Tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, thủy sản cho doanh nghiệp

09:12 08/08/2021

Dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), hộ sản xuất kinh doanh, nuôi trồng do phải tăng chi phí sản xuất, giảm công nhân, giảm công suất nhà máy.

Đồng thời, đại dịch đang làm gián đoạn khâu lưu thông, vận chuyển, làm thời gian vận chuyển hàng xuất khẩu (XK) kéo dài, hàng hoá nằm chờ tại các cảng chậm XK do thiếu tàu, thiếu container rỗng, cước phí tàu tăng gấp nhiều lần đang  khiến không ít DN, lãnh đạo địa phương đau đầu,“đứng ngồi không yên”.

Tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, thủy sản cho doanh nghiệp -0
Hỗ trợ tối đa, giải quyết một cách nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa trong mùa dịch COVID-19. 

Tại Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thuỷ sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên do Bộ Công Thương tổ chức, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, lượng hàng hóa nông sản, thủy sản cần được hỗ trợ tiêu thụ tại 26 tỉnh, thành phố phía Nam, miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc là gần 5 triệu tấn lúa; 3,7 triệu tấn rau, củ quả; hơn 4 triệu tấn các loại trái cây như: thanh long, sầu riêng, bơ, nhãn, xoài, bưởi, cà phê, dứa, ca cao…; khoảng 120.000 tấn hải sản; 80.000 tấn lợn hơi; 600.000 tấn thịt gà và khoảng 400 triệu quả trứng…

Số lượng nông sản trên là rất lớn, do vậy trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cần khẩn trương tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông sản, thủy sản của các tỉnh khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên bằng những giải pháp hiệu quả, đồng bộ và mang tính kết nối cao từ các cơ quan quản lý đến các địa phương, hiệp hội ngành hàng, DN.

Ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc SaigonCo.op cho biết, hiện nay, SaigonCo.op đang phối hợp chặt chẽ với Liên minh Hợp tác xã tại các tỉnh, thành để hỗ trợ, phân phối các mặt hàng nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi không tiêu thụ được do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Đặc biệt, hai bên đang phối hợp xây dựng sàn giao dịch nông sản, hỗ trợ liên kết trao đổi thông tin, tăng tiêu thụ nông sản, thủy sản của các địa phương trên nền tảng thương mại điện tử. Cùng với đó, đơn vị liên tục điều chỉnh chính sách thu mua, phù hợp với từng thời điểm, chia sẻ khó khăn với người nuôi trồng.

Ở góc độ sàn TMĐT ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Công ty CP Công nghệ Sen đỏ khẳng định, với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Sen đỏ cam kết hỗ trợ 1:1 đối với các DN, HTX, hộ kinh doanh mới gia nhập trên Sen đỏ trong thời gian đầu để tư vấn mở cửa hàng và đăng bán sản phẩm trên Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia và nông nghiệp số. Bên cạnh đó, Sen đỏ cũng sẽ hỗ trợ miễn phí vận chuyển, truyền thông quảng cáo cũng như các cách thức duy trì kinh doanh dài hạn trên Sen đỏ.

Trong khi đó, đối với việc XK, ông Nguyễn Đình Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty VINA T&T GROUP cho biết, từ khi dịch bùng phát mạnh mẽ đã gây ra một số vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng đến XK rau quả của DN. Trước tiên là vùng nguyên liệu đang bị phong toả, giãn cách, thiếu hụt lớn lực lượng lao động. Thời gian làm việc của DN giảm, nhà máy bình thường xử lý khoảng 200 tấn trái cây/ngày thì nay chỉ còn 30-40% công suất. Đáng chú ý, giá cước vận tải đường biển hiện nay đã tăng gấp khoảng 5 lần so với trước khi bùng phát dịch COVID-19. Nhưng hiện các hãng tàu cũng đang rất hạn chế vận chuyển hàng lạnh vì giá thành vận chuyển bằng hàng khô nhưng rủi ro cao.

Trong bối cảnh hiện tại nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu, ông Nguyễn Đình Tùng kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải, cụ thể là Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức làm việc với các hãng tàu, thương lượng theo hướng ưu tiên vận chuyển hoặc ít nhất là vận chuyển một phần hàng lạnh. Nếu hãng tàu ngừng vận chuyển hàng lạnh sẽ gây ách tắc XK, sản xuất ra không tiêu thụ được.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng cho biết, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Chính phủ, đồng thời đề nghị Bộ Công Thương, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Tây Nguyên triển khai nhiều giải pháp. Đó là, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, hoạt động các cảng cá, tàu đánh bắt hải sản… vừa đáp ứng điều kiện phòng, chống dịch, vừa không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, ảnh hưởng sinh kế của hàng ngàn hộ nông dân kể cả trước mắt và lâu dài.

Bên cạnh đó, chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, giết mổ và bảo quản, tiêu thụ nông sản. Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ giá điện sản xuất cho các DN sản xuất, chế biến nông, thủy sản để tăng cường mua nông sản bảo quản sản phẩm đông lạnh...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, trong hoàn cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh, thì việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của cả nước càng trở nên cấp bách. Do đó, các địa phương cần rà soát nắm chắc số lượng chủng loại sản phẩm cần tiêu thụ, có giải pháp để tự cân đối nhu cầu tại chỗ, số còn lại phải khẩn trương kết nối với ngành Công Thương, NN&PTNT, Quản lý thị trường cấp tỉnh, thành phố; kết nối với hai Tổ công tác đặc biệt của hai Bộ và các Vụ, Cục chức năng của hai Bộ; kết nối với các hiệp hội, ngành hàng, các DN thu mua, tập đoàn phân phối… để được tư vấn hỗ trợ tiêu thụ khẩn cấp. Trong đó, các DN thu mua cần thực hiện các biện pháp bắt buộc (tiêm ngừa vaccine, xét nghiệm cho người và cấp mã QR cho phương tiện vận tải hàng hóa).

“Bộ Công Thương cùng Bộ NN&PTNT cam kết hỗ trợ tối đa, giải quyết một cách nhanh chóng trong thẩm quyền của mình. Trường hợp vượt thẩm quyền sẽ có các trao đổi với các Bô, ngành và kiến nghị Chính phủ để quan tâm giải quyết”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Lưu Hiệp

Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, những người bạn quốc tế, cũng là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị, đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam - gọi đây là biểu tượng của chính nghĩa và tình đoàn kết quốc tế.

Dòng người cứ tăng dần, mỗi phút trôi qua lại có rất nhiều phần vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được mọi người "xí phần” làm chỗ chờ xem diễu binh vào ngày 30/4.

Khởi chiếu vào những ngày tháng tư lịch sử, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Một bộ phim nữa cùng khai thác đề tài chiến tranh cách mạng là “Mưa đỏ” cũng đang được tích cực hoàn thiện để ra rạp vào ngày 2/9. Như vậy, cùng với những bộ phim kinh điển ghi dấu trước đó, niềm hân hoan, tự hào về ngày thống nhất 30/4 vẫn luôn là nguồn cảm hứng dạt dào với những người làm điện ảnh...

Công an tỉnh Vĩnh Long khẩn trương điều tra làm rõ diễn biến hành vi gây án của Nguyễn Vĩnh Phúc, người đã dùng súng bắn Nguyễn Văn Bảo Trung và các tình tiết liên quan. Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an kiểm tra toàn bộ hồ sơ vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 4/9/2024 làm con của Phúc tử vong và quá trình giải quyết khiếu nại trong vụ việc.

Những ngày tháng Tư lịch sử, Facebook “nhuộm màu đỏ” mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống đất nước đất nước. Giữa những bộn bề mạng xã hội – nơi tưởng như quá ít điểm dừng – lực lượng Công an đã lặng lẽ biến từng dòng tin, từng bài viết thành những “cánh cửa” dẫn người xem trở về với cội nguồn. Những trang fanpage vốn gắn liền với công tác điều tra, phòng chống tội phạm…, bỗng trở thành nơi lưu giữ ký ức, nơi khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách rất đỗi dịu dàng, gần gũi.

Từ 19h ngày 29/4 đến sáng 30/4, Công an các phường Võ Thị Sáu (quận 3), phường Bến Nghé và Bến Thành (quận 1, TP Hồ Chí Minh) cùng các đơn vị khác thuộc Công an TP Hồ Chí Minh bắt đầu điều phối hàng ngàn người dân đang ngồi chờ xem diễu binh.

Phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách trong những ngày đầu mới giải phóng, nhưng với truyền thống năng động, sáng tạo cả trong những thời điểm khó khăn và trong sự nghiệp đổi mới, TP Hồ Chí Minh đã vững vàng trở thành đô thị đầu tàu của cả nước từ nhiều năm qua. Trước vận hội mới của đất nước, thành phố mang tên Bác đã sẵn sàng tạo đà để tăng tốc… 

Với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là 50 kiều bào mới được TP Hồ Chí Minh biểu dương (25/4), những người con đã và đang sống xa Tổ quốc đã có chia sẻ cảm xúc, tình cảm về ngày trọng đại 30/4 lịch sử; những tâm tư, nguyện vọng, đồng thời kết nối sâu sắc hơn nữa tình cảm dành cho quê hương, đất nước, phát huy nguồn lực kiều bào trong giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai đã đặt Liên minh châu Âu (EU) vào một thế lưỡng nan phức tạp: hoặc thích nghi với một nước Mỹ mang đậm chủ nghĩa đơn phương và lợi ích quốc gia thuần túy, hoặc phải tự xây dựng khả năng tự chủ chiến lược mạnh mẽ hơn để bảo vệ các lợi ích sống còn của mình.

Ngày 29/4, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định chính thức đặc xá cho 8.055 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và một người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Như vậy, có ít nhất 8.056 gia đình đang trong niềm vui chuẩn bị đón chào người thân trở về.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.