Doanh nghiệp đã tìm thấy "cửa sáng" năm 2024

08:02 03/02/2024

Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2024, số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới tăng 24,8%, số DN gia nhập và tái gia nhập thị trường tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là điểm tích cực được ghi nhận trong tháng đầu tiên của năm 2024 và sự lạc quan đã quay trở lại, tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.

Tín hiệu tích cực

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), số lượng DN thành lập mới trong tháng đầu tiên của năm 2024 đạt 13.536 DN, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2023. Số DN gia nhập và tái gia nhập thị trường trong tháng đầu năm 2024 đạt 27.335 DN, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023, gấp hơn 1,3 lần mức bình quân DN gia nhập và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2018-2023 (20.891 DN).

Theo số liệu tổng hợp, đây là số DN gia nhập thị trường trong tháng đầu tiên của năm cao nhất từ trước đến nay, gấp 1,3 lần so với bình quân DN thành lập mới trong tháng 1 giai đoạn 2018-2023 (10.522 DN). Con số này tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2023. Điểm sáng thứ hai là quy mô vốn đăng ký bình quân của DN tiếp tục giữ đà phục hồi từ tháng 11 năm 2023, đạt 11,2 tỷ đồng/DN, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy các chính sách của Chính phủ giúp DN khơi thông nguồn vốn từ nửa cuối năm 2023 tiếp tục phát huy hiệu quả, tăng niềm tin cho DN khi quyết định bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh.

Cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí.

Cùng với đó, với nỗ lực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường XK, tìm kiếm những thị trường ngách, hàng hoá Việt Nam đã mở rộng được thị phần và đơn hàng khả quan hơn. Như ngành may mặc, đồ gỗ đã có đơn hàng trở lại. Bên cạnh đó, đà tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 tiếp tục được duy trì trong tháng đầu năm 2024 với mức tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước…

Theo Tổng cục Thống kê, số lượng DN thành lập mới năm 2024 dự báo tăng 2% so với 2023, đạt khoảng 162.500. Cùng với đó, triển vọng khoảng 68.000 DN quay lại hoạt động, tăng 16%. Như vậy, tổng cộng sẽ có thêm 230.500 DN gia nhập nền kinh tế năm 2024.

Nhìn nhận về xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Các chính sách hỗ trợ được ban hành năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn. Các động lực về đầu tư (đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài, đầu tư công, DN nhà nước), tiêu dùng, du lịch và XK tiếp tục tăng. Tuy nhiên, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn. Lạm phát có dấu hiệu chậm lại nhưng một số nền kinh tế lớn được dự báo vẫn duy trì thắt chặt tiền tệ. Do các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam vẫn phục hồi chậm, thiếu bền vững, tăng trưởng thấp trong khi cầu tiêu dùng yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, cùng đó diễn biến bất lợi của thế giới, khu vực dự báo sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư của Việt Nam.

Tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng cho thấy, ý kiến từ các DN cho rằng, để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ thì các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực hơn, đặc biệt trong việc đồng hành cùng DN tháo gỡ 5 khó khăn chính. Đó là khó khăn về đơn hàng, dòng tiền, về vốn vay, thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, hiện chúng ta có gần 920.000 DN đang hoạt động, tuy nhiên chủ yếu có quy mô nhỏ bé, với gần 98% là các DN có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Thời gian qua, các DN chưa kịp phục hồi hoàn toàn sau dịch bệnh COVID-19, lại tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của các bất ổn kinh tế, địa, chính trị thế giới. Do đó, với "sức khoẻ" Đã xuất cấp hơn 3,5 nghìn tấn gạo hỗ trợ Sóc Trăng dịp Tết còn yếu thì các DN khó có thể hấp thụ được nguồn vốn. Để trợ lực cho DN thì cần giải quyết vấn đề căn cơ, nguyên nhân gốc rễ thay vì xử lý vấn đề hiện tượng.

Vì vậy, để trợ lực cho DN, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần nhanh chóng tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN. Trong đó, cần tập trung giải quyết ngay những bất cập đã được DN phản ánh nhiều lần như quy định về kiểm tra chuyên ngành... Tiếp tục rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, kiên quyết không ban hành thêm các điều kiện không cần thiết, điều kiện kinh doanh dưới hình thức các tiêu chuẩn kỹ thuật làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời cần khẩn trương cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện cơ chế bảo vệ cho cán bộ công chức thi hành công vụ, dám đột phá, không vụ lợi tại Nghị định số 73/2023/NĐ-CP. Đây là điểm nghẽn quan trọng cần tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới.

Tiếp tục hỗ trợ DN giảm gánh nặng chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận vốn và các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước. Khẩn trương tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính như vấn đề hoàn thuế GTGT mà các DN phản ánh trong thời gian dài; rà soát, cắt giảm một số chi phí còn bất hợp lý so với thực tiễn hoạt động kinh doanh như: Chi phí kiểm dịch động vật, định mức chi phí tái chế, chi phí lưu kho bãi…; nghiên cứu chính sách giảm tỷ lệ đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống 1%. Hỗ trợ DN tiếp cận thị trường mới, đẩy mạnh XK và thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Hỗ trợ người lao động, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.

Lưu Hiệp

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文