Petrovietnam tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp nhà nước với 2,9 tỷ USD thu hồi từ các dự án đầu tư nước ngoài

16:14 07/10/2023

Năm 2022, Việt Nam thu về 1,9 tỷ USD lợi nhuận từ các dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục dẫn đầu với số lợi nhuận chuyển về nước đạt hơn 1,1 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa thay mặt Chính phủ gửi báo cáo tới Quốc hội về tình hình hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2022.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng thăm và làm việc tại Khu mỏ Rusvietpetro.

Theo báo cáo, tính đến ngày 31/12/2022, có 30 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước của Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Trong tổng số hơn 6,6 tỷ USD các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra nước ngoài, đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chiếm 60,8% (4 tỷ USD) số vốn.

Về tình hình thu hồi vốn đầu tư ra nước ngoài, báo cáo cho biết, lũy kế đến ngày 31/12/2022, có 72 dự án đầu tư ra nước ngoài của 16 doanh nghiệp đã phát sinh các khoản thu hồi với tổng số tiền lũy kế hơn 4 tỷ USD, trong đó có 1,9 tỷ USD lợi nhuận được chuyển về nước. Đáng chú ý, Petrovietnam là doanh nghiệp có số tiền thu hồi lớn nhất với 2,9 tỷ USD, chiếm 71,09% tổng số tiền đã thu hồi của khối doanh nghiệp có vốn nhà nước; số này đã bao gồm lợi nhuận chuyển về nước là hơn 1,1 tỷ USD, thu gốc và lãi vay từ cho vay cổ đông: 549,12 triệu USD, thu hồi khác: 1.171,63 triệu USD.

Dự án dầu khí tại mỏ Bir Seba - biểu tượng hợp tác Việt Nam-Algeria, tính đến hết tháng 6/2023, dự án đã khai thác được 48,14 triệu thùng dầu và dự kiến sẽ cán mốc 50 triệu thùng trong năm 2023.

Đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ra nước ngoài, Báo cáo của Chính phủ nhận định nhiều dự án có sự chuyển biến tích cực về doanh thu, tuy nhiên lợi nhuận vẫn giảm do chưa sử dụng chi phí hiệu quả. Trong đó, dự án thăm dò khai thác dầu khí 4 Lô tại Nhenhexky (Nga) của Petrovietnam là một trong số ít các dự án được đánh giá mang lại hiệu quả cao, doanh thu tốt, vốn thu hồi lớn hơn số tiền đầu tư.

Được biết, Liên doanh Rusvietpetro giữa Petrovietnam và Zarubezhneft đang thực hiện các hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển khai thác tại 13 mỏ dầu thuộc 4 lô tại khu tự trị Nhenhexky, có trữ lượng địa chất và trữ lượng thu hồi dầu lần lượt khoảng 244 triệu tấn và 96 triệu tấn. Kể từ khi thành lập vào năm 2008, hoạt động của Rusvietpetro đã đạt nhiều kết quả tích cực, được đánh giá là một trong những liên doanh có hiệu quả nhất của Petrovietnam ở nước ngoài hiện nay.

An An

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文