Ngành Ngân hàng – Cuộc đua về phát triển từ nội lực, không dành cho hai chữ “hưởng lợi”

10:43 02/11/2021

Trong năm 2020-2021, “hưởng lợi” là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập về nền kinh tế và các ngành nghề tại Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khả năng chống chọi tốt với đại dịch COVID-19, tạo điều kiện cho nhiều ngành hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng như ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm, vận tải logistic,…

Năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 trên quy mô rộng đã ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế. Mức giảm 6,2% của GDP quý 3/2021 so với quý trước là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Đến đầu quý 4/2021, trong chiến dịch chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19" khi các tỉnh, thành phố triển khai từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, nền kinh tế dần được mở cửa và kỳ vọng sẽ có sự phục hồi.

Cùng với đó, các ngành đầu tư công như xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, bán lẻ, logistics… được kỳ vọng phục hồi rất nhanh và hưởng lợi lớn. Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng giữ vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, cũng là ngành hiếm hoi không được đề cập trong nhóm ngành hưởng lợi 9 tháng đầu năm 2021, sẽ có triển vọng như thế nào trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022; các ngân hàng đã chuẩn bị sẵn tâm thế và nội lực như thế nào cho cuộc đua sắp tới? Đâu sẽ là động lực cho sự phân hóa trong khối các nhà băng trong giai đoạn tới?

Cuộc đua về tăng vốn để trợ lực cho hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro

Năm 2021 là năm của những “cuộc đua” về tăng vốn giữa các ngân hàng. Đây cũng là nhu cầu thường trực của các ngân hàng khi vốn chủ sở hữu đa phần còn mỏng hoặc cần gia cố thêm để nâng cao khẩu vị an toàn vốn. Từ đầu năm đến nay, 19 ngân hàng liên tục đẩy mạnh tăng vốn bằng nhiều hình thức và đã nhận được sự chấp thuận chính thức về tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bao gồm các ngân hàng có vốn Nhà nước như Vietcombank, VietinBank, BIDV; các ngân hàng thuộc khối tư nhân gồm SHB, VP Bank, TP Bank, OCB... Tính đến thời điểm 30/06/2021, VietinBank là ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ với 48.058 tỷ đồng, tiếp sau là BIDV, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB Bank, VP Bank…

Nguồn: Tổng hợp từ Điều lệ hoạt động của các ngân hàng tại thời điểm 30/9/2021.

Trong khi đó, chậm nhất đến ngày 1/1/2023, các ngân hàng phải thực hiện tỷ lệ an toàn vốn (CAR)  theo chuẩn Basel II được quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN. Tính đến nay đã có 16/35 ngân hàng đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41. Không chỉ để đáp ứng yêu cầu về an toàn vốn, việc tăng vốn cũng góp phần tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng, gia tăng nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh khi mà tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn được siết chặt lại theo lộ trình tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN ngày 14/8/2020 của NHNN.

Theo đó, cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại và còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong năm 2022 để các ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng lực tài chính, cải thiện chất lượng tài sản về chất, tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro.

Cuộc đua về dẫn đầu chuyển đổi số để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu thu nhập

Nhìn vào cơ cấu nguồn thu của các ngân hàng, có thể nhận thấy rõ xu hướng chuyển dịch danh mục tín dụng sang các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao và ít rủi ro như phân khúc bán lẻ. Quan trọng hơn, việc đa dạng hoá các nguồn thu bên cạnh nguồn thu lãi truyền thống từ tín dụng như trước đây của các ngân hàng cũng tập trung sang tăng thu nhập ngoài lãi, thể hiện qua tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động (NII/TOI) của các ngân hàng như: Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VP Bank… có xu hướng giảm dần.

Các nguồn thu từ các hoạt động ngoài lãi (non-NII) của các ngân hàng trong nhiều quý trở lại đây như kinh doanh bảo hiểm, phát triển các hoạt động thanh toán, quản lý tài sản, mua bán chứng khoán, ngoại hối… được chú trọng đẩy mạnh hơn và liên tục tăng trường so với các giai đoạn trước.

Trong các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước, VietinBank là ngân hàng có mức độ chuyển dịch tỷ lệ NII/TOI khá rõ khi tỷ lệ này giảm từ mức 86,9% trong năm 2020 xuống mức 79,7% trong 6 tháng đầu năm 2021. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của VietinBank liên tục cải thiện qua các quý trong năm 2021 nhờ việc triển khai các biện pháp thúc đẩy bán sản phẩm có thế mạnh như: TTTM, chuyển tiền, dịch vụ thẻ...và kiểm soát tốt các khoản chi dịch vụ. Đối với nhóm ngân hàng TMCP tư nhân, sự chuyển dịch diễn ra mạnh ở ACB, Liên Việt Post Bank, SHB…khi các ngân hàng này liên tục tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi, đặc biệt là thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Ở góc độ thói quen giao dịch, có thể nhận thấy, làn sóng COVID-19 đã thay đổi toàn diện thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ online của người dùng; đặt ra bài toán cho rất nhiều ngân hàng phải chạy nước rút xây dựng hệ sinh thái số và cạnh tranh về những tính năng ưu việt, tiện lợi cho khách hàng. Theo báo cáo của NHNN, giá trị giao dịch trên kênh Internet và mobile banking của các ngân hàng trong quý II/2021 đạt 14.834 nghìn tỷ, tăng 21,3 lần so với cùng kỳ, riêng kênh mobile banking tăng 9,1 lần.

Để tạo dấu ấn về sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số đòi hỏi tầm nhìn dài hạn và sự đầu tư chuẩn bị cho công nghệ, hạ tầng từ rất sớm với tốc độ chuyển đổi nhanh chóng. Điều này cũng khởi nguồn cho cuộc đua xu hướng thứ 2 là đầu tư công nghệ và chuyển đổi số trong khối ngân hàng – một cuộc đua cả về tốc độ và quy mô. 

Theo số liệu của NHNN, dự kiến trong vòng 3-5 năm tới, các ngân hàng số sẽ có mức tăng trưởng doanh thu tối thiểu là 10%, và có 58,1% tổ chức tín dụng đặt kỳ vọng thu hút hơn 60% khách hàng sử dụng kênh giao dịch số, kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đạt trên 50%. Điều này cho thấy công cuộc chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ diễn ra khá mạnh mẽ. Mặc dù chưa đến 1/3 ngân hàng trong nước có chiến lược chuyển đổi số rõ nét, nhưng một nhóm các “ngân hàng tiên phong” trong lĩnh vực đã và đang nổi lên dẫn đầu xu thế chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm của khách hàng như: Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VP Bank, MB Bank, TP Bank,…

Bên cạnh cuộc đua về xây dựng và định vị  thương hiệu các sản phẩm ứng dụng ngân hàng số tiêu biểu là VCB Digibank, VPBank NEO, VietinBank iPay, My VIB…đang hiện hữu trên thị trường, trong ngành ngân hàng đang có một cuộc đua ngầm khác là nâng cao năng lực core, công nghệ để chuẩn bị trước cho sự đe dọa từ các công ty fintech, và dịch vụ mobile money trong thời gian tới. Đại diện của Techcombank đã chia sẻ, nhà băng đã lựa chọn Amazon Web Services (AWS), một công ty thuộc tập đoàn toàn cầu Amazon.com, làm đối tác cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Trước đó, VietinBank cũng triển khai các giải pháp khai thác Big data, AI, học máy bao gồm ứng dụng big data, trí tuệ nhân tạo (AI), học máy vào phân tích dữ liệu khách hàng.

Với mục tiêu chuyển đổi số để chuyển đổi trải nghiệm, đưa khách hàng là trọng tâm để phát triển giải pháp tài chính toàn diện và nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động, thử nghiệm với những công nghệ mang tính đột phá, giúp tiết kiệm tài nguyên, chi phí và tăng cường hiệu quả khai thác, trong những năm qua, VietinBank vẫn tiếp tục nổi lên là ngân hàng tích cực triển khai liên tục việc xây dựng kênh phân phối hiện đại, tiện dụng, đồng bộ, hướng đến khách hàng; kết nối đối tác, xây dựng hệ sinh thái lấy khách hàng là trọng tâm; tinh gọn quy trình nghiệp vụ, tăng năng suất lao động. Ngân hàng này đã nghiên cứu và đang triển khai công nghệ mới như công nghệ đám mây nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, nâng cao bảo mật và tối ưu hóa chi phí.

“Hưởng lợi” sẽ chỉ là cụm từ cho những kỳ vọng và tầm nhìn ngắn hạn; lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại và năng lực tài chính mạnh sẽ luôn là yếu tố mang lại sự phát triển nhanh, bền vững cho doanh nghiệp – điều luôn hấp dẫn các nhà đầu tư. Câu chuyện về chuyển đổi số còn dài nhưng những ngân hàng có khát vọng chuyển đổi số mạnh mẽ kết hợp với tận dụng thế mạnh về vốn chắc chắn sẽ có lợi thế để phát triển, bứt phá và dẫn đầu trong thời gian tới.

Thanh Lâm

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文