Petrovietnam “về đích” sớm các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2022

09:33 12/12/2022

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến điều hành công tác sản xuất kinh doanh 11 tháng năm 2022, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng cho biết, đến tháng 11, Tập đoàn đã về đích trước kế hoạch tất cả các chỉ tiêu tài chính và sản lượng khai thác dầu khí của năm 2022, báo hiệu một năm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, tiếp đà tăng trưởng, thiết lập những kỷ lục mới.

Ngày 9/12, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp giao ban điều hành sản xuất kinh doanh (SXKD) thường kỳ tháng 12 năm 2022 trực tuyến với thủ trưởng các đơn vị trong toàn Tập đoàn về kết quả SXKD tháng 11, 11 tháng, kế hoạch trong tháng còn lại của năm 2022 và thảo luận các nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2023.

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì cuộc họp giao ban thường kỳ tháng 12/2022.

Tham dự buổi giao ban có đồng chí Hoàng Quốc Vượng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy, HĐTV, Phó Tổng giám đốc, Trưởng các ban chuyên môn/văn phòng Tập đoàn, cùng lãnh đạo các đơn vị thành viên trong toàn Tập đoàn.

Trong tháng 11 năm 2022, tình hình kinh tế vĩ mô liên quan đến sản xuất trên thế giới, trong đó có nước ta có dấu hiệu suy giảm rất nhanh. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ở các nước và các thị trường lớn đều thấp hơn 50 điểm (Chỉ số PMI tháng 11/2022 của Mỹ: 47,7 điểm; EU: 47,1 điểm, Trung Quốc: 49,4 điểm). Theo thông báo của JP Morgan chỉ số PMI toàn cầu tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp từ 49,4 điểm vào tháng 10/2022 xuống mức 48,8 điểm tháng 11/2022 (giảm 0,6 điểm), duy trì dưới mốc 50 điểm tháng thứ ba liên tiếp.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng và các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn tham dự cuộc họp.

Trong nước, tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp có xu hướng chậm lại do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. Điều này cho thấy những tín hiệu suy thoái sản xuất, dòng chảy thương mại quốc tế giảm dần, hoạt động sản xuất đang có xu hướng thu hẹp lại. Cùng với sự suy thoái, khủng hoảng, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ tiếp tục tác động lớn đến hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng như của Petrovietnam nói riêng. 

Trong tháng 11/2022, giá dầu thô diễn biến khá phức tạp, giá dầu thế giới lao dốc khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng dịch COVID-19, phong tỏa nghiêm ngặt dẫn đến nhu cầu dầu tiếp tục suy yếu. Trong khi đó, nhu cầu dầu tại châu Âu và Mỹ tiếp tục giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các chính sách tăng lãi suất và sự mạnh lên của đồng USD. Đặc biệt, EU đã thống nhất mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu Nga bằng đường biển sẽ có tác động đến thị trường dầu mỏ thế giới và tác động đến hoạt động SXKD của Petrovietnam.

Petrovietnam mừng công hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí và các chỉ tiêu tài chính năm 2022.

Trước tình hình đó, từ bài học kinh nghiệm thành công trong công tác quản trị biến động được triển khai hiệu quả, xuyên suốt từ năm 2020 đến nay, với dự báo và nhận định đúng đắn, kịp thời, linh hoạt trước các biến động địa chính trị, biến động thị trường dầu khí, nhận diện những rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của Tập đoàn; cùng các giải pháp hữu hiệu, kịp thời, linh hoạt theo phương châm hành động năm 2022 là “Quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững”, Petrovietnam tiếp tục đạt được kết quả tích cực trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2022.

Trong tháng 11/2022, toàn Tập đoàn ghi nhận thêm 1 nhiệm vụ và 3 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch cả năm trước thời hạn: Đưa công trình giàn RCRB-1 vào khai thác ngày 16/11 - sớm hơn so với kế hoạch 15 ngày; sản xuất đạm hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 14 ngày (đạt 1,60 triệu tấn vào ngày 16/11); sản xuất xăng dầu (không gồm NSRP) hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 7 ngày (đạt 6,17 triệu tấn vào ngày 23/11/2022); khai thác dầu ở nước ngoài hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 1 ngày (đạt 1,70 triệu tấn vào ngày 29/11).

Đến ngày 16/11/2022, Tập đoàn đã hoàn thành vượt kế hoạch công tác phát triển mỏ cả năm, đưa 5 mỏ/công trình mới vào khai thác, nhiều hơn 1 công trình so với kế hoạch năm của Tập đoàn. Các công trình được đưa vào khai thác sớm từ 15 ngày – 2 tháng, góp phần tích cực gia tăng sản lượng, đảm bảo duy trì ổn định khai thác từ các mỏ của Tập đoàn trong năm 2022 cũng như các năm tiếp theo.

Khai thác dầu thô hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 11 ngày (đạt 8,74 triệu tấn vào ngày 20/10). Khai thác dầu thô 11 tháng đạt 9,91 triệu tấn, vượt 13% kế hoạch năm, tương đương với mức thực hiện cùng kỳ năm trước (9,97 triệu tấn). Trong đó, khai thác dầu trong nước hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 18 ngày (đạt 7,04 triệu tấn vào ngày 13/10). Khai thác dầu ở nước ngoài hoàn thành kế hoạch cả năm trước 1 tháng 1 ngày (đạt 1,70 triệu vào ngày 29/11). Sản lượng khí, điện, đạm, xăng dầu và các sản phẩm khác đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Giàn CTC-2 mỏ Cá Tầm, một trong 5 mỏ mới được đưa vào khai thác năm 2022 góp phần giúp Petrovietnam hoàn thành kế hoạch gia tăng sản lượng.
 Giàn RC-10, một trong 5 công trình mới được đưa vào khai thác năm 2022.

Sản lượng sản xuất đạt mức cao là động lực quan trọng tạo kết quả tài chính rất khả quan của Petrovietnam trong năm 2022 với tổng doanh thu toàn Tập đoàn và lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay (kể cả những năm trước đây giá dầu cao hơn rất nhiều so với mức bình quân của năm 2022). Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm 2022 trước 4 tháng, trong 11 tháng ước đạt 854 nghìn tỷ đồng, xác lập kỷ lục mới kể từ khi thành lập Tập đoàn. Nộp Ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm 2022 trước 6 tháng, tính chung 11 tháng đầu năm 2022 ước đạt 134,5 nghìn tỷ đồng.

Các mặt công tác khác đều được triển khai tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật. Các chuỗi liên kết ngày càng phát huy hiệu quả, các đơn vị của Tập đoàn đã tập trung triển khai/tìm kiếm và tăng cường trao đổi về các hình thức hợp tác liên kết nhằm nâng cao giá trị sử dụng nguồn lực, tài sản sẵn có góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ đang từng bước chuyển dịch theo hướng hiệu quả và có đóng góp thiết thực cho SXKD, tăng trưởng và phát triển của Tập đoàn.

Petrovietnam có 3 công trình, cụm công trình khoa học - công nghệ tiêu biểu được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, 3 công trình được trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ. 

Petrovietnam có 3 công trình, cụm công trình khoa học - công nghệ tiêu biểu được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, 3 công trình được trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, chiếm tỷ lệ hơn 20% tổng giải thưởng của cả nước. Việc thực hiện Đề án Tái tạo Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam tiếp tục đạt kết quả tích cực; 6 đơn vị Dầu khí được tôn vinh Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam, chiếm 25% doanh nghiệp được tôn vinh trong cả nước. Tập đoàn cũng tiếp tục khẳng định mục tiêu nhất quán trong công tác chuyển đổi số, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, để tối ưu hoạt động SXKD, nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh và đạt được những lợi ích thiết thực thông qua chuyển đổi số. Công tác an sinh xã hội được thực hiện tích cực với tổng kinh phí của toàn Tập đoàn tính đến hết tháng 11/2022 đạt khoảng 350 tỷ đồng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua tiết giảm chi phí đạt gấp 2 lần so với kế hoạch.

Kết luận cuộc họp, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chỉ đạo các nhiệm vụ SXKD trong tháng còn lại của năm 2022 và chuẩn bị bước sang năm 2023 ở từng lĩnh vực hoạt động. Cụ thể: Chủ động bám sát biến động kinh tế vĩ mô, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, diễn biến thị trường, đưa ra mục tiêu, giải pháp cho từng lĩnh vực để có những quyết sách kịp thời trong chỉ đạo, điều hành; tập trung điều hành khai thác với mục tiêu tiếp tục duy trì sản lượng; có chiến lược, sách lược để thúc đẩy hoạt động đầu tư cho năm 2023, đặc biệt là giải phóng các vướng mắc về cơ chế, chính sách khi Luật Dầu khí sửa đổi số 12/2022/QH15 được thông qua đã thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, phát triển bền vững kinh tế biển cũng như phát triển năng lượng quốc gia; rà soát các sản phẩm, dịch vụ chủ lực để có định hướng, kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp, tối ưu hóa nguồn lực, mô hình quản trị; thúc đẩy phát triển và nghiên cứu làm chủ công nghệ năng lượng tái tạo ngoài khơi;…

Sản xuất xăng dầu hoàn thành kế hoạch cả năm vào ngày 23/11/2022.

Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng lưu ý vấn đề suy giảm sản xuất toàn cầu, cùng với các bất định của tình hình địa chính trị trên thế giới, nợ công, lạm phát, lãi suất… khiến giá cả đầu vào tăng nhanh là một vấn đề rất lớn đã tác động trực tiếp, rõ nét đến hoạt động SXKD của Tập đoàn trong quý IV/2022 và sẽ tiếp tục tác động trong năm 2023. Do đó, bên cạnh các giải pháp về sản xuất, cần tập trung duy trì quản trị biến động, quản trị chi phí, các giải pháp thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ của Tập đoàn; cần xác định được động lực, giải pháp để giữ vững mục tiêu ổn định, tăng trưởng bền vững trong toàn Tập đoàn.

An An

Ngày 14/11, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở tặng người có công với cách mạng; trao kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà Đại đoàn kết; trao thiết bị, máy tính tặng Trung tâm y tế, ngành giáo dục và đào tạo huyện.

Mặc dù biết rõ hành vi chở người nước ngoài nhập cảnh không có giấy tờ, không có hộ chiếu, không làm thủ tục khai báo nhập cảnh là trái pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao, Thắng rủ thêm 3 người khác chạy 2 xe ô tô để chở 6 người Trung Quốc vào Việt Nam rồi xuất cảnh chui sang Campuchia...

5.000 năm trước, ở Bắc Phi, một vị vua đầy tham vọng, ngày nay được gọi là Narmer, đã thống nhất hai vùng đất Thượng Ai Cập ở phía Nam và Hạ Ai Cập ở phía Bắc thành lãnh thổ vĩ đại đầu tiên trên thế giới - Ai Cập. Nhưng cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Hiện nay, một số mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) thu hút được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện, phường trong công tác này. Tuy nhiên, hoạt động thực tế gặp không ít khó khăn, hạn chế, chưa có cơ chế bền vững về nguồn lực để hỗ trợ người CHXAPT có công ăn, việc làm để ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí bảo trì, diện tích sở hữu chung, chậm bàn giao sổ hồng… tại các khu nhà chung cư là vấn đề không mới và đã kéo dài nhiều năm. Tại nhiều nhà chung cư, tưởng như việc tổ chức được hội nghị bầu ra Ban Quản trị, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho cư dân sẽ hóa giải được những xung đột, thế nhưng mâu thuẫn vẫn chưa dừng lại. Các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư đã có, vậy nhưng tranh chấp ở các khu nhà chung cư chưa bao giờ hết “nóng” và dường như chưa có thuốc “đặc trị”.

Khi bụi lắng xuống sau các trận oanh tạc vào Dải Gaza, thi thể hàng ngàn người Palestine bị vùi lấp lẫn với gạch đá, rất khó phân biệt ai đến từ Hamas, ai là dân thường cố gắng vật lộn tìm đường sống. Ngay cả khi không chết vì bom đạn, cuộc sống ngột ngạt trong cảnh vây hãm tại dải đất hẹp bên Địa Trung Hải đang từng ngày chôn vùi những giấc mơ sống bình dị nhất…

Trong cuộc đời của mỗi người luôn có nhiều khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ. Một trong những khoảnh khắc đó đã mang đến sự may mắn cho họ như định mệnh và nên duyên vợ chồng hạnh phúc viên mãn cả cuộc đời. Riêng tình yêu của tôi với nhà giáo, Thiếu tướng Phạm Văn Dần, sau là Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND, cũng xuất phát từ khoảnh khắc đẹp như vậy.

Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc ở Geneva ngày 14/11 (giờ địa phương) tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến sự ở Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khởi xướng, nhưng cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên thực tế về các bước tiến của Nga.

Nhiều khu đất lớn đang trong giai đoạn chính quyền TP Đà Nẵng rao bán đấu giá bị doanh nghiệp ngang nhiên lấn chiếm làm công trình, bãi tập kết máy móc, vật liệu xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chiếm đất công rồi tổ chức cho người khác đổ xà bần, rác thải để thu tiền theo đầu xe. Đã có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự... 

Cơn bão Man-yi, hiện cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 2.000 km được đánh giá là cơn bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, có khả năng tiến vào Biển Đông trong ngày 18/11.

Không chỉ nhiều lần phớt lờ chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về vấn đề quản lý đất công như Báo CAND đã phản ánh vào ngày 9/11, tại Phân viện Thanh Thiếu niên miền Nam (TP Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh) thuộc Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam còn để xảy ra tình trạng công trình trị giá 34 tỷ đồng được đầu tư bằng vốn ngân sách sau 15 chưa quyết toán xong và có nguy cơ phải đập bỏ do xây dựng không phép…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文