Nậm Pồ khởi sắc với những chính sách phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

12:51 01/12/2024

Ngày 30/11/2024, cửa hàng rau, củ, quả, thực phẩm sạch đầu tiên của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Si Pa Phin, huyện biên giới Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã chính thức khai trương, mở bán tại TP Điện Biên Phủ. Cùng với những bản du lịch cộng đồng nổi tiếng như Nà Sự, Nậm Pồ đã và đang trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Những đổi thay đó chính là nhờ sự quyết liệt trong đổi mới chính sách, “trải thảm đỏ” thu hút các nhà đầu tư để đổi thay mảnh đất vùng biên của chính quyền địa phương tỉnh Điện Biên nói chung, huyện Nậm Pồ nói riêng.

Mỗi xã một sản phẩm OCOP

Huyện Nậm Pồ được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên. Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm: Chà Cang, Chà Nưa, Chà Tở, Na Cô Sa, Nà Bủng, Nà Hỳ (huyện lỵ), Nà Khoa, Nậm Chua, Nậm Khăn, Nậm Nhừ, Nậm Tin, Pa Tần, Phìn Hồ, Si Pa Phìn, Vàng Đán. Thành lập từ năm 2012, trên cơ sở sáp nhập 10 xã của huyện biên giới Mường Nhé và 5 xã của huyện Mường Chà, với diện tích  rộng hơn 149 ha, dân số hơn 51.000 người; địa hình đồi núi, nhiều nơi hiểm trở, giao thông đi lại nhiều nơi bị chia cắt, đời sống đồng bào các dân tộc (chủ yếu là dân tộc Mông, Thái, Dao, Hoa, Kháng, Khơ Mú, Kinh, Cống…) còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ dân số không đồng đều.

 Chăm sóc vườn rau sạch ở huyện biên giới Nậm Pồ, Điện Biên.

Ngay từ đầu mới thành lập huyện, vừa kiến thiết vừa xây dựng, chính quyền tỉnh Điện Biên đã đặc biệt quan tâm và có những chính sách thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất cho huyện biên giới giáp Lào này. Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Điện Biên, chính quyền và nhân dân huyện Nậm Pồ đã từng bước khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu của tỉnh giao, cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây ngày càng khởi sắc.

Hiện nay, trong lĩnh vực ngành nông, lâm nghiệp, chính quyền huyện đã chỉ đạo triển khai quyết liệt đề ra các giải pháp phát triển sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm trên điạ bàn huyện, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch được giao trong Nghị quyết của HĐND huyện. Nhân dân phấn khởi trước kết quả phát triển kinh tế - xã hội, hăng hái thi đua sản xuất, tạo phong trào phát triển kinh tế - xã hội, toàn dân xây dựng Nông thôn mới, đạt được kết quả thắng lợi…

Thu hoạch rau, qủa sạch ở huyện Nậm Pồ, Điện Biên.

Đặc biệt, với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Nậm  Pồ tiếp tục duy trì, giữ hạng 3 sao sản phẩm OCOP đối với Mật ong xã Chà Nưa, Cam Nậm Tin, Rượu Mông Kê Si Pa Phìn; tổ chức hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2024 (Lạc đỏ Chà Nưa; thịt trâu sấy Phìn Hồ) trên địa bàn huyện. Tiếp tục duy trì 2 nghề truyền thống đã được công nhận (nghề truyền thống thêu chân váy, áo trang phục dân tộc Mông tại bản Púng Pá Kha, xã Nà Bủng và nghề truyền thống thêu Giày, thêu hoa văn trang phục dân tộc Hoa (Xạ Phang) tại bản Đề Tinh 2, xã Phìn Hồ).

Về nhiệm vụ hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, huyện đã thực hiện 3 Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Quế, với diện tích 29,20 ha, có 25 hộ dân tham gia; 14 dự án Dự án HTPTSX cộng đồng (13 dự án quế; 1 dự án Chanh leo) , Dự án Quế trên địa bàn các xã Nà Hỳ, Chà Cang, Pa Tần, Nậm Tin, Nậm Khăn, Na Cô Sa, Vàng Đán với tổng diện tích 193,43 ha, tổng số 159 hộ tham gia và  Dự án Chanh leo tại xã Si Pa Phìn diện tích 3,9 ha, có 6 hộ tham gia dự án.

Những sản phẩm rau, củ, quả sạch chất lượng  của Nậm Pồ đã được đóng gói trong bao bì đẹp mắt , cung cấp tới khách hàng tại TP Điện Biên Phủ và tới đây sẽ cung cấp ra nhiều địa bàn khác.

Chính quyền huyện luôn sâu sát thực tế và chỉ đạo cơ quan chuyên môn, phối hợp với UBND các xã, tuyên truyền vận động người dân chăm sóc các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng đã thực hiện từ năm 2023 gồm: Quế, Mít, Chanh leo, Mắc ca, Chăn nuôi ngựa sinh sản và các dự án liên kết theo chuỗi giá trị trồng cây: Sa nhân, Cam, Dứa…; đồng thời, mở rộng các diện tích trồng quế trên địa bàn các xã, phát triển vùng nguyên liệu bền vững. Tổng diện tích Quế trên địa bàn huyện hiện nay: 1.436,43 ha (dự án đầu tư 764,98 ha; người dân tự trồng 671,45 ha).​..

Cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế

Từ đầu năm 2024 đến nay, từ những chủ trương, quyết sách đúng hướng của tỉnh Điện Biên, chính quyền huyện Nậm Pồ tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh đoanh và duy trì thực hiện tốt công tác tuyên truyền về Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức; vị trí, vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc giải quyết công việc và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể phát triển sản xuất, kinh doanh.

Huyện đã chủ trì và phối hợp tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án trên địa bàn, nhất là vướng mắc về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng. Trong năm 2024, đã dự và làm việc với các nhà đầu tư (Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty cổ phần; Công ty TNHH CME Điện Biên) về trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp trên địa bàn huyện; Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng giao Doveco về đánh giá tình hình phát triển và hợp đồng thu mua sản phẩm Chanh leo; Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Điện Biên Phủ đề xuất khảo sát, kiểm tra, lấy mẫu đất và đánh giá khí hậu, thổ nhưỡng để đầu tư vùng chuyên canh trồng nông sản xuất khẩu; Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp và dược liệu Gia Linh, công ty Cổ phần giống cây trồng Đông Bắc về việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm Quế, Công ty Cổ phần Dược Nam Sơn về triển khai dự án phát triển vùng nguyên liệu trồng Gừng và Nghệ đen;…

Những sản phẩm rau, củ, quả sạch chất lượng  của Nậm Pồ đã được đóng gói trong bao bì đẹp mắt , cung cấp tới khách hàng tại TP Điện Biên Phủ và tới đây sẽ cung cấp ra nhiều địa bàn khác.

Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục được khuyến khích phát triển. Trong năm 2024, cấp mới và cấp đổi Giấy phép kinh doanh cho 132 hộ kinh doanh. Lũy kế toàn huyện có 19 hợp tác xã với 204 thành viên, tổng số vốn điều lệ là 61,708 tỷ đồng; 908 hộ kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 64,0 tỷ đồng…Bà Phạm Thị Thu Yến, Trưởng phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện thông tin thêm: Điển hình của sự bứt phá vươn lên, làm ăn kinh tế giỏi như: Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Si Pa Phìn do ông Lê Văn Minh làm giám đốc; HTX Nuôi ong rừng Chà Nưa, do ông Thùng Văn Chính làm Giám đốc; thành tổ hợp tác do bà Mùa Thị Mỷ làm tổ trưởng; với phát triển nghề truyền thống thêu chân, váy, áo dân tộc Mông; HTX du lịch cộng đồng bản Nà Sự do Giám đốc Thùng Thị Lâm điều hành…bước đầu không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn.

Bí thư Huyện ủy Nậm Pồ Lê Khánh Hòa chia sẻ: Những năm qua và đặc biệt trong năm 2024, huyện Nậm Pồ tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân; nhiều chủ trương, giải pháp do HĐND, UBND tỉnh ban hành đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện. Phát huy nội lực, từ những chủ trương, giải pháp đúng đắn do Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đề ra ngay từ đầu năm cũng đã tạo động lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh; nguồn vốn các chương trình, dự án được phân bổ sớm, nhiều phong trào thi đua yêu nước tiếp tục được đẩy mạnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện ổn định, đã tạo động lực, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện…

Thực hiện Chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80, chiều 26/12, Bộ Công an tổ chức 6 Tổ thảo luận nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2024. Với phương châm "đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, với tinh thần nêu gương, nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật, nói hết" mà Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo tại phiên khai mạc hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bàn giải pháp khắc phục, phát huy thời gian tới.

Với vai trò là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Phó Trưởng ban Dân nguyện, tuy nhiên thay vì “công, chính, liêm, minh” nói lên tiếng nói của các cử tri, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng vị trí, quyền hạn của mình để “bảo kê” cho một số đối tượng kiểu “xã hội đen” cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp. Sự đan chéo lợi ích nhuốm mùi tiền giữa các đối tượng đã khiến cựu ĐBQH trên bất chấp quy định, bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân.

Chiều 26/12/2024, tại Họp báo thông báo tình hình kết quả công tác Công an năm 2024 do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thông tin về xử lý vụ việc liên quan quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện quan hệ nếu Washington có ý định nghiêm túc thực hiện điều đó và Mỹ phải là người hành động trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 26/12 nhấn mạnh.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết: Liên quan đến vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị, ngày 25/12, đơn vị đã khởi tố thêm 9 bị can, đồng thời triệu tập 20 đối tượng để mở rộng điều tra.

Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng bắt giữ B.V.L (SN 1994), để điều tra, làm rõ các loại hóa chất dùng để chế tạo pháo nổ trái pháp luật.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai về hành vi môi giới, đưa và nhận hối lộ.

Chiều 26/12, tại họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác Công an năm 2025 của Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Phúc Sơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文