Ngành dệt may phải chuyển đổi xanh để theo kịp xu hướng toàn cầu

07:15 28/07/2023

Tại Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh” tổ chức ngày 27/7 ở TP Hồ Chí Minh, TS. Trương Thị Ái Nhi, Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) nhận định: Dệt may thuộc nhóm ngành phải tuân thủ các tiêu chuẩn “xanh hóa” trong sản xuất như thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường và cắt giảm khí phát thải. Hiện có từ 75 đến 96 tiêu chí đánh giá của các nước như Mỹ, EU, Hàn Quốc và một số nước khác đối với dệt may Việt Nam.

Bà Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương cho biết, sản lượng dệt may toàn cầu tăng gần gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2015 và vẫn đang tiếp tục gia tăng. Mức tiêu thụ quần áo và giày dép dự kiến sẽ tăng 63% vào năm 2030. Song song với việc mở rộng về sản xuất và tiêu thụ là các tác động tiêu cực đến tài nguyên, nước, tiêu thụ năng lượng và khí. Chính vì vậy, nhu cầu giải quyết vấn đề môi trường và tài nguyên trong ngành dệt may trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Hiện, ngành dệt may thế giới đang trong quá trình chuyển đổi “xanh”, tức là thay đổi quy trình sản xuất, lưu thông sản phẩm theo hướng giảm thiểu ô nhiễm đầu vào và đầu ra, tiết kiệm nguồn lực cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ảnh minh họa.

Nhiều khu vực và quốc gia phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã ban hành những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đòi hỏi hàng hóa sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững. Ngành dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Việc xanh hóa ngành dệt may sẽ góp phần mang lại nhiều lợi thế cho DN hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) khẳng định: “Nếu DN không có chiến lược chuyển đổi, khách hàng sẽ lựa chọn những nhà cung cấp khác đáp ứng các yêu cầu về giảm phát thải, sản xuất xanh và phát triển bền vững, DN sẽ mất đơn hàng và sẽ không thể tồn tại”.

Trong chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035 đã được đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 12/2022 cũng quy định rõ: Phát triển ngành dệt may, da giày phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2035, ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển được một số thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới.

Với ngành dệt (bao gồm xơ sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải), phát triển sản xuất các loại xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường, sợi chỉ số cao, chất lượng cao,... đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu. Ưu tiên xây dựng các dự án có công suất lớn từ nhà đầu tư có uy tín, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.

Với ngành may: Lựa chọn phát triển những mặt hàng chiến lược có uy tín trên thị trường, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm chất lượng cao, dịch chuyển sản xuất về các huyện, thị xã và các khu vực có nguồn lao động và hệ thống hạ tầng thuận lợi.

Để đạt mục tiêu “xanh hóa”, phù hợp xu hướng của thị trường xuất khẩu, bà Đinh Thị Bảo Linh khuyên DN cần quan tâm các vấn đề như: Hiệu quả năng lượng, bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và đầu tư vào máy móc tiên tiến để giảm đáng kể lượng khí thải carbon; tiết kiệm nước để giảm thiểu lượng nước thải; chuyển sang sử dụng các nguồn điện tái tạo để giúp tiết kiệm năng lượng; xử lý chất thải và bao bì để giảm thiểu chất thải, các vật liệu đóng gói không cần thiết.

T.Hà

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Đối với các bất động sản tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) và xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh (thuộc dự án Bắc Phước Kiển) có liên quan bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang được Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp tục điều tra, làm rõ.

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Chiều 11/5, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) phối hợp đơn vị chức năng đã xác định được danh tính nghi can vờ hỏi mua xe tô tô, sau đó phóng xe bỏ chạy từ huyện Thanh Trì về hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (Ban Giao thông), 1,3 triệu m3 cát tạp chất được nạo vét dọc khu vực sông Cổ Cò từ TP Hội An, thị xã Điện Bàn ra TP Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức đấu giá nhưng không có đơn vị nào tham gia do giá khởi điểm cao, khối lượng cát đấu giá lớn.

Ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Lò Minh Phương (SN1991, trú tại tổ 2, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La), nguyên nhân viên ngân hàng trên địa bàn TP Sơn La về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viên thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 11/5, Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Công an tỉnh Cao Bằng và các đơn vị chức năng đã triệt phá nhóm đối tượng có hành vi Lừa đảo trên không gian mạng với thủ đoạn giả danh sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee tại tỉnh Cao Bằng và tỉnh Thái Nguyên.

Liên quan đến thông tin Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang bắt tạm giam Hoàng Đình Tùng và vợ Trần Thị Hồng Nga về hành vi “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, chiều 11/5, Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết đang tiếp tục điều tra, xác minh mở rộng các đối tượng môi giới trong đường dây này và xác minh, làm rõ thêm nhiều người đã được tổ chức cho xuất cảnh hoặc đã đăng ký, nộp tiền cho cặp vợ chồng này.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文