Petrovietnam đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ

21:25 06/08/2021

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp, dẫn đến khó khăn chung cho nền kinh tế, bên cạnh tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch, Petrovietnam tích cực đẩy mạnh “chiến dịch” tiêm vaccine bảo vệ sức khỏe cho người lao động (NLĐ), nhằm giữ vững nguồn lực; triển khai đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), duy trì ổn định, phát triển trong hầu hết các mặt hoạt động.

Giữ ổn định, tăng trưởng hoạt động SXKD

Ngày 6/8, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức giao ban trực tuyến với lãnh đạo các đơn vị thành viên để cập nhật tình hình ứng phó đại dịch COVID -19, đánh giá kết quả SXKD 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác những tháng còn lại của năm 2021.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng, Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng và các đồng chí Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc, lãnh đạo các ban/văn phòng Tập đoàn, các đơn vị thành viên tham dự tại 12 điểm cầu trên cả nước.

 Chủ tịch Hội đồng thành viên Hoàng Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Trong tháng 7 và 7 tháng năm 2021, kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi. Tuy nhiên, sự khan hiếm nguồn cung đầu vào, khiến giá nguyên vật liệu tăng mạnh, đặc biệt là sắt thép, bên cạnh đó là thiếu hụt nguồn cung lao động, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc này cũng khiến giá cả tăng nhanh, kéo theo nguy cơ lạm phát. Sự lây lan của biến thể Delta đang trở thành mối nguy cho nền kinh tế toàn cầu.

Trong nước, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng và thực hiện giãn cách xã hội ở 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất suy giảm đáng kể, nhập siêu cao, cầu thị trường yếu, đặc biệt nhu cầu tiêu thụ năng lượng khí, điện, xăng dầu,… đều giảm mạnh, khiến doanh nghiệp phải giảm công suất, tăng tồn kho, tăng chi phí,… Nhiều tổ chức đã hạ dự báo mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Dự báo, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động của nền kinh tế trong thời gian tới.

 Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng phát biểu kết luận Hội nghị.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, do ảnh hưởng của đại dịch COVID -19, số lượng doanh nghiệp khó khăn tăng cao. Từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 79,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 11,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Cùng với điều này khiến hàng chục triệu lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực như mất việc, giãn việc, giảm thu nhập;…

Trong bối cảnh đó, Petrovietnam đã nỗ lực triển khai các nhiệm vụ SXKD, với mục tiêu hàng đầu là kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho NLĐ; duy trì an toàn, hiệu quả, thông suốt các mặt hoạt động. Việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021 đã bám sát kế hoạch đề ra và thích ứng với nhu cầu thị trường.

Đáng chú ý, các chỉ tiêu tài chính vượt cao so với kế hoạch và tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong đó, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 347,8 nghìn tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch 7 tháng và bằng 71% kế hoạch năm, tăng 25% so với cùng kỳ 2020; Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 50,9 nghìn tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch 7 tháng và bằng 82% kế hoạch năm, tăng 32% so với cùng kỳ 2020; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn đạt 27,1 nghìn tỷ đồng, vượt 286% kế hoạch 7 tháng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ 2020. Tập đoàn cũng nỗ lực thực hiện tiết giảm chi phí, với tổng giá trị đạt 1.911,5 tỷ đồng, bằng 70,1% kế hoạch năm 2021. Đặc biệt, có 9 đơn vị đã hoàn thành xuất sắc lợi nhuận sau thuế hợp nhất cả năm bao gồm: Cty mẹ - PVN, BSR, Rusvietpetro, PVPower, PVFCCo, PVCFC, PVTrans, PVEP và PVOil.

 Toàn cảnh điểm cầu phòng hợp Hội đồng thành viên.

Đến nay, Petrovietnam đã và đang tiếp tục cố gắng cao nhất trong việc tiếp cận và đăng ký nguồn vaccine ngừa COVID-19 để NLĐ sớm được tiêm phòng. Các đối tượng được ưu tiên tiêm chủng gồm NLĐ đi biển; NLĐ làm công tác vận hành; NLĐ của các dự án... Lãnh đạo Petrovietnam cũng đề ra phương án đưa CBCNV và NLĐ tại các khu vực, địa bàn khó khăn tới địa điểm tiêm chủng để đảm bảo tất cả CBNV-NLĐ đủ điều kiện đều được tiêm phòng đầy đủ. Trong đó, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi 1 hiện nay ở một số đơn vị đã đạt tỷ lệ cao, trên 70% như: BSR, Vietsovpetro, PV GAS, PVCFC, PETROSETCO…

Kết quả đạt được là nỗ lực rất lớn của Petrovietnam trước những hưởng trực tiếp, nặng nề của đại dịch COVID -19 đến mọi mặt hoạt động như: sản xuất, tiêu thụ xăng dầu, khí, điện, cũng như các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác, giảm công ăn việc làm, phát sinh chi phí, tăng tồn kho,...

 Toàn cảnh điểm cầu phòng họp Tổng Giám đốc.

Tập trung, nỗ lực cho mục tiêu kép

Trước tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của Tập đoàn trong thời gian tới, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng đề nghị toàn Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là nỗ lực đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm phòng vaccine cho NLĐ, bởi đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để có thể khống chế dịch bệnh, đảm bảo thông suốt hoạt động SXKD.

Đồng chí Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh “Trong lúc khó khăn này, phải càng thực hiện tốt hơn Văn hóa Petrovietnam với phương châm: Đoàn kết – Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả. Các đơn vị phải đoàn kết hơn nữa, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau và rất cần tăng cường kỷ cương, kỷ luật lao động, sáng tạo, để cùng vượt qua khó khăn, hướng tới hiệu quả chung cho hoạt động của Tập đoàn”.

 Các kỹ sư, chuyên gia PVFCCo luôn cố gắng vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ an toàn, ổn định.

Tổng kết giao ban, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng khẳng định những tác động vô cùng lớn, trực tiếp của đại dịch COVID – 19 đến mọi mặt hoạt động của Tập đoàn, trong đó đầu tiên, hiện hữu nhất là vấn đề thị trường, khi toàn bộ các nhóm sản phẩm, hàng hóa của Tập đoàn như: dầu thô, xăng, dầu, khí, điện, đạm,… đều bị đang bị ảnh hưởng nặng nề khi nguồn cầu thị trường suy yếu mạnh. Sự xuất hiện của biến chủng mới Delta đang gây ra những mối nguy hiểm, phức tạp mới, kể cả những nước đã tiêm chủng vaccine với số lượng lớn.

Trước tình hình đó, Tổng Giám đốc Petrovietnam đề nghị các đơn vị tiếp tục nâng cao công tác phòng chống dịch bệnh, bên cạnh 5K, ứng dụng tốt các giải pháp công nghệ để đáp ứng yêu cầu làm việc online, cần phối hợp, triển khai tiêm vaccine cho NLĐ sớm nhất có thể. Đồng bộ với đó là triển khai an toàn hoạt động SXKD, đầu tư, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm được thông suốt trong các kịch bản đặt ra về diễn biến tình hình dịch COVID-19 ở nước ta; đồng thời chuẩn bị các giải pháp để kịp thời tận dụng cơ hội thị trường khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn.

 Kiểm soát thường xuyên để phòng chống dịch bệnh.

Cùng với đó, đồng chí Lê Mạnh Hùng chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị: Rà soát rủi ro trong thực hiện kế hoạch, chỉ đạo hoạt động SXKD linh hoạt tùy theo biến động của thị trường; Tiếp tục theo dõi, phân tích biến động vĩ mô, thị trường, để đưa ra giải pháp ứng phó cụ thể, đặc biệt là các giải pháp tài chính để đảm bảo thông suốt dòng tiền; Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, tháo gỡ những vướng mắc liên quan; tích cực triển khai hiệu quả các chuỗi giá trị trong Tập đoàn, để chia sẻ, phát huy nguồn lực của toàn hệ thống; đẩy mạnh chuyển đổi số, tiết giảm, tối ưu chi phí, nâng cao sức cạnh tranh; tăng cường quản trị rủi ro nhằm ứng phó kịp thời, linh hoạt đặc biệt là những rủi ro hiện hữu trong tiêu thụ sản phẩm, tồn kho,…

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đánh giá rất cao nỗ lực của toàn Tập đoàn để đạt được những kết quả hết sức khả quan trong 7 tháng đầu năm nay với bối cảnh thị trường khó khăn và mong muốn các đơn vị sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng để bảo vệ những thành quả đạt được, thực hiện cao nhất có thể kế hoạch 5 tháng còn lại của năm 2021, nhằm hoàn thành mục tiêu kép: vừa bảo đảm sức khỏe cho NLĐ, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ SXKD.

An An

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文