Số hóa tài trợ chuỗi cung ứng – tháo gỡ “nút thắt” dòng vốn cho doanh nghiệp Việt

19:54 19/08/2022

Hậu  COVID-19, áp lực về vốn đè nặng lên cộng đồng doanh nghiệp, trong đó các nhà sản xuất vừa và nhỏ (SMEs) là những người đầu tiên cảm nhận rõ rệt ảnh hưởng này khi doanh số giảm, nguồn vốn cạn kiệt, thời gian trì hoãn thanh toán kéo dài làm “đứt gãy” dòng tiền kinh doanh. Thấu hiểu được điều này, nhiều ngân hàng đang nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp, khơi thông dòng vốn dựa vào nền tảng công nghệ.

Khơi thông dòng vốn nhờ công nghệ

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm SMEs gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn lưu động. Theo nghiên cứu từ tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank), có tới trên 60% các đơn vị kinh doanh thuộc nhóm này gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính, lý do có thể kể tới như lãi suất cao, rủi ro trả nợ và thiếu tài sản thế cấp.  

Tài trợ chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance – SCF) có thể nói là một công cụ hữu ích thu hẹp khoảng cách tài chính bằng cách ứng trước tiền mặt – thu hẹp vòng lặp mua hàng và các khoản phải thu.

Việc hỗ trợ giải phóng nguồn vốn lưu động cho các bên tham gia vào chuỗi cung ứng là hoạt động đã được triển khai phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong tài trợ thương mại ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Trung Quốc, Châu Âu và Bắc Mỹ . Tuy nhiên, tại Việt Nam, tài trợ chuỗi cung ứng SCF vẫn chưa có  “độ phủ sóng tài chính” lớn do phần lớn doanh nghiệp chưa hiểu rõ về giải pháp này cũng như những khó khăn liên quan đến cơ sở hạ tầng tài chính.

Thấu hiểu khó khăn và nhu cầu này, Techcombank đã tối ưu mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống  nhằm giải quyết hiệu quả nút thắt dòng vốn cho doanh nghiệp SMEs. Với khả năng cung cấp giải pháp “may đo” cho nhiều doanh nghiệp lớn, Techcombank đã phối hợp xây dựng chuỗi cung ứng với những tập đoàn hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế như bất động sản, hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), kinh doanh gỗ…. .

Được đảm bảo bởi uy tín thanh toán cũng như tín dụng của Người mua/Người Bán lớn,  Nhà cung cấp, nhà phân phối thuộc hệ sinh thái thương mại này dễ dàng được kiểm định và phê duyệt tham gia vào hệ thống tài trợ chuỗi cung ứng của Techcombank, từ đó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý hơn so với chi phí vay thông thường.

Không chỉ vậy, dấu ấn giúp khai thông dòng vốn cho doanh nghiệp SMEs phải kể tới nỗ lực chuyển đổi số mô hình SCF truyền thống của Techcombank. Với vị thế dẫn đầu công nghệ và dẫn dắt số hóa ngành tài chính, giải pháp chuyển đổi số toàn trình (end-to-end process) được coi là bước đột phá cho giúp đơn giản hóa cho dịch vụ này. Quy trình cấp hạn mức và giải ngân truyền thống bằng giấy tờ đã được Techcombank từng bước chuyển đổi sang hành trình số hóa thành công, giúp doanh nghiệp có thể tự thực hiện giao dịch, theo dõi quá trình phê duyệt và được thanh toán trực tuyến.

Nhanh chóng trong khâu phê duyệt, thuận tiện trong quy trình thanh toán, trong năm 2021, số lượng doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam được tiếp cận với dòng vốn SCF từ Techcombank đã tăng trưởng 195%, và tiếp tục tăng lên gấp đôi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022. Tốc độ giải ngân thông qua giải pháp này cũng tăng 140% trong năm qua.

Hệ sinh thái dịch vụ xoay quanh hành trình kinh doanh

Ông Phan Thanh Sơn - Phó Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ, tài trợ chuỗi cung ứng là một trong nhiều mảnh ghép quan trọng mà Techcombank đang thực hiện trong chiến lược đưa Techcombank trở thành ngân hàng giao dịch chính của doanh nghiệp Việt Nam. “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng một sự tiện lợi, đơn giản và dễ dàng trong việc tiếp cận các giải pháp tài chính toàn diện”.

Theo đó, ngay khi hoàn tất quá trình tham gia vào tài trợ chuỗi cung ứng và khai thông nguồn vốn lưu động, doanh nghiệp được tiếp cận một hệ sinh thái dịch vụ tài chính số hóa toàn diện của ngân hàng bao gồm thanh toán, thu hộ hay mua bán ngoại hối trực tuyến giúp họ được hỗ trợ toàn diện trong một chu trình khép kín bám sát mô hình kinh doanh.

Để hỗ trợ doanh nghiệp lâu dài trong hành trình kinh doanh, Techcombank cho rằng chuyển đổi số là con đường đồng hành bền vững và hiệu quả nhất. Vì vậy, chiến lược 2021-2025, Techcombank tập trung đầu tư mạnh mẽ cho ba trụ cột Số hóa - Dữ liệu - Nhân tài để hiện thực hóa tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống”.

Mới đây, những thành quả trong giải pháp SCF mới của Techcombank đã được hội đồng xét giải của The Asian Banker – tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính của Châu Á, vinh danh là “Ngân hàng tài trợ chuỗi cung ứng tốt nhất Việt Nam”. Trước đó, đơn vị này cũng chiến thắng giải thưởng “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán xuất sắc nhất cho doanh nghiệp” đồng thời đứng top 1 trong trong cuộc bình chọn các ngân hàng được doanh nghiệp tin dùng nhất Việt Nam.

“Sự vinh danh cho những đột phá về giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng nhận được từ tổ chức The Asian Banker cho thấy đây là một hướng đi phù hợp dựa theo góc nhìn của các chuyên gia quốc tế. Chúng tôi hướng tới một dịch vụ tài chính tiêu chuẩn hàng đầu khu vực giúp các doanh nghiệp Việt có điểm tựa vững chắc trong hành trình vượt trội hơn mỗi ngày” – ông Phan Thanh Sơn chia sẻ.

An An

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文