Chữ ký số từ xa VNPT Smart CA “ chìa khóa” hình thành công dân số

18:34 12/12/2023

Mới đây, giải pháp chữ ký số từ xa VNPT SmartCA của Tập đoàn VNPT đã đạt giải Bạc giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam”. Đây không chỉ là một bước tiến lớn, mà còn là sự cam kết của VNPT giúp mỗi trở thành công dân số với điểm khởi đầu chính là sử dụng chữ ký số từ xa VNPT Smart CA.

VNPT SmartCA được tạo nên bởi tính sáng tạo, độc đáo và khác biệt

Năm 2021, vượt qua các kỳ kiểm tra nghiêm ngặt đến từ các đơn vị kiểm tra đến từ Châu Âu và sự đánh giá cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), VNPT đã trở thành đơn vị đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa tại Việt Nam với Thương hiệu VNPT SmartCA. VNPT SmartCA cũng là giải pháp đầu tiên tính đến thời điểm hiện tại làm chủ hoàn toàn 100% công nghệ lõi của sản phẩm, đặc biệt là đơn vị duy nhất nghiên cứu phát triển Module kích hoạt ký số - Signature Activation Module một thành phần cốt lõi trong giải pháp ký số từ xa mà hiện các doanh nghiệp khác đều sử dụng giải pháp mua của nước ngoài.

Khi sử dụng VNPT SmartCA giúp người dùng sở hữu chữ ký số, thực hiện xác thực ký số và quản lý, chia sẻ các tài liệu đã ký số ngay trên thiết bị di động cá nhân (SmartPhone/Tablet) một cách an toàn, thuận tiện, được pháp luật công nhận như chữ ký tay trong mọi giao dịch điện tử. Cho đến nay, chữ ký số VNPT SmartCA đã trở thành cụm từ quen thuộc với các tổ chức/doanh nghiệp và người dùng Việt Nam. 

Theo VNPT cho biết, sau hơn hai năm triển khai, tính đến nay, VNPT SmartCA đã đạt được trên 500,000 người dùng với hàng triệu lượt ký mỗi năm. Sở dĩ, VNPT SmartCA phát triển nhanh đến vậy phải kể đến việc VNNPT đã nỗ lực kết nối và tích hợp với hơn 450 ứng dụng khác nhau trong phải kể đến các Cổng dịch vụ công Quốc gia, Thuế Điện tử - TCT, Kho bạc nhà nước, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Xây dựng, Cổng dịch vụ công Bộ Công An, Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông, Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và các cổng dịch vụ công 57  tỉnh/TP, các hệ thống của các Ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và đặc biệt là các cơ sở giáo dục, y tế…

VNPT SmartCA “chìa khóa” trở thành công dân số 

Trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030, chính vì vậy, VNPT cũng mong muốn góp phần cùng chính phủ hiện thực hóa chủ trương mỗi người dân đều trở thành công dân số VNPT đã không ngừng nghiên cứu và phát triển về công nghệ và các chính sách ưu đãi cho người dân. 

Với sáng kiến cung cấp chữ ký số cho công dân bằng phương thức điện tử sử dụng eKYC giúp việc sở hữu 1 chữ ký số cá nhân trở nên dễ dàng, thuận tiện. VNPT cũng là đơn vị đầu tiên đạt đủ điều kiện về Quy trình, Công nghệ để xác thực định danh và cung cấp chữ ký số cho công dân bằng phương thức điện tử sử dụng eKYC. Song song với đó, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 130/2022, VNPT đã đang và sẽ tiếp tục cam kết cung cấp miễn phí toàn bộ chữ ký số cho Công dân khi thực hiện các giao dịch ký số với các thủ tục hành chính trên toàn bộ các Cổng dịch vụ Công Quốc Gia/Bộ ngành/ Tỉnh thành phố.

Đối với cá nhân/công dân sử dụng VNPT SmartCA có thể thay thế hoàn toàn chữ ký tay để giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính như đăng ký khai sinh, đăng ký tạm trú, tạm vắng, kết hôn, nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệm, nộp hồ sơ giáo dục hay nhập học cho con…trên các cổng dịch vụ Công…Chính vì vậy, VNPT SmartCA đã được đón nhận một cách tích cực trên toàn quốc với 18 MOU ký kết với các Sở TT&TT đồng hành cam kết triển khai miễn phí CKS công dân giao dịch các thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công.

Tại các tổ chức – doanh nghiệp, chữ ký số cá nhân của các Cán bộ/Nhân viên/Lãnh đạo  Tổ chức – Doanh nghiệp được sử dụng phổ biến trong các giao dịch trên môi trường điện tử giúp đảm bảo tính pháp lý và đã được ứng dụng mọi lĩnh vực trong đời sống Xã hội: Giáo dục, Y tế, Hành chính công, Quản trị doanh nghiệp, Giao kết hợp đồng,… 

Đặc biệt, trong các lĩnh vực Giáo dục, Y tế, chữ ký số VNPT SmartCA đã được hơn 200,000 Giáo viên, bác sỹ sử dụng trong các công việc chuyên môn nghiệp vụ: giáo án, học bạ điện tử,… đơn thuốc, bệnh án điện tử,… giúp tiết kiệm 85% thời gian và chi phí so với việc sử dụng hồ sơ giấy truyền thống đặc biệt là trong các hoạt động tạo, gửi, lưu trữ, tìm kiếm các hồ sơ trước đây.

Với việc sở hữu giải Bạc giải thưởng danh giá Make In Việt Nam, VNPT SmartCA sẽ là một sản phẩm Make In Việt Nam được phổ biến và có mặt trên điện thoại SmartPhone của mỗi người dân, đây sẽ là chìa khóa đưa người dân lên môi trường số từ đó mang lại giá trị thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển trong cả 03 lĩnh vực trụ cột của chuyển đổi số Quốc gia: Chính phủ số, Kinh tế số và đặc biệt là Xã hội số.

Nhằm đẩy mạnh triển khai thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, VNPT đang triển khai cấp gói chữ ký số miễn phí thời hạn 1 năm cho người dân khi đăng ký trải nghiệm dịch vụ trên portal https://bit.ly/cksmienphi hoặc liên hệ tổng đài miễn phí 18001260 để được hướng dẫn chi tiết.

PV

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文