta cần phải lọc 500 DN này, rồi tiếp tục khảo sát để xem doanh nghiệp họ cần gì, thì báo cáo của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn. DN muốn mở rộng thị trường hay quy mô, để có giải pháp dù điều này phụ thuộc vào nguồn lực của DN”, ông Tú cho hay.

Lưu Hiệp

Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong khi làng quê Việt Nam đang dần thay đổi diện mạo thì yêu cầu về công tác đảm bảo ANTT càng được đặt ra ở mức độ cao hơn.

CSGT Công an Tuyên Quang đã tổ chức lực lượng, phân luồng điều tiết giao thông, cùng với người dân cắt tỉa, dọn dẹp cây đổ, đất đá tràn ra đường và giúp đỡ người dân đi qua khu vực ngập úng an toàn để các tuyến đường được thông suốt.

Xe ô tô 4 chỗ màu đỏ nhãn hiệu Toyota Yaris, BKS: 30A - 017.32 di chuyển trên đường Kim Giang theo chiều từ Cầu Tó hướng đi Cầu Dậu, khi đến trước số nhà 896, 898 Kim Giang đã va chạm với 6 xe máy (3 xe máy đang di chuyển dưới lòng đường, 3 xe máy dựng trên vỉa hè).

Sáng 10/5, tại Trung tâm sát hạch lái xe trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ đầu tiên sau khi chính thức tiếp nhận chức năng quản lý, tổ chức sát hạch từ Sở Giao thông vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an.

Nhiều dự án, công trình thuộc lĩnh vực giáo dục do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQL DA ĐTXD) tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư (CĐT) có tiến độ giải ngân và thi công còn chậm, gây nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập tại các trường. Trước thực tế này, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam vừa họp và “chốt” thời hạn hoàn thành nhiều công trình, dự án này.

Chủ trương sẽ hướng tới triển khai dạy 2 buổi/ngày tại các trường phổ thông hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tại các xã biên giới trong thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm về giáo dục và đào tạo đang nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận xã hội.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Công an TP Huế đã chủ động xây dựng kế hoạch, xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT để tăng cường biện pháp nghiệp vụ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hiệu quả tội phạm và các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) và pháo.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, các đối tượng lừa đảo thường giả mạo cơ quan thuế, yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân, đường link cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu, mục tiêu cao nhất của lực lượng Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trại giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD) là bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ; quản lý giáo dục được người phạm tội sau khi hết án phải nhận thức tốt, chấp hành tốt pháp luật, làm ăn lương thiện, không tái phạm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.