Doanh nghiệp còn lúng túng trong chuyển đổi số

06:33 17/06/2024

Việt Nam có gần 900.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động nhưng phần lớn chưa sẵn sàng với chuyển đổi số. Trong khi đó, chuyển đổi số như “chìa khóa” để DN tăng hiệu quả, hội nhập.

Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm 2023 cũng nêu, đầu tư vốn cho hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Mức đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) so với GDP của Hệ sinh thái Việt Nam vẫn còn thấp và có xu hướng giảm. Năm 2023, con số được ghi nhận về mức đầu tư R&D so với GDP của Việt Nam là 0,4%, thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 66 toàn cầu, giảm 7 bậc so với năm ngoái, xếp hạng thấp hơn cả xếp hạng của năm 2021.

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của doanh nghiệp hiện nay.

Trong khi đó, các nước trong cùng khu vực đã có sự gia tăng về nguồn vốn đầu tư vào hoạt động này và nhanh chóng vươn lên trên bảng xếp hạng năm 2023 như: Thái Lan: 1,3% (tăng 4 hạng), Singapore 2,2% (tăng 3 hạng). Đáng chú ý, 75% DN được khảo sát trong báo cáo chưa được nhận thức đầy đủ về vai trò của đổi mới sáng tạo mở dẫn đến DN còn lúng túng trong nhiều khâu của đổi mới sáng tạo, trong đó có chuyển đổi số.

Theo bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), hiện nay, chính sách, chương trình hỗ trợ DN chuyển đổi số đã được ban hành khá đầy đủ. Các cơ quan chức năng đã xây dựng công cụ, nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyển đổi số, xây dựng và triển khai đào tạo chuyển đổi số cho DN, cho chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, cũng như triển khai hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho DN về chuyển đổi số…

Nhờ đó, có hơn 13.800 DN tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc được đào tạo trực tiếp về chuyển đổi số; gần 400 DN được hỗ trợ chuyên sâu xây dựng và triển khai lộ trình chuyển đổi số, 28 DN được đào tạo trực tiếp tại DN về chuyển đổi số. Song, bà Hương thông tin thêm, hiện nay, Việt Nam có gần 900.000 DN đang hoạt động và có trên 90% nhỏ và siêu nhỏ. Nhưng, theo khảo sát của Cục Phát triển doanh nghiệp, đa số DN chưa sẵn sàng với chuyển đổi số và chưa biết tìm kiếm kênh hỗ trợ cho chuyển đổi số ở đâu.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), đến nay, việc đưa công nghệ số vào áp dụng trong ngành dệt may vẫn còn khiêm tốn. Do đó, việc kết nối những nhà cung cấp có thế mạnh phát triển công nghệ, chuyên cung ứng giải pháp phần mềm đặc thù riêng cho ngành dệt may là yêu cầu cấp thiết đối với DN Việt Nam.

Ông Vương Đình Vũ, Giám đốc BuyMed, Hội Doanh nghiệp Dược Việt cho rằng, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho DN, giúp các khách hàng là khoảng hơn 30.000 nhà thuốc và phòng khám tiết kiệm 75% thời gian, 80% vốn lưu động và 50% chi phí vận chuyển. Song, ông Vũ cũng cho rằng, nhân tố chính sách và tiếp cận chính sách cũng là vấn đề lớn đối với các DN trong chuyển đổi số gắn với đổi mới sáng tạo.

Theo các chuyên gia, trong câu chuyện chuyển đổi số cuối cùng vẫn là vấn đề cần làm gì để gia tăng doanh số và tiết kiệm chi phí. Trên thực tế, với sự phát triển của công nghệ, DN đều có nhận thức về việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và nhiều DN đã triển khai trong hoạt động kinh doanh.

Ông Thái Xuân Biên, Công ty Thái Xuân Biên (Gia Lai) cho biết, sau sự hỗ trợ công nghệ từ Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID IPSC), ông đã đầu tư và dần dần triển khai hệ thống theo dõi truy xuất nguồn gốc, phần mềm quản lý DN và một trang web bán hàng. Các công nghệ này đã giúp công ty cải thiện hiệu suất, năng suất và dịch vụ khách hàng mà không tốn quá nhiều chi phí. Những thay đổi này cũng thể hiện cam kết của công ty đối với việc chuyển đổi số.

Để giải bài toán vấn đề chuyển đổi số, hỗ trợ DN, ông Đỗ Kế Công, Giám đốc Trung tâm chữ ký số và hợp đồng điện tử, Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông VNPT (Vinaphone) cho biết, VNPT đã xây dựng hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số phù hợp cho từng loại hình DN như hệ sinh thái hộ kinh doanh, giải pháp hóa đơn điện tử, chữ ký số từ xa VNPT smartCA, hay nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số cho DN onesme.vn… Các giải pháp này nhìn chung dễ sử dụng và dễ vận hành, rất phù hợp với các DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Về chữ ký số, ông Công cho biết, gói cước VNPT Smart CA New giúp người dân có thể sử dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử trên các nền tảng như Cổng dịch vụ công, một cửa điện tử, xác thực cá nhân trong các giao dịch chứng khoán, ngân hàng, hợp đồng điện tử, hợp đồng lao động, ký giáo án, bệnh án, thuế, hải quan… đảm bảo giá trị pháp lý và tiết giảm được chi phí đi lại, gặp gỡ trực tiếp để ký kết, không mất thời gian chuyển tài liệu giấy như trước đây. Đặc biệt, chữ ký số thể hiện đầy đủ ngày tháng, chi tiết thời điểm mà người dùng thực hiện thao tác ký, tăng cường bảo mật và đảm bảo an toàn cho các giao dịch.

Theo Cục Phát triển doanh nghiệp, năm 2024 - 2025, Chương trình hỗ trợ chuyển đối số do Cục Phát triển doanh nghiệp trực tiếp triển khai sẽ tập trung vào đào tạo chuyển đổi số chuyên sâu cho các DN. Cụ thể, Cục thực hiện đào tạo nhà lãnh đạo, trưởng bộ phận quản lý, đội ngũ chuyên gia tư vấn, đào tạo kỹ sư công nghệ số và người lao động. Bên cạnh đó, chương trình cũng thực hiện mở rộng tư vấn lộ trình triển khai chuyển đổi số cho DN, hỗ trợ kết nối DN với mạng lưới chuyên gia tư vấn.

Ngoài ra, Cục sẽ tập trung triển khai hỗ trợ giải pháp chuyển đối số theo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ phổ biến, ứng dụng giải pháp mã nguồn mở mini ERP cho DN; hỗ trợ các DN cung cấp công nghệ số tiếp cận thị trường, phát triển hoàn thiện các giải pháp, phần mềm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn an ninh mạng và bảo mật dữ liệu.

Phan Đức

Báo CAND đã đưa tin ban đầu về đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn do Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường chủ mưu cầm đầu vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp Văn phòng CSĐT triệt phá. Ngoài làm rõ cơ chế sở hữu chéo phức tạp với lợi ích chi phối rộng khắp của hệ sinh thái này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng phanh phui những khuất tất trong hoạt động tài chính kế toán của Công ty Rance Pharma và Hacofood, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỷ đồng.

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Chiều 13/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 21 công dân cư trú bất hợp pháp tại Campuchia. Các đối tượng này bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, đưa về Việt Nam qua cửa khẩu.

Trong lúc đang nằm ngủ với các con tại nhà riêng thì anh Q. bất ngờ bị vợ dùng dao cứa vào cổ. Thấy vậy, anh Q. chạy ra ngoài kêu cứu thì bị vợ đuổi theo chém nhiều nhát vào vùng đầu khiến anh Q. phải nhập viện cấp cứu.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文