Cân nhắc quy định sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho người bán

05:30 18/10/2024

Hiệp hội thương mại điện tử cho rằng, để thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho người bán hàng, các sàn thương mại điện tử phải đầu tư chi phí lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho nhân sự, nâng cấp hệ thống, cơ sở dữ liệu.

Ngày 17/10, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo sửa đổi 7 luật của Bộ Tài chính, bao gồm: Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Dự trữ quốc gia; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Chứng khoán và Luật Quản lý thuế.

Trong 7 dự thảo luật nói trên, dự thảo Luật Quản lý thuế nhận được nhiều góp ý của doanh nghiệp, chuyên gia xoay quanh vấn đề hoàn thuế; quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Cụ thể, dự thảo quy định, các sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Cơ quan soạn thảo cũng bổ sung quy định các sàn thương mại điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ logistics (vận chuyển) có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của thương nhân kinh doanh trên sàn, hoặc sử dụng dịch vụ logistics.

Ông Phạm Đình Thưởng, Thành viên Hội đồng tư vấn cấp cao Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, VECOM không đồng tình và đề xuất loại bỏ hai điều khoản nói trên, vì cho rằng các quy định này trái với quy định pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế. Theo ông Thưởng, quyền và nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của từng chủ thể là vấn đề cơ bản, cốt lõi, đối với từng sắc thuế cần phải được quy định ở các luật thuế chuyên ngành tương ứng, không thể quy định cho một chủ thể khác kê khai và nộp thay. Chưa kể, VECOM cho rằng dự thảo có những mâu thuẫn với cả Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế giá trị gia tăng sẽ dẫn đến thiệt thòi cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong trường hợp nộp thừa thuế. “Chúng tôi ủng hộ nguyên tắc người kinh doanh phải nộp thuế, tuy nhiên, nếu không có nghiên cứu cụ thể và thấu đáo, quy định này có thể tạo ra những bất bình đẳng và gánh nặng cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, vốn là những đối tượng yếu thế và dễ tổn thương trong nền kinh tế”, VECOM kiến nghị.

Là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, thời gian qua, VCCI nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp, về một số quy định tại dự thảo mang tính tăng thêm trách nhiệm, có thể kể đến như lĩnh vực thương mại điện tử liên quan đến hoạt động quản lý thuế. Đặt trong bối cảnh luật được soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn, ông Tuấn cho rằng, điều này cần hết sức cân nhắc, đặc biệt là các quy định có tính chất tăng nặng nghĩa vụ.

cccthu tiền hay không là mấu chốt quan trọng để đánh giá việc sàn có thể làm đầu mối khấu trừ tại nguồn. Ngoài ra, những phát sinh như người mua không nhận hàng, hoặc có những hình thức thỏa thuận giữa người bán hàng trực tiếp với sàn giao dịch điện tử có khúc mắc vẫn chưa có chế tài bảo vệ cho các chủ sàn thương mại điện tử; vì có lúc phát sinh những tính toán sai, cơ quan thuế sẽ coi đầu mối là sàn giao dịch thương mại điện tử để tập trung giải quyết, có chế tài áp lên sàn, thay vì áp lên chính đối tượng chịu quản lý thuế là những cá nhân bán hàng trực tiếp. Do đó, cần hoàn thiện hành lang pháp lý và đẩy mạnh áp dụng công nghệ để đảm bảo sự minh bạch và giám sát công bằng với các chủ thể nộp thuế trong lĩnh vực này. Về lâu dài, cùng với việc sửa đổi quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế, cần phát triển hệ thống tính thuế tự động gắn với không gian và thời gian thực của giao dịch trong nền kinh tế số…

PV

Sau gần 1 tháng xét xử sơ thẩm, ngày 17/10, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong “đại án” Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2. Trong vụ án này, các bi cáo bị truy tố về các tội danh “Lừa đảo chiềm đoạt tài sản” “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố cả 3 tội danh trên.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên thị trường trong nước và cả hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy, vấn đề này vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.

Ngày 17/10, nhiều du khách và người dân Đà Nẵng được tận mắt chứng kiến 5 chuyên cơ của hãng máy bay lừng danh thế giới Gulfstream tập kết tại sân bay Đà Nẵng. Đây là những chiếc máy bay thuộc hãng phi cơ sang trọng và đắt đỏ bậc nhất hành tinh, có hơn 60 năm thống trị ngành hàng không cao cấp với hơn 3.000 chuyên cơ phục vụ các tỷ phú đang được vận hành trên toàn thế giới.

Ngày 17/10, Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) cho biết Cơ quan CSĐT Công an huyện vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Thúy Hà (SN 1972, ngụ quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được quy định tại điều 174 Bộ Luật hình sự.

Tại trụ sở Công an tỉnh Khánh Hòa sáng nay (17/10), Ban Tổ chức Liên hoan Truyền hình, Phát thanh CAND lần thứ XIV – năm 2024 đã tổ chức cuộc họp báo dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Tổ chức, Thiếu tướng Đỗ Triệu Phong, Cục trưởng Cục Truyền thông CAND cùng hai Phó Trưởng Ban tổ chức, Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông CAND, Giám đốc Truyền hình ANTV và Đại tá Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.

Giá vàng trong nước tăng “đồng pha” với giá vàng thế giới do tình hình căng thẳng ở Trung Đông và tình hình ở Triều Tiên nóng rẫy. Giá vàng miếng SJC neo ở mức cao, còn vàng nhẫn liên tiếp lập đỉnh lịch sử.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文