Hơn 60% người phải vay mượn để đi lao động xuất khẩu

07:55 19/12/2015
Qua khảo sát đối với lao động trước xuất cảnh trong năm 2015, ba phần tư trong số hơn 1.000 người lao động được phỏng vấn cho biết, họ phải vay mượn tiền để chi trả các loại chi phí để có thể đi lao động nước ngoài.


Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã bị trừ điểm xếp hạng khi người lao động “tố” thu phí cao, là thông tin được Hiệp hội Xuất khẩu Việt Nam (VAMAS) đưa ra tại lễ công bố bảng xếp hạng mới nhất các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài vào sáng 18-12, tại Hà Nội, đúng dịp kỷ niệm Ngày người di cư quốc tế.

Theo bảng xếp hạng, gần 1/3 doanh nghiệp đạt 5 sao trên tổng số 6 sao và không có doanh nghiệp nào được xếp hạng tối đa. Với sự hỗ trợ của ILO và Chính phủ Australia, bảng xếp hạng năm 2015 đã đánh giá 66 doanh nghiệp tuyển dụng của Việt Nam trên cơ sở tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử của VAMAS. 

Các doanh nghiệp được đánh giá xếp hạng cao đã và đang thực hiện tốt hơn chất lượng dịch vụ như giảm chi phí, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trước khi đi và bảo vệ người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài.

Đây không phải là lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng doanh nghiệp XKLĐ. Bộ quy tắc ứng xử  được ban hành năm 2010 và việc xếp hạng thực hiện các quy tắc đã được ILO hỗ trợ từ năm 2012, trong khuôn khổ chương trình tăng cường quản trị di cư lao động trong khu vực ASEAN. 

Người đi xuất khẩu lao động luôn mong muốn giảm chi phí làm thủ tục. Ảnh: Thu Uyên.

Việc xếp hạng này nhằm cải thiện việc thực hiện Bộ quy tắc và trách nhiệm của các đơn vị tuyển dụng. Ngoài ra, việc xếp hạng cũng khuyến khích tuân thủ luật pháp Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ người lao động di cư tốt hơn. 

Tuy nhiên đến năm nay là năm thứ ba công bố bảng xếp hạng, số lượng doanh nghiệp tham gia cũng chỉ đến 66 doanh nghiệp trong tổng số trên 240 doanh nghiệp XKLĐ có giấy phép. Mặc dù theo VAMAS thì số doanh nghiệp XKLĐ tham gia đã tăng gấp ba lần so với lần đầu tiên. 

Câu hỏi đặt ra là vì sao phần lớn doanh nghiệp còn lại chưa tham gia đánh giá xếp loại, trong khi doanh nghiệp hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là loại hình doanh nghiệp có điều kiện, liên quan đến quyền lợi và sự an toàn của người lao động Việt Nam ở trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ hợp tác lao động.

Trong khi đó, theo ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho PV Báo CAND biết: “Di cư lao động sẽ tiếp tục là một vấn đề quan trọng mà Việt Nam cần phải giải quyết tốt để hướng tới thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững”. 

Chương trình nghị sự toàn cầu mới được thông qua này hướng tới việc bảo vệ tất cả người lao động, kể cả lao động di cư tại Mục tiêu số 8 và triển khai các chính sách quản lý di cư tốt tại Mục tiêu số 10. Cùng với đó, người lao động di cư dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người và lao động cưỡng bức trong quá trình di cư. 

Tuy nhiên, tính dễ bị tổn thương này có thể giảm xuống nếu họ lựa chọn di cư theo các kênh được quản lý tốt, và thông qua một doanh nghiệp tuyển dụng có xếp hạng cao bởi một hệ thống xếp hạng uy tín là mục tiêu mà ILO đặt ra khi đưa ra các nguyên tắc trong Bộ Quy tắc ứng xử áp dụng cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài của VAMAS từ năm 2010.

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch VAMAS cho biết, các doanh nghiệp tham gia giám sát, đánh giá đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hơn các quy chế hoạt động hướng theo chuẩn mực của Bộ quy tắc ứng xử. Đã xuất hiện một số điển hình tốt nhằm giảm chi phí cho lao động di cư, đã có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kỹ năng cho người lao động trước khi xuất cảnh, quản lý lao động khi ở nước ngoài và hỗ trợ lao động về nước. 

“Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lẽ ra đã được xếp hạng ở mức cao hơn, nhưng đã mất khá nhiều điểm do người lao động phàn nàn về các mức phí cao”, ông Trào cho biết thêm.

Không ít doanh nghiệp vẫn lạm thu của người đi xuất khẩu lao động. (Ảnh minh họa)

Theo đánh giá của VAMAS, các doanh nghiệp tuyển dụng tham gia thực hiện và giám sát Bộ quy tắc ứng xử càng sớm thì càng cho thấy có những chuyển biến rõ rệt hơn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho lao động di cư. 

Ông Nguyễn Quang Anh, Tổng Giám đốc VINAINCOMEX, doanh nghiệp vừa đạt xếp hạng 5 sao, chia sẻ: Từ những phương thức áp dụng trong Bộ quy tắc ứng xử, công ty cũng đã được các đối tác tin tưởng đầu tư các thiết bị giảng dạy và đào tạo nghề để đào tạo trực tiếp người lao động tại Việt Nam, giúp cho người lao động vững tay nghề khi sang nước ngoài làm việc, giảm thiểu rủi ro cho người lao động.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch VAMAS, quy trình đánh giá vẫn còn nhiều điểm có thể cải thiện trong những năm tới. Nếu thời gian đầu, quá trình đánh giá quan tâm nhiều hơn đến thưởng điểm cho doanh nghiệp có mô hình tốt, thì tới đây, đồng thời sẽ áp dụng bảng điểm trừ để trừ điểm doanh nghiệp chưa nỗ lực trong hoàn thiện các quy chế, cơ chế cụ thể trên cơ sở Bộ quy tắc ứng xử nhằm thúc đẩy sự chuyển biến về chất trong hoạt động của doanh nghiệp. 

Việc triển khai thực hiện Bộ quy tắc và giám sát đánh giá kết quả thực hiện cần thu hút sự tham gia, phối hợp đồng bộ của nhiều bên, bao gồm hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra kiểm tra về lao động, các ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức xã hội khác. Năm nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia vào quy trình này. 

Theo khảo sát đối với lao động trước xuất cảnh do VAMAS thực hiện năm 2015, ba phần tư trong số hơn 1.000 người lao động được phỏng vấn cho biết, họ phải vay mượn tiền để chi trả các loại chi phí để có thể đi lao động nước ngoài.

Nguyên Minh

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文