Nghiên cứu, xem xét sửa đổi Luật thuế 71

14:23 24/06/2024

Đến nay, qua mười năm thực hiện Luật Thuế 71//2014/QH13 (Luật 71), chúng ta đã thấy nhiều bất cập, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, ngành nông nghiệp vẫn giữ được vai trò "bệ đỡ" của nền kinh tế.

Sau thời gian Luật 71 ban hành, không được áp thuế GTGT, ngành nông nghiệp vừa thiệt đơn vừa thiệt kép, người nông dân là đối tượng gánh chịu.

Ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam.

Hiểu một cách đơn giản, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng “không chịu thuế GTGT” theo Luật 71. Vì vậy, các doanh nghiệp phân bón không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào là hàng hoá, dịch vụ, thiết bị máy móc, đầu tư cho sản xuất phân bón. Chính vì không được khấu trừ nên các hoạt động sản xuất phân bón phải tính vào chi phí sản phẩm, tức là tính vào giá thành sản phẩm, tác động đẩy giá phân bón lên. Vậy ai là người chịu?

Chính là người nông dân, người sử dụng vật tư đó phải chịu. Trong khi vật tư đó chiếm khoảng 40-60% giá thành của các sản phẩm nông nghiệp, mà nó là sản phẩm thiết yếu đầu vào không thể thiếu được. Như vậy, nó tác động trực tiếp tới giá thành sản phẩm mà người nông dân làm ra. Cuối cùng, người nông dân phải gánh chịu. Nếu được khấu trừ, sản phẩm được khấu trừ thì giá thành giảm xuống.

Một tác động nữa là giá thành phân bón sản xuất trong nước tăng thì bất lợi trong cạnh tranh với sản phẩm phân bón nhập khẩu. Mỗi năm ngành nông nghiệp tiêu thụ 11-12 triệu tấn phân bón, trong đó các sản phẩm sản xuất trong nước khoảng 8 triệu tấn, còn lại nhập khẩu. Buộc phải nhập khẩu vì có những sản phẩm Việt Nam chưa sản xuất được. Nhập khẩu thì cạnh tranh bất bình đẳng vì bên nước họ chịu thuế GTGT nên được khấu trừ và giá nhập vào thấp hơn so với giá sản xuất trong nước.

Ngành nông nghiệp, người nông dân và doanh nghiệp sản xuất phải gánh chịu những bất cập này 10 năm qua.

Người nông dân đang phải sử dụng phân bón với giá thành cao hơn do mặt hàng phân bón không thuộc đối tượng áp thuế giá trị gia tăng.

Trong tỷ trọng GDP của quốc gia, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, thể hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nhưng vai trò của nông nghiệp trong GDP lại rất cao, là bệ đỡ nền kinh tế. Trong bối cảnh này, có thể thấy một số bất cập của Luật 71 này với nền kinh tế nói chung, với ngành nông nghiệp và bà con nông dân nói riêng.

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện có vài trăm nhà máy sản xuất phân bón các loại từ nhỏ cho tới lớn. Trong nông nghiệp sử dụng hàng năm vào khoảng 11-12 triệu tấn phân bón các loại. Con số này để nói lên ý rằng phân bón là hàng sản xuất nông nghiệp, mà nông nghiệp trong chính sách của các quốc gia coi đây là mặt hàng cần được ưu tiên với các loại hàng hoá khác.

Được biết 60% lượng phân bón chúng ta nhập khẩu là từ Nga và Trung Quốc. Nga có chính sách thuế GTGT 20%, Trung Quốc là 11% dự kiến giảm xuống 9%. Các nước khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan đều coi phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT. Ví dụ Thái Lan là 8%, Malaysia cũng xấp xỉ. Như vậy thì cả thế giới đều tính thuế GTGT cho phân bón, không trừ quốc gia nào cả. Tư duy của họ là sản xuất nông nghiệp - đối tượng cần được ưu tiên, phải được phát triển một cách bền vững để tạo nền tảng cho xã hội.

Còn Việt Nam, chúng ta coi trọng nông nghiệp, có rất nhiều nghị quyết, nhiều chủ trương, nhưng những chính sách cụ thể thì chúng ta phải học tập, nghiên cứu vì hội nhập ngày càng sâu. Một năm Việt Nam xuất khẩu xấp xỉ 55 tỷ USD, mà là xuất siêu. Một ngành mà đóng góp để thu về ngoại tệ cho đất nước là ngành nông nghiệp, mà đấy là trong bối cảnh hàng năm thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Phải thừa nhận là nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế. Nên chăng cái trụ đỡ này cần được hỗ trợ một cách toàn diện, đó là tầm vĩ mô.

Phân bón mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Còn cụ thể trụ đỡ này ai là người làm nên? Chính là hàng triệu hộ nông dân. Hàng triệu người nông dân đó rất cần được quan tâm để họ đầu tư, phát triển nông nghiệp bền vững theo chủ trương của chúng ta hiện nay là phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững, sinh thái. Vậy cần nghiên cứu, hỗ trợ, và hỗ trợ hiệu quả nhất là chính sách thuế. Đó là tác động đến hàng hoá đầu vào mà đang chiếm đến 40-60% giá thành sản xuất.

"Theo như tôi biết sắc thuế GTGT là nguồn thu lớn, là một trong những trụ cột của hệ thống thuế, nhưng mà phải làm sao để bền vững, hiệu quả thì nó đang bị tác động bởi nhiều bất cập. Vậy tại sao chúng ta không hiểu rõ điều đó để thấy rằng điều chỉnh thuế GTGT đối với phân bón từ nhóm không chịu thuế sang chịu thuế với mức thuế 5% cần thiết như thế nào. Từ bài học quốc tế sang bài học của chúng ta, thực tiễn của sản xuất và nhìn vào tương lai đã chỉ rõ như vậy. Nó cũng rất rành mạch, rõ ràng. Đứng ở góc độ người làm nông nghiệp, chúng tôi ý thức và thấm thía. Bài học từ thế giới rõ ràng là như vậy" - ông Ngọc khẳng định.

PV

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

Ít ngày nữa thôi, hơn 40 phạm nhân của Trại giam Thanh Lâm sẽ được trở về bên gia đình, người thân. Lớp học tái hoà nhập cộng đồng cho các phạm nhân được đề nghị đặc xá đang học những ngày cuối cùng với các kỹ năng cần thiết để các phạm nhân đủ hành trang trở lại cộng đồng.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Những doanh nghiệp (DN) không thể thích ứng sẽ dần bị loại bỏ khỏi thị trường xuất khẩu (XK). Do vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ DN thích nghi với cuộc chơi mới.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文