HDBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng xanh, góp phần ổn định nền kinh tế

12:17 01/06/2022

Ngoài việc hội nhập kinh tế toàn cầu bằng các ký kết hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, sáng kiến “Chính sách khí hậu Việt Nam” cùng Đại học Harvard… HDBank còn liên tục thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ người dân, doanh nghiệp địa phương, góp phần ổn định nền kinh tế với nhiều chương trình thiết thực.

Nổi bật với các ký kết toàn cầu

Tháng 5/2022, nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN tại Washington D.C, IFC và HDBank đã ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác chiến lược, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm tài trợ chuỗi nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ký kết giúp HDBank xây dựng danh mục tài trợ chuỗi cung ứng lên tới 1 tỷ USD trong 3 năm tới; Đồng thời phát triển danh mục Tài trợ chuỗi (SCF) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tài trợ cho nhà cung cấp và nhà phân phối. Sự hỗ trợ này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tận dụng các cơ hội mới trong giao thương và cải thiện tính liên kết với các chuỗi cung ứng chính thức, góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

HDBank tài trợ phát triển bền vững  miền Tây Nam bộ - ảnh: Đ.H.Đ

Cũng tại chuyến thăm, HDBank và Tập đoàn SOVICO đã có cuộc họp chính thức với đoàn công tác của Ngài John Kerry – Đặc phái viên của Tổng thống Joe Biden về Biến đổi Khí hậu. Lãnh đạo Trường Harvard Kennedy cũng thông báo hợp tác cùng SOVICO xây dựng và tài trợ chương trình “Sáng kiến ​​Chính sách Khí hậu Việt Nam”. Dự án này sẽ tập trung vào nghiên cứu và đào tạo về khả năng phục hồi của các thành phố Việt Nam trước những biến đổi khí hậu và phát triển năng lượng tái tạo.

Trước đó, tháng 4/2022, HDBank và IFC đã ký kết Thỏa thuận khung tài trợ thương mại GTFP (Global Trade Finance Program) trong nỗ lực chung về tăng cường tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam, cũng như tăng cường vào việc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm 2021, IFC đã giải ngân khoản vay dài hạn 70 triệu USD để hỗ trợ HDBank tài trợ cho lĩnh vực năng lượng tái tạo. IFC cũng đã đầu tư 95 triệu USD vào trái phiếu quốc tế chuyển đổi do HDBank phát hành với mục đích tạo nguồn hỗ trợ HDBank tăng cường cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện tổng giá trị giải ngân hợp tác giữa IFC và HDBank đã đạt hơn 200 triệu USD và đang tiếp tục gia tăng, phát triển trong thời gian tới.

Ngân hàng xanh ổn định nền kinh tế

Xác định chuỗi nông nghiệp là một ngành mục tiêu quan trọng, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao và xanh, trong năm 2022, HDBank tiếp tục là ngân hàng thương mại dẫn đầu trong tín dụng xanh, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững với nhiều ưu đãi thiết thực.

Ngày 29/5, tại Hội nghị “Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam” lần thứ 4 tổ chức tại Sơn La, HDBank tích cực cùng ngành ngân hàng chung tay hướng về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Theo đó, HDBank và ngành ngân hàng đã triển khai rất nhiều chính sách về vốn tín dụng cho lĩnh vực tam nông. Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã tích cực đưa ra các chương trình vay vốn nông nghiệp, hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn tín dụng chính thức.

Truớc đó, trong chuyến thăm của Chủ tịch nước đến các tỉnh miền Tây, HDBank cũng tiếp tục các hoạt động đẩy mạnh công nghệ số và nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Nam bộ. HDBank đã trao tặng kinh phí xây dựng thư viện số và Quỹ Học bổng khuyến học tại các cơ sở giáo dục của tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ với tổng trị giá 5,2 tỷ đồng nhằm khuyến khích, đào tạo, phát triển nhân lực kỷ nguyên số, phát huy tiềm năng vùng nông sản lớn nhất nước và ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương. Bên cạnh các hoạt động thiện nguyện, HDBank luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Với mạng lưới hơn 40 điểm giao dịch có mặt tại đây, HDBank đang tập trung hỗ trợ các nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; thúc đẩy các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của địa bàn và góp phần thúc đẩy phát triển nhanh nền kinh tế địa phương, mang đến những sản phẩm dịch vụ tài chính văn minh và tiện lợi cho bà con.

  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chứng kiến IFC, HDBank ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu - ảnh TTX

Là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong tín dụng phát triển nông nghiệp, từ nhiều năm nay, HDBank đã xây dựng, phát triển sản phẩm cho vay dành riêng cho nông nghiệp, thời hạn vay và phương thức trả nợ linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế gia đình.

Đặc biệt, nhằm giúp doanh nghiệp và bà con tiếp cận dễ dàng các sản phẩm dịch vụ, các gói vay ưu đãi, hướng đến hoàn thiện hệ thống Ngân hàng số hạnh phúc, HDBank đã triển khai dự án website tại 63 tỉnh, thành, giúp khách hàng dễ dàng kết nối và giao dịch mọi lúc, mọi nơi.

Ngoài ra, HDBank cũng là ngân hàng tiên phong đi đầu phát động thực thi chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về tín dụng xanh, xây dựng thành công mô hình ngân hàng xanh với việc tài trợ hàng trăm triệu USD cho nhiều dự án năng lượng tái tạo và tài trợ hàng chục nghìn tỷ đồng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ngoài những chương trình ưu đãi cho nông nghiệp, trong năm 2022, HDBank triển khai nhiều gói tín dụng chuyên biệt cho nhiều đối tượng khách hàng như khách hàng có nguồn thu nhập từ hoạt động kinh tế biển, các doanh nghiệp vay trả lương cho cán bộ nhân viên, các doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ...

Trong hành trình 32 năm tạo dựng thành công cho hàng triệu khách hàng trên cả nước, HDBank luôn đồng hành cùng cộng đồng xã hội qua các chương trình thiện nguyện ý nghĩa đến những hoàn cảnh, những vùng miền vẫn còn khó khăn để “chắp cánh yêu thương”... Đó cũng là một phần của triết lý phát triển bền vững, xây dựng HDBank - Happy Digital Bank- Ngân hàng xanh, Ngân hàng số phát triển vì hạnh phúc của mỗi gia đình.

PV

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文