Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở Thái Bình:

Tạo thói quen người dân thanh toán không dùng tiền mặt

15:30 08/12/2024

Trong quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch, mua bán được chính quyền địa phương, các ngành chức năng của tỉnh Thái Bình tích cực triển khai với sự tham gia hưởng ứng đông đảo người dân. Hình thức giao dịch này mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đã và đang ngày trở nên phổ biến tại các huyện như huyện Hưng Hà, huyện Thái Thụy..

Trước đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn ở huyện Hưng Hà gặp nhiều khó khăn do người dân vẫn quen sử dụng tiền mặt, chưa tiếp cận với các dịch vụ công nghệ mới. Trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, từ sự tích cực tuyên truyền của chính quyền địa phương, các ngành chức năng của tỉnh Thái Bình, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các khu vực trên địa bàn huyện được người dân nhiệt tình hưởng ứng thực hiện cao, từ các siêu thị, cửa hàng đến các chợ nông thôn đều có mã QR để thanh toán.

Tạo thói quen người dân thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo chị Nguyễn Thị Minh, thị trấn Hưng Hà, khi đi mua sắm, chị chỉ cần mang theo ít tiền mặt để thanh toán khi mua những mặt hàng giá trị nhỏ, còn lại hầu hết chị đều thực hiện thanh toán điện tử vì các siêu thị, cửa hàng, cơ sở kinh doanh hiện nay tại khu vực đều chấp nhận thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua thẻ ATM hoặc quét mã QR. Hình thức thanh toán này rất tiện lợi, nhanh gọn, giúp chị Minh yên tâm khi đi ra ngoài vì không phải mang theo nhiều tiền mặt trong người.

Chị Nguyễn Minh Tâm, chủ một cửa hàng tạp hóa ở thị trấn Hưng Hà cho biết, từ ngày tạo mã QR để sử dụng trong quá trình bán hàng, chị thấy rất tiện lợi vì khách hàng trả tiền chỉ cần quét mã QR, thao tác chỉ ít giây là đúng, đủ tiền đã chuyển vào tài khoản. Tình trạng này cũng tránh được nhẫm lẫn hoặc nhận tiền bị rách, tiền giả, đặc biệt là không cần tìm tiền lẻ trả lại. Theo chị Tâm, một ngày số lượng người đến đây mua đồ, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt khoảng 65%.

Tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, để tạo thuận lợi trong thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các hạ tầng số trên địa bàn huyện đã được quan tâm. Tính đến tháng 11/2024, huyện có hơn 50% gia đình lắp đặt internet cố định; hơn 87% số hộ có người sử dụng điện thoại thông minh; các đơn vị viễn thông phối hợp cùng các địa phương triển khai rà soát, xóa vùng lõm internet trên địa bàn. 

Theo ông Trần Ngọc Lâm, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thái Thụy, huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cấp hạ tầng số, nhân lực số, bảo đảm an toàn thông tin mạng; đẩy mạnh phối hợp với các nhà mạng viễn thông, ngân hàng thương mại trên địa bàn để đa dạng giải pháp tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân, từng bước thay đổi thói quen mua sắm của người dân theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số…

Cũng theo ông Trần Ngọc Lâm, địa phương đang phấn đấu đến năm 2025 từng gia đình đều tiếp cận được dịch vụ internet băng thông rộng, tỷ lệ người dân đủ từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên…

Tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, hiện hàng trăm cửa hàng tiện lợi cùng các cơ sở kinh doanh và chợ truyền thống đều thanh toán không dùng tiền mặt. Chị Nguyễn Phương Huệ, người dân bán thịt tại chợ Gú, thị trấn Diêm Điền cho biết, bây giờ người dân đi chợ không dùng tiền mặt mấy, rất ít, chủ yếu thanh toán qua internet banking, VP Pay, mã QR code… vì vậy, chị và nhiều tiểu thương ở đây đã đăng ký và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Quan sát của phóng viên tại đây, rất đông người đi chợ buổi sớm nhưng hầu hết khi thanh toán, dù là các mặt hàng giá trị nhỏ như rau, mọi người đều được chủ cửa hàng đề nghị thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

Hiện địa bàn thị trấn Diêm Điền có trên 80% dân số trong độ tuổi lao động thực hiện thanh toán dịch vụ thiết yếu không dùng tiền mặt; trên 95% hộ sản xuất, kinh doanh cài đặt ứng dụng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hoặc quét mã QR Code. Trước đó, để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, UBND thị trấn đã thành lập 17 tổ công nghệ số cộng đồng với 71 người tham gia, nhiệm vụ chính là trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, nền tảng số, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công; thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác chuyển đổi số đến nhân dân…

A.Minh

Sau khi thoả thuận, thống nhất giá mua bán, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người mua đặt cọc tiền từ 3 - 30 triệu đồng (tùy vào giá trị của xe máy, ô tô). Bọn chúng còn giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện xác minh, đề nghị nộp tiền để làm giấy tờ nhưng khi nhận được tiền chúng sẽ khoá máy, chặn liên lạc.

Nằm trong kế hoạch ra quân đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hơn một tuần qua, Công an huyện Tây Hòa, Công an huyện Phú Hòa và Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Phú Yên đã đánh sập 3 đường đánh bạc qua mạng Internet với tổng số tiền hơn 450 tỷ đồng.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo thường kỳ quý 4/2024 của Bộ Tài chính. Theo đó, nhiều vấn đề nóng được lãnh đạo Bộ Tài chính giải đáp theo các câu hỏi của phóng viên.

Chiều 7/1, phiên tòa xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu Đại biểu Quốc hội) và đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn. Trước khi thẩm vấn, Hội đồng xét xử tiến hành cách ly bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng hai bị cáo khác là Lê Thanh Vân (cựu Đại biểu Quốc hội) và Nguyễn Văn Vương (cựu Chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch Nước) khỏi phòng xử án.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文