Doanh nghiệp tái kích hoạt sản xuất để “sống chung với dịch”

08:25 23/09/2021

Dịch COVID -19 kéo dài trong nhiều tháng qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp (DN). Hàng loạt DN đã bị phá sản, ngưng hoạt động, hoặc tạm dừng sản xuất, kinh doanh để phục hồi “sức khỏe”, chờ cơ hội quay lại thị trường.

Tuy nhiên, chưa có dự báo nào cho thấy dịch COVID -19 sẽ được đầy lùi hoàn toàn và giải pháp sống còn hiện nay của DN là buộc phải “sống chung với dịch”. Với tâm thế đó, các DN đang loay hoay, tìm cách quản trị lại DN của mình để thích ứng với tình hình mới…

Nhận định về tình hình hoạt động của DN mình sau gần 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ”, ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty RYNAN Technologies, Chủ tịch Câu lạc bộ DN dẫn đầu (LBC) cho biết: Chi phí xét nghiệm cho người lao động (NLĐ) hiện đang là chi phí rất lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Để giảm bớt chi phí này cũng như kiểm soát được chặt chẽ tình trạng sức khỏe của NLĐ, ông đã nghiên cứu và áp dụng phương thức lấy mẫu xét nghiệm với tên gọi CNOK vào DN mình, kết quả đã đạt được rất tốt.

Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải tái kích hoạt sản xuất để chuẩn bị “sống chung với dịch”.

Cụ thể, Công ty RYNAN Technologies hiện có 350 nhân viên đang thực hiện "3 tại chỗ". Mỗi lần xét nghiệm mất hơn nửa ngày, tốn 60 triệu đồng/lần. Mỗi tháng trả chi phí xét nghiệm 240 triệu đồng và ngừng sản xuất mấy ngày. Tuy nhiên, với phương thức lấy mẫu xét nghiệm CNOK, Công ty RYNAN Technologies chỉ tốn khoảng 72,8 triệu đồng/tháng. Nếu thực hiện xét nghiệm dùng mẫu gộp hai (một kit test cho hai người) thì chi phí xét nghiệm chỉ còn lại là 36,4 triệu đồng/tháng. Đây là giải pháp giúp DN đang hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" và "1 cung đường, 2 điểm đến" phát hiện nhanh người bị nhiễm COVID-19 với độ chính xác tương đối cao mà cũng không phải dừng sản xuất để thực hiện. 

Nhiều DN hiện cũng còn đang loay hoay chưa biết phải ưu tiên vấn đề nào trước để tập trung đầu tư, nhằm chuẩn bị “sống chung với dịch” trong thời gian tới. Với vai trò là Chủ tịch Câu lạc bộ DN dẫn đầu, ông Nguyễn Thanh Mỹ cho rằng tùy tính chất đặc thù, ngành nghề, thị trường của từng DN cụ thể mà DN sẽ có cách quản trị lại cho phù hợp, để ưu tiên vấn đề nào trước. Như DN do ông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, có 3 dòng sản phẩm: Dòng sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài thì không bị ảnh hưởng, chỉ hơi chậm một chút do khâu vận chuyển, hải quan; Thị trường nội địa thì gần như không có doanh thu, chỉ có 1-2% so với như trước; còn dòng sản phẩm cung cấp cho ngành thực phẩm tươi thì phát triển nhanh.

Như vậy, sau gần 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ”, để tái sản xuất lại trong thời gian tới thì việc đầu tiên của DN là sắp xếp lại hiệu quả của DN mình. DN sẽ sàng lọc những việc không cần và người không cần. Vì thời gian qua, DN chỉ vận hành dưới 50% số lượng người. Đồng thời, DN sẽ ưu tiên liên hệ lại tất cả những khách hàng trong nước. Còn những chuyện khác thì dần phục hồi lại sau.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai – Chủ tịch Công ty tư vấn kinh doanh Hội nhập toàn cầu (GIBC) cho rằng: “DN nên có đánh giá lại toàn bộ “sức khỏe” nội tại của mình để quản trị hoạch định DN. Bởi, đây là giai đoạn hết sức quan trọng của bất cứ DN nào”. Ông Phạm Phú Ngọc Trai cho biết, qua khảo sát ý kiến của nhiều DN, đã rút ra được 5 vấn đề lớn cần đề xuất giải quyết. Thứ nhất, cần có chiến lược vaccin, đề nghị cho DN chủ động trong đăng ký vaccin để tiêm cho NLĐ của DN mình; thứ 2, quản lý y tế an toàn là của Nhà nước. Nhà nước ban hành quy trình, theo dõi kiểm tra và làm vấn đề về tuân thủ, nhưng việc quản trị, lo y tế cho DN để sản xuất an toàn là của DN.

Thứ 3, việc quản lý lưu thông, cần hỗ trợ cho DN chủ động khai báo. Nếu việc quản lý lưu thông mà được thống nhất, được kích hợp tốt giữa Nhà nước với DN thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Trong đó, DN chủ động hơn trong vấn đề về quản trị của mình để phục hồi lại sản xuất kinh doanh; thứ 4, nguồn lao động. Rủi ro rất lớn trong phục hồi sản xuất kinh doanh nếu DN không kết nối lại được với nguồn lao động. Vì vậy, chủ trương chính sách về an sinh hỗ trợ NLĐ của Nhà nước rất cần có sự tham gia của DN để cũng giải quyết vấn đề này; thứ 5, về tài chính, thuế… DN rất cần Nhà nước  hỗ trợ trong thời điểm khó khăn này.

Thúy Hà

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文