Thất thoát nguồn nhân lực du lịch sau đại dịch

09:25 23/08/2022

Sau đại dịch COVID-19, du lịch nội địa "bùng nổ". 7 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch nội địa vượt chỉ tiêu đặt ra cho toàn năm 2022. Du lịch quốc tế từng bước được phục hồi. Trong khi đó, nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Theo GS.TS Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch Liên Chi hội Đào tạo Du lịch Việt Nam, khách quốc tế đến Việt Nam còn ít, khách sạn 4-5 sao chưa thể hoạt động bình thường trở lại. Việc khôi phục chậm của các khách sạn 4-5 sao sẽ khiến cho lao động có chất lượng cao không thể tiếp tục chờ đợi, chuyển sang các ngành khác và có thể không quay trở lại ngành du lịch. Do đó, thời gian tới có thể xảy ra khả năng thiếu hụt nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong hoạt động lưu trú.

nhan luc luu tru du lich1.jpg -0
Phục hồi nhân lực tại các cơ sở lưu trú cần tương xứng với tốc độ phục hồi du lịch sau dịch. Ảnh minh họa.

Số liệu từ Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch cũng cho thấy, hiện nay ngành du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người. Dự báo tăng trưởng du lịch Việt Nam 10 năm tới khá lạc quan, đến năm 2025 khối cơ sở lưu trú du lịch cần hơn 800.000 lao động và năm 2030 cần hơn 1 triệu lao động; giai đoạn 2022 - 2030, cần bổ sung trung bình mỗi năm trên 60.000 lao động.

Tuy nhiên, theo nhận định của Vụ Khách sạn, nhân lực du lịch hiện tại suy giảm cả số lượng và chất lượng so với thời điểm năm 2019. Lực lượng lao động trực tiếp khối cơ sở lưu trú du lịch hiện chưa đến 400.000 người, đáp ứng hơn 70% nhu cầu với công suất buồng trung bình dưới 50%, định mức chưa tới 0,6 lao động/buồng. Tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn, định mức trung bình chỉ khoảng 0,4 lao động/buồng.

Đặc biệt, thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao, nhất là quản trị cấp cao. Sự mất cân đối nhân lực theo vùng miền khiến nhiều khu vực tăng trưởng nóng về khách du lịch nhưng chất lượng dịch vụ thấp hơn khu vực khác và không ổn định. Vì vậy, việc khôi phục và phát triển nhân lực cơ sở lưu trú du lịch cho phù hợp yêu cầu thực tiễn đang rất cấp bách.

Khẳng định việc khôi phục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết, TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch nhận định: Ngành du lịch cả nước đang chứng kiến cuộc "đại tuyển dụng" quy mô lớn bậc nhất từ trước đến nay, khi rất nhiều đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ ráo riết tìm kiếm lao động.

Trong khi đó, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao của Việt Nam đã được đào tạo cơ bản, đáp ứng được những yêu cầu về nghề du lịch ASEAN, đáp ứng yêu cầu du lịch quốc tế,  có nhiều cơ hội mở rộng nghề nghiệp ra thị trường quốc tế với mức lương cao, sự hấp dẫn trong phương pháp làm du lịch chuyên nghiệp… Thực trạng này dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực quản trị chất lượng cao của Việt Nam.

Ông Tuấn cũng khuyến nghị, để duy trì phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng xu hướng phát triển hiện nay, các cơ sở lưu trú cần có các chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân lao động giàu kinh nghiệm, chất lượng cao, khuyến khích, thu hút, kêu gọi người lao động đã có kinh nghiệm trở lại làm việc, tăng cường đào tạo lao động tại chỗ, chủ động kết nối với cơ sở đào tạo du lịch trong việc cập nhật thông tin, hợp tác, liên kết đào tạo nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Các cơ sở đào tạo cũng cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, có chương trình, phương pháp đào tạo khoa học, tích cực tham gia liên kết, hợp tác đào tạo nhân lực du lịch theo đơn đặt hàng của các bên có nhu cầu. Bên cạnh đó, người lao động cần chủ động học hỏi, tăng cường nghiệp vụ, các kỹ năng ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, phân tích dữ liệu, vận hành và tăng cường, trau dồi, nâng cao các kỹ năng mềm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục đề xuất ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phục hồi hoạt động kinh doanh, thu hút trở lại lực lượng lao động chuyên nghiệp và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch…

N.Nguyễn

Thông tin tại họp báo của Bộ Công an chiều 4/4 về kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến lãng phí thời gian qua, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho biết, từ đầu năm đến nay đã khởi tố 15 vụ/59 bị can, tăng 50% số vụ, 34% số bị can so với cùng kỳ năm 2024 về các tội phạm liên quan đến lãng phí.

Trung Quốc áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ, động thái đáp trả việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó công bố thuế đối ứng 34% với hàng Trung Quốc.

Chiều tối 4/4, tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã chủ trì Họp báo cung cấp thông tin về các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025); tình hình, kết quả các mặt công tác Công an Quý I/2025.

Trong ngày hôm nay (4/4), sáu trận động đất liên tiếp đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Hầu hết các trận động đất có độ lớn trên 3.0, có thể gây rung chấn nhẹ trên bề mặt nhưng rất ít khả năng gây thiệt hại.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương ngày 4/4, bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, ngày 3/4, Ủy ban đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan vụ việc kẹo rau củ Kera.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.