Tham gia vào thị trường carbon mở ra cơ hội cho doanh nghiệp năng lượng

12:52 25/12/2024

Tại Hội thảo "Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức" do Báo Công Thương tổ chức sáng 25/12 tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho rằng, không thể sờ, nắm được, nhưng thị trường carbon đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển bền vững và mang đến nhiều cơ hội, thách thức cho Việt Nam.

Theo ông Hoàng Văn Tâm, thị trường carbon là vấn đề mới ở Việt Nam, tuy nhiên ở khu vực đã vận hành 10 năm nay. Thị trường carbon là hàng hoá không thể sờ, nắm nhưng nó là sản phẩm có giá trị và tiềm năng lớn về cơ hội đầu tư, kinh doanh nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi chưa sẵn sàng.

Trong khi mục tiêu tổng quát của kế hoạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương thực hiện mục tiêu phát thải khí nhà kính theo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam và Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mêtan đến năm 2030, góp phần hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 8,2% phát thải khí nhà kính so với kịch bản thông thường (BAU - Business as usual), tương ứng với 36,2 triệu tấn CO2 (tương đưng CO2tđ) trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp. Khi có hỗ trợ của quốc tế thì giảm ít nhất 36,4% phát thải khí nhà kính với kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 160,5 triệu tấn CO2tđ trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.

Năm 2025, giảm ít nhất 8,2% phát thải khí nhà kính -0
Năm 2025 bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 8,2% phát thải khí nhà kính.

Mục tiêu đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước giảm ít nhất 9,0% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 55,5% triệu tấn CO2tđ trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp. Khi có hỗ trợ thêm của quốc tế giảm khoảng 34,8% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương ứng với 213,7 triệu tấn Co2tđ trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang đưa ra những yêu cầu khắt khe với hàng hoá nhập khẩu, điển hình như Liên minh châu Âu với Cơ chế Điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) thì vấn đề sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, thách thức hiện nay là doanh nghiệp vẫn chưa hiểu, quan tâm nhiều đến hệ thống giao dịch phát thải (ETS) và thị trường carbon.

Bà Đặng Hồng Hạnh - Đồng sáng lập - Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần tư vấn năng lượng và môi trường cũng cho rằng, có 53,16% doanh nghiệp có nghe về ETS và thị trường carbon nhưng không hiểu biết về nguyên tắc hoạt động cơ bản; có 26,12% doanh nghiệp có hiểu biết qua về nguyên tắc hoạt động cơ bản nhưng không hiểu được sự khác nhau giữa ETS và thị trường carbon; chỉ có 1,27% doanh nghiệp hiểu rõ cách ETS và thị trường carbon hoạt động, sự khác nhau cũng như tương tác của chúng trên sàn giao dịch carbon.

Việc tham gia vào thị trường carbon không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp năng lượng. Thông qua việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, đầu tư vào công nghệ sạch và năng lượng tái tạo, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí liên quan đến phát thải, nâng cao uy tín thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia thị trường carbon tại Việt Nam, theo ông Vũ Mạnh Thắng, Ban Năng lượng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp năng lượng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và vướng mắc trên nhiều khía cạnh như doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề pháp lý và chính sách; thách thức về tài chính; hạn chế về công nghệ kỹ thuật; thiếu hụt nhân lực và chuyên môn; khó khăn trong tiếp cận thông tin và thị trường; rủi ro và thị trường và kinh doanh. "Những thách thức này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến tiến trình thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia", ông Thắng nói.

Để hoá giải các thách thức trên, ông Vũ Mạnh Thắng cho rằng, cần hoàn thiện khung pháp lý và chính sách thông qua đơn giản hoá các thủ tục hành chính và kiến nghị Chính phủ ban hành các quy định cụ thể, minh bạch; xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính, quỹ môi trường và khuyến khích đầu tư từ các tổ chức quốc tế; nâng cao công nghệ và kỹ thuật thông qua đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch hơn và áp dụng quản lý năng lượng hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực thông qua tổ chức đào tạo, hội thảo nâng cao kiến thức...Cùng với đó, doanh nghiệp, cần phối hợp với các cơ quan chức năng để đóng góp ý kiến, kiến nghị việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến thị trường carbon. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ các quy định, trách nhiệm và quyền lợi của mình; đồng thời cần chủ động tìm kiếm và hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, quỹ khí hậu và các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực giảm phát thải. Tận dụng các chương trình hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Quỹ khí hậu xanh (GCF), để tiếp cận nguồn vốn và công nghệ tiên tiến.

Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng, doanh nghiệp cần đánh giá và nâng cấp các thiết bị, dây chuyền sản xuất để tăng hiệu quả năng lượng, giảm tiêu hao nguyên liệu và phát thải. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001 về quản lý năng lượng, giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp. Triển khai hệ thống giám sát liên tục phát thải khí nhà kính, giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh và cải thiện hiệu suất môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá rủi ro liên quan đến biến động giá carbon, thay đổi chính sách và thị trường, từ đó xây dựng các biện pháp phòng ngừa. 

Lưu Hiệp

Hội nghị quốc tế nhằm thúc đẩy giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine, dự kiến diễn ra trong hai ngày 28-29/7 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, được kỳ vọng sẽ mang lại bước ngoặt thực chất trong nỗ lực thúc đẩy giải pháp hai nhà nước giữa Israel và Palestine. Tuy nhiên, mức độ kỳ vọng không đồng nghĩa với khả năng thành công, đặc biệt trong bối cảnh sự kiện lần này bị bao phủ bởi những hoài nghi về tính cam kết, tính hiệu quả và cả sự hiện diện của các bên tham dự

Vào giữa tháng 2/2025, một số Fanpage và tài khoản Facebook cá nhân của người dùng mạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long liên tục đăng tải thông tin về đối tượng sử dụng xe ôtô đến một số địa phương để bắt cóc trẻ em. Các tài khoản đăng tải về đặc điểm phương tiện kèm theo nội dung cho rằng nhóm bắt cóc di chuyển từ nhiều tỉnh, thành và hiện đã đến địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Qua kiểm tra thực tế một số lô hàng nhập khẩu và quá cảnh có dấu hiệu nghi vấn, lực lượng Hải quan đã phát hiện nhiều vụ vi phạm như gian lận xuất xứ, ghi nhãn sai, buôn lậu thuốc lá. Các đối tượng lợi dụng chính sách, sử dụng thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt lực lượng chức năng. Trước tình hình này, ngành hải quan đang siết chặt kiểm tra, giám sát, không để hàng quá cảnh trở thành kẽ hở cho gian lận thương mại.

Ngoài công tác giáo dục, chăm sóc, điều trị cho học viên cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy TP Huế, thời gian qua, các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Huế còn nỗ lực giúp đỡ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời và tránh xa ma túy

Theo dự báo, Thủ đô Hà Nội cùng với một số tỉnh thành ở miền Bắc Bộ thời tiết ban ngày nắng nóng oi bức, về chiều tối có thể có mưa. Khu vực Nam Bộ, thời tiết mưa dông cả ngày.

Ngày 15/7, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử 87 bị cáo liên quan đến sai phạm tại Công ty CP đầu tư kinh doanh Lộc Phúc có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Các bị cáo đã lập dự án bất động sản (BĐS) “ma” lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài trong 20 ngày…

Chiều 15/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 7 đối tượng là quản lý và nhân viên Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về hành vi “Lừa dối khách hàng”, quy định tại khoản 2 Điều 198 BLHS. Trong số đó, Cơ quan điều tra đã bắt tạm giam đối với 4 bị can; ra lệnh cấm đi khởi nơi cư trú 3 bị can để tiếp tục điều tra, làm rõ sai phạm của phòng khám.

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra vào hồi 16h46', ngày 13/7 tại Km 32+100, Quốc lộ 46A, thuộc khối Ba Hà, xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra đối với Trần Hữu Ba (SN 1988), trú tại xã Vạn An, tỉnh Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.