Nỗ lực để ngành thực phẩm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

07:36 28/09/2022

Hiện, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) các mặt hàng nông thủy sản, thực phẩm chế biến đến hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ và là đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là cơ hội rất lớn để DN Việt tăng cường mở rộng giao thương, hợp tác với những khách hàng lớn với các yêu cầu tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm Việt và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm của thế giới...

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng lương thực thế giới bị đứt gãy, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để xuất khẩu lương thực, thực phẩm vào những thị trường tiềm năng, đang có nhu cầu lớn.

Ngành lương thực, thực phẩm xuất khẩu tốt trong những tháng đầu năm 2022.

Ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) cho biết, riêng TP Hồ Chí Minh, ngành chế biến lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của thành phố, chiếm 13,78% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp 13,69% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm thành phố đã từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm có chất lượng, thương hiệu uy tín chiếm lĩnh thị trường trong nước, thay thế hàng nhập khẩu (NK) và đã xuất sang nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, dưới tác động nặng nề của dịch COVID-19, ngành chế biến lương thực, thực phẩm thành phố đã gặp nhiều khó khăn từ sự đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu, hệ thống phân phối bị gián đoạn cho đến logistics, hậu cần và nhân lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, để nó tiếp tục phát triển và giữ vững vai trò là một ngành sản xuất chủ lực, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Chương trình “hỗ trợ phát triển DN và sản phẩm ngành chế biến lương thực, thực phẩm TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030”. Đây được xem như một trong những chương trình đột phá để thành phố tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực đầu tư phát triển. UBND thành phố cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp DN ngành lương thực, thực phẩm thành phố vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh và quay trở lại tăng trưởng khả quan.

Theo đánh giá của bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP Hồ Chí Minh, tính chung 8 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành chế biến lương thực, thực phẩm Việt Nam tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành lương thực, thực phẩm 8 tháng đầu năm tăng 26,87%, trong đó chế biến thực phẩm tăng 11,9%. Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh trở lại, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phục hồi và tăng trưởng mạnh, kéo theo đó doanh thu bán lẻ hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng tăng trưởng mạnh. Trong 8 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó nhóm ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 12%.

Tại TP Hồ Chí Minh, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 23,8%, trong đó nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 16,8%, chỉ số tiêu thụ công nghiệp ngành lương thực, thực phẩm tăng 7,82% và tiêu thụ đồ uống 52,5%. Hoạt động XNK hàng hóa tiếp tục khẳng định vị trí là trụ cột của nền kinh tế khi tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tốt. Trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản đạt 36,3 tỷ USD (tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó nhiều sản phẩm có giá trị XK tăng cao như cà phê, cao su, gạo, hồ tiêu, sữa và sản phẩm sữa, thịt và phụ phẩm thịt, cá tra, tôm…

Bà Lý Kim Chi cũng cho rằng, hiện nay, việc các nước đặt ra các rào cản kỹ thuật rất khắt khe là thách thức lớn đối với XK Việt Nam, nhất là các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đang bị cạnh tranh từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan,… Trong nước, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành lương thực, thực phẩm Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng sẽ là thách thức sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành lương thực, thực phẩm. “Chính vì vậy, DN Việt phải đổi mới sáng tạo, thay đổi công nghệ, chuyển đổi số, truy suất nguồn gốc sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị sản phẩm, đưa văn hóa bản địa vào sản phẩm để thích ứng với yêu cầu từ các thị trường XK”, bà Lý Kim Chi nói.

PGS.TS Lê Nguyễn Đoan Duy cho rằng, cần có sự chủ động được nguồn nguyên liệu ngay tại Việt Nam và hy vọng lĩnh vực này sẽ phát triển mạnh thời gian tới. Bởi, ngành nguyên liệu thực phẩm được xem như ngành công nghiệp phụ trợ và Chính phủ rất ủng hộ.

Trước những biến động, nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, khủng hoảng năng lượng… các công ty thực phẩm rất muốn có nguồn cung ổn định.

Thúy Hà

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文