Doanh nghiệp xe buýt Hà Nội mong sớm được tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ

07:29 22/12/2021

Bắt đầu từ ngày 14/10, các tuyến buýt trên địa bàn Hà Nội bắt đầu hoạt động trở lại với tần suất phục vụ 50% biểu đồ chạy xe (tương đương với 50% số lượt theo từng chuyến). So với thời điểm bắt đầu hoạt động trở lại với lượng khách còn rất thưa thớt, đến nay, lượng khách đã tăng dần trên nhiều tuyến buýt.

Phụ xe Phùng Tuấn Linh, tuyến xe buýt số 1 cho biết, hành khách đều thực hiện thông điệp 5K, khai báo y tế qua quét mã QR hoặc khai báo thông tin để phụ xe ghi lại. Khách lên xe buýt phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay khi lên xe và hạn chế tiếp xúc, ngồi ở những vị trí đã được nhà xe sắp xếp, bố trí để đảm bảo giãn cách an toàn.

Ghi nhận thực tế cho thấy, trong các giờ cao điểm, có những tuyến, nhà xe phải từ chối nhận khách vì đã chở đủ người theo quy định phòng dịch. Còn trong giờ bình thường, một số tuyến buýt trên các trục đường chính như: Thanh Xuân -  Nguyễn Trãi – Trần Phú (Hà Đông hoặc trục đường Cầu Giấy - Hồ Tùng Mậu – Nhổn, lượng khách vẫn rất đông và nhiều người phải chờ từ 2-3 lượt mới đón được xe. Cũng vào giờ cao điểm, có thời điểm nhà xe phải từ chối phục vụ vì trên xe đã đủ 50% số hành khách được vận chuyển theo nguyên tắc phòng dịch. Hành khách phải chờ lượt xe tiếp theo.

Lượng hành khách đi lại bằng xe buýt giảm hẳn so với thời gian trước.

Thông tin từ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, tổng lượt xe vận chuyển năm 2021 ước đạt 2,35 triệu lượt xe, chỉ bằng 63,6% kế hoạch. Cùng với đó, sản lượng hành khách vé lượt ước đạt hơn 11,9 triệu khách, bằng 25,5% kế hoạch. Sản lượng tem vé tháng được phân bổ cũng chỉ đạt 25,7% kế hoạch. Mặc dù Tổng công ty đã triển khai áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục được việc giảm sản lượng và doanh thu do tác động của đại dịch COVID-19 nặng nề hơn so với năm 2020.

Chia sẻ thêm về khó khăn, lãnh đaọ Transerco cho hay, việc hạn chế hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn và giãn cách xã hội để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo yêu cầu của Thành phố. Từ ngày 7/6 đến 18/7/2021, tổng công ty đã giảm tần suất dịch vụ xe buýt xuống chỉ bằng 85% và từ ngày 19/7 đến 23/7/2021, tiếp tục giảm tần suất xe buýt xuống còn 50%; từ ngày 24/7 đến 13/10/2021, toàn bộ hoạt động bằng xe buýt đã phải tạm dừng hoạt động theo chỉ thị cách ly xã hội toàn thành phố. Sau khi được khôi phục hoạt động trở lại từ ngày 14/10/2021 thì các tuyến buýt cũng chỉ được vận hành không quá 50% chuyến lượt so với bình thường.

Dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát mạnh và có nhiều diễn biến phức tạp hơn so với năm 2020 dẫn đến nhu cầu đi lại bằng xe buýt giảm sâu so với kế hoạch dự kiến. Cụ thể, sự bùng phát của dịch COVID-19 đợt 3 từ đầu tháng 2/2021 và đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4 từ đầu tháng 6 đến nay gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xe buýt. Sản lượng hành khách đi lại bằng xe buýt giảm hẳn so với thời gian trước. Người dân có tâm lý hạn chế đi lại do dịch bệnh vẫn còn có các ca mắc mới trong cộng đồng.

Bên cạnh việc dịch vụ xe buýt bị dừng hoạt động gần 3 tháng và khi hoạt động trở lại thì tần suất bị cắt giảm 50% và yêu cầu về việc hạn chế hạn chế số lượng hành khách trên xe (không quá 50% sức chứa và không quá 20 hành khách tại một thời điểm), thời gian chờ đợi và đi lại bằng xe buýt bị kéo dài cũng làm nhiều người chuyển từ xe buýt sang phương tiện cá nhân làm sản lượng hành khách vận chuyển giảm mạnh.

Ngoài ra, các chỉ tiêu doanh thu kế hoạch, dự toán khi xây dựng cho các tuyến buýt đấu thầu chưa tính đến ảnh hưởng của chính sách miễn phí vé xe buýt cho đối tượng người cao tuổi theo Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND cũng là một yếu tố làm doanh thu thực hiện giảm sâu so với kế hoạch thầu.

Trên cơ sở thực tiễn năm 2021 và ảnh hưởng nặng nề, bất khả kháng của dịch COVID-19 đến kết quả thực hiện năm 2021 đối với hoạt động xe buýt. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội đề nghị Trung tâm Quản lý giao thông công cộng quan tâm, tiếp tục hỗ trợ Tổng công ty về hoạt động chuyên môn để đảm bảo chất lượng của hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; báo cáo Sở Giao thông vận tải để trình thành phố xem xét tháo gỡ khó khăn và có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp do nguyên nhân bất khả kháng ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Đ.Nhật

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文