Hải quan Việt Nam tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá

21:00 06/09/2023

Ngày 6/9, Tạp chí Hải quan tổ chức Diễn đàn thường niên Hải quan- Doanh nghiệp năm 2023 với chủ đề “Hải quan Việt Nam: Tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá”.

Triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi

Diễn đàn thường niên Hải quan- Doanh nghiệp 2023 nhằm ghi nhận sự tham gia, đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình cải cách, hiện đại hóa hải quan; xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật về hải quan của doanh nghiệp. Đây cũng là dịp để ngành Hải quan đưa ra thông điệp về tiếp tục cải cách hiện đại hóa, phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2023; Hải quan Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động tạo thuận lợi thương mại và logistics phát triển.

Phiên thảo luận tại diễn đàn.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, hướng tới mục tiêu xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới; dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan thông minh.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết, ngành Hải quan xác định công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, qua đó tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá, tiếp tục đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường.

Thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ, ngành Hải quan tiếp tục rà soát, bổ sung sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

“Ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 123/QĐ-TCHQ ngày 31/1/2023 về việc giao chỉ tiêu cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại năm 2023. Theo đó, chúng tôi đã giao 10 nhóm chỉ tiêu cải cách đi kèm là các giải pháp để thực hiện. Trong đó, đáng chú ý là giảm 5% tỷ lệ tờ khai luồng Đỏ, giảm 10% tỷ lệ tờ khai luồng Vàng; giảm 10% thời gian thông quan, giải phóng hàng; tăng 20% số lượng doanh nghiệp tự nguyện tham gia Chương trình hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan so với năm 2022...”, ông Hoàng Việt Cường nhấn mạnh.

Ông Ratchapol Thanawarith: mức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đã cải thiện từ mức tuân thủ trung bình lên mức tuân thủ cao khi tham gia chương trình.

Một chương trình khác đã triển khai nhiều năm- Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên về hải quan- đã cho thấy những hiệu quả tích cực trong tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua thời gian thí điểm từ năm 2011, triển khai chính thức từ năm 2014, tính hết năm 2022, cả nước có tất cả 74 doanh nghiệp đang được áp dụng chế độ Doanh nghiệp ưu tiên.

“Đặc biệt đầu năm 2023, Tổng cục Hải quan đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên với Hải quan các nước thành viên ASEAN. Đây là thỏa thuận về doanh nghiệp ưu tiên đầu tiên với nước ngoài mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế. Theo định hướng đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp ưu tiên trên cơ sở khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) để mở rộng đối tượng tham gia và tiếp tục thúc đẩy triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên giữa Hải quan Việt Nam và hải quan các nước đối tác quan trọng trên thế giới”, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh.

Nhấn mạnh đến việc triển khai Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết từ năm 2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định về việc triển khai thực hiện Chương trình. Năm 2023, Chương trình đã được đẩy mạnh tại các cục Hải quan địa phương với hàng loạt bản ghi nhớ được ký kết giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Đây là một hoạt động thiết thực, là hoạt động mà ít cơ quan quản lý thực hiện.

Đồng hành là bảo vệ doanh nghiệp

Với những lợi ích thiết thực, Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của doanh nghiệp đối với việc tuân thủ pháp luật. Trong thời gian tới, ngành Hải quan sẽ xem xét mở rộng đối tượng để thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia và hưởng thụ chính sách. “Chúng tôi đặt mục tiêu sau 2 năm triển khai sẽ có 100% doanh nghiệp tham gia chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật ở mức 2 (tuân thủ cao), mức 3 (tuân thủ trung bình). Và sau 5 năm thực hiện chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ mức 2, mức 3 đạt trên 20% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu”, ông Hoàng Việt Cường nói.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cũng khẳng định, đồng hành cùng doanh nghiệp cũng chính là bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới đã và đang diễn biến hết sức phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường. Ngành Hải quan xác định cùng với tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Ngành cũng tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Toàn cảnh diễn đàn.

Để sự đồng hành Hải quan- Doanh nghiệp ngày càng hiệu quả ngoài nỗ lực của ngành Hải quan, không thể thiếu sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, các Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. “Do đó, ngành Hải quan mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục phối hợp, hưởng ứng cùng cơ quan Hải quan phát triển phong phú hơn các hoạt động đối tác Hải quan- Doanh nghiệp. Sự đồng hành, năng động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng để tạo nên sự thành công, phát triển”, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nói.

Thay mặt Ban tổ chức, Tổng Biên tập Tạp chí Hải quan Vũ Thị Ánh Hồng cho biết: Diễn đàn là một hoạt động thiết thực nhằm nhìn lại bức tranh toàn cảnh mà ngành Hải quan đã và đang thực hiện, đánh giá những thuận lợi và khó khăn cũng như thảo luận đề ra các giải pháp triển khai trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn nữa.

Biểu dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu, tích cực tham gia “Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan”.

Tại diễn đàn, diễn ra 2 phiên thảo luận, "Hải quan nỗ lực cải cách, tạo thuận lợi thương mại” và “Chung tay xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật về hải quan”. Theo đó, các chuyên gia, doanh nghiệp và đại diện Hải quan đã trao đổi về việc hoàn thiện thể chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá; xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin hỗ trợ các yêu cầu quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, hướng tới Hải quan số, Hải quan thông minh. Ghi nhận tham gia đóng góp ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành, hiệp hội doanh nghiệp để hoàn thiện pháp luật. Đồng thời, đánh giá, hoàn thiện chính sách về Doanh nghiệp ưu tiên, nâng cao trách nhiệm và quyền lợi Doanh nghiệp ưu tiên, được công nhận lẫn nhau trong nước và quốc tế... Đánh giá về “Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan”.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, ngành hải quan tiên phong trong cải cách hiện đại hoá, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tuân thủ pháp luật Hải quan. Hiện, sự tương tác của Hải quan- doanh nghiệp về thông tin XNK rất hiệu quả, ngành Hải quan đã coi doanh nghiệp là đối tác, được giám sát, hợp tác với nhau để thực thi pháp luật về hải quan, tạo thuận lợi trong thông thương, tuân thủ pháp luật về hải quan nói riêng và pháp luật nói chung.

Thông tin tại Diễn đàn, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Nguyễn Nhất Kha cho biết, kết quả triển khai trong giai đoạn 1 có 213 doanh nghiệp tham gia chương trình tại 35 cục hải quan tỉnh, thành phố. Việc triển khai chương trình mang lại lợi ích cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Đối với cơ quan Hải quan đã hình thành bộ máy 3 cấp từ Tổng cục, cục hải quan, chi cục hải quan với lực lượng cán bộ chuyên trách 123 cán bộ để theo dõi, trợ giúp doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Hơn 153 các kiến nghị, vướng mắc của nhóm doanh nghiệp này được hướng dẫn, giải đáp, đạt tỷ lệ 100%.

Ông Nguyễn Nhất Kha cho hay, qua giai đoạn đầu triển khai đã có hơn 70 doanh nghiệp trong tổng số 213 doanh nghiệp tham gia chương trình được nâng hạng mức độ tuân thủ (từ mức, 3, 4 lên mức độ 2).

Đặc biệt, với những doanh nghiệp tham gia chương trình được hưởng các lợi ích thiết thực trong việc được giảm tỷ lệ kiểm tra, hỗ trọ làm thủ tục hải quan thuận lợi, chủ động phòng tránh các vi phạm trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu.

Đánh giá cao Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, ông Ratchapol Thanawarith, đại diện Công ty TNHH Giấy KRAFT VINA cho biết, sau khi trở thành thành viên chương trình, doanh nghiệp đã được hưởng nhiều lợi ích khác biệt với các doanh nghiệp thông thường khác. Doanh nghiệp được Cục Hải quan Bình Dương tư vấn, hướng dẫn giải quyết 100% các đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp, đảm bảo nhanh chóng kịp thời giúp doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc phát sinh.

“Kết quả mức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đã cải thiện từ mức tuân thủ trung bình lên mức tuân thủ cao khi tham gia chương trình”, ông Ratchapol Thanawarith chia sẻ và cho biết thêm, việc tham gia chương trình trước hết đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Do vậy, các doanh nghiệp vừa có lợi ích vừa có nghĩa vụ chấp hành đúng pháp luật, bằng việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan Hải quan để đánh giá thực trạng, chỉ rõ các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ, từ đó có kế hoạch cụ thể để từng bước cải thiện, nâng cao mức tuân thủ.

Đánh giá cao Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, ông Ratchapol Thanawarith, đại diện Công ty TNHH Giấy KRAFT VINA cho biết, sau khi trở thành thành viên chương trình, doanh nghiệp đã được hưởng nhiều lợi ích khác biệt với các doanh nghiệp thông thường khác. Doanh nghiệp được Cục Hải quan Bình Dương tư vấn, hướng dẫn giải quyết 100% các đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp, đảm bảo nhanh chóng kịp thời giúp doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc phát sinh.

“Kết quả mức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp đã cải thiện từ mức tuân thủ trung bình lên mức tuân thủ cao khi tham gia chương trình”, ông Ratchapol Thanawarith chia sẻ và cho biết thêm, việc tham gia chương trình trước hết đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước; tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Do vậy, các doanh nghiệp vừa có lợi ích vừa có nghĩa vụ chấp hành đúng pháp luật, bằng việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan Hải quan để đánh giá thực trạng, chỉ rõ các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ, từ đó có kế hoạch cụ thể để từng bước cải thiện, nâng cao mức tuân thủ.

Cũng theo ông Ratchapol Thanawarith, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, giải thích cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia chương trình là rất cần thiết. Về phía doanh nghiệp cũng cần nâng cao nhận thức, tự nguyện tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về hải quan nói riêng để trở thành văn hóa tuân thủ pháp luật hải quan như diễn đàn năm nay đã đề cập.

Trong khuôn khổ diễn đàn, Tổng cục Hải quan lựa chọn, biểu dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu, tích cực tham gia “Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan”.

10 doanh nghiệp tiêu biểu gồm: Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam); Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Thái Tân; Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú; Công ty CP 28 Đà Nẵng; Công ty Cổ phần Frit Huế; Công ty TNHH Giấy KRAFT VINA; Công ty TNHH Chế tạo động cơ Zongshen Việt Nam; Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Liên hợp Việt Nam; Công Ty TNHH Uti Vina; Công ty LD TNHH Nippon Express (Việt Nam).

Lưu Hiệp

Ngày 25/12, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2). Sang ngày xét xử thứ hai, Hội đồng xét xử dành thời gian cho các bị cáo và luật sư bào chữa cho các bị cáo tranh luận với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa.

Sáng mai (26/12), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) về việc xin giảm nhẹ hình phạt tù và xin giảm trách nhiệm bồi thường dân sự trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng đã được Chính phủ ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12. Một trong những điểm mới của Nghị định này là quy định về việc người dùng mạng xã hội phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文