Phù phép giấy tờ cho sản phẩm phân bón, 3 cán bộ vào vòng lao lý

08:59 12/01/2016
Ngày 11-1, cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã hoàn tất hồ sơ vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong hoạt động cấp giấy chứng nhận hợp quy phân bón của Trung tâm Khảo nghiệm phân bón Quốc gia xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh. Đồng thời chuyển hồ sơ đến Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 3 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.


3 bị can gồm: Phạm Trung Hòa (44 tuổi, trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc Trung tâm; Vũ Tuấn Linh (41 tuổi, trú tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội), nguyên Phó trưởng phòng và Phan Thị Quỳnh Hương (46 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội), nguyên cán bộ Trung tâm.

Theo Kết luận điều tra, Trung tâm Khảo nghiệm phân bón (KNPB) trực thuộc Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, được thành lập năm 2012, do ông Vũ Tiến Thành làm Giám đốc. Trung tâm KNPB có chức năng chỉ định hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận hợp quy chất lượng phân bón. Từ ngày 15-6-2013 đến 13-4-2014, Trung tâm KNPB do ông Phạm Trung Hòa làm Phó Giám đốc phụ trách, cùng với Vũ Tuấn Linh và Phan Thị Quỳnh Hương chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các hoạt động chứng nhận chất lượng và khảo nghiệm phân bón.

Phân bón giả gây hậu quả nghiêm trọng với sản xuất.

Từ tháng 12-2012 đến tháng 1-2014, Trung tâm KNPB đã làm thủ tục và cấp giấy chứng nhận chất lượng hợp quy cho 815 sản phẩm phân bón của 78 công ty. Quy trình thực hiện, các cá nhân thuộc Trung tâm KNPB đã để xảy ra nhiều sai phạm. 

Vũ Tuấn Linh và Phan Thị Quỳnh Hương đã không tiến hành đánh giá thực tế điều kiện sản xuất, không lấy mẫu đối với 118 sản phẩm của 30 công ty; 48 công ty không đánh giá quy trình về điều kiện sản xuất, không lấy mẫu, hoặc lấy mẫu không đủ. Phạm Trung Hòa biết Linh và Hương thực hiện không đúng quy trình, quy định nhưng vẫn ký giấy chứng nhận chất lượng cho các sản phẩm phân bón.

Cơ quan An ninh điều tra xác định, trong số 815 sản phẩm phân bón, các bị can đã cấp giấy chứng nhận hợp quy cho 111 sản phẩm không có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; các bị can đã sử dụng phương thức áp dụng đối với phân bón sản xuất trong nước để chứng nhận chất lượng cho phân bón nhập khẩu đối với hơn 530 sản phẩm phân bón. 

Các bị can còn được các doanh nghiệp trả thêm hơn 353 triệu đồng ngoài nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong đó bị can Hòa hưởng lợi 35 triệu đồng, Linh 45 triệu đồng, Hương 35 triệu đồng, số tiền còn lại được các bị can chi tiêu và sử dụng dụng cho nhiều hoạt động khác liên quanh đến việc cấp giấy chứng nhận chất lượng.

Cơ quan An ninh điều tra còn làm rõ, năm 2011, một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng với Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia - tiền thân của Trung tâm KNPB để thực hiện việc khảo nghiệm cho các sản phẩm phân bón. Một số cá nhân thuộc đơn vị này đã thực hiện không đúng quy định về việc khảo nghiệm phân bón nhưng vẫn cấp chứng nhận cho 16 loại phân bón mới. Các sản phẩm này sau đó đã được các doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 2014, Bộ NN&PTNT qua thanh tra phát hiện có sai phạm và kết luận 16 sản phẩm phân bón chưa được tiến hành khảo nghiệm nên loại khỏi danh mục phân bón được sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Phân bón giả, kém chất lượng gây thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm

Tháng 10-2015, tại Hội nghị toàn quốc về phòng chống phân bón giả tổ chức tại Hà Nội cho biết, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng hoành hành đã gây thiệt hại cho nền nông nghiệp Việt Nam cả tỉ USD mỗi năm. 

Báo cáo của Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương vào tháng 2-2015, kết quả phòng chống phân bón giả, kém chất lượng cho biết, cơ quan chức năng đã điều tra 3000 vụ, xử lý gần 900 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 10,6 tỉ đồng, tạm giữ gần 227.000kg…, trị giá tang vật hơn 10 tỉ đồng.

Đào Minh Khoa

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文