“Thúc” xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu

16:28 16/12/2021

Trong các vướng mắc về xử lý nợ xấu, thì xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) là vấn đề đang gây “đau đầu” nhất của các tổ chức tín dụng (TCTD). Việc xử lý kéo dài không những gây thiệt hại cho các ngân hàng, mà còn làm lệch lạc chủ trương của Nhà nước, gây trầm trọng thêm tình trạng nợ xấu của các TCTD.

Ngân hàng thiệt hại vì “mắc kẹt” với tài sản đảm bảo

Ngày 10/5/2017, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chi nhánh Đông Đô (Huế) cho Công ty TNHH Sikar (địa chỉ tại Km 780, Quốc lộ 1A, Thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) vay Hợp đồng tín dụng Số 0405/2017/HĐHM-DN.HUE (tái cấp hạn mức trên cơ sở HĐTD số 01/2016/HĐHM/PVB-CNĐĐ ngày 3/2/2016 của PVcomBank Đông Đô. Tổng nghĩa vụ phải trả của Sikar đến ngày 26/7/2021 là 22. 859.483.805 đồng bao gồm khoản nợ gốc là 14.000.000.000 đồng, nợ lãi là 8.859.483.805 đồng.

Công ty bị bỏ hoang.

TSĐB của khoản vay định giá gần nhất vào ngày 8/8/2018 gồm Dây chuyền sản xuất rượu; Dây chuyền sản xuất bao bì giấy carton; Hệ thống chưng cất rượu và nông sản; Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết và nước giải khát; Dây chuyền sản xuất thực phẩm chức năng; Nhà xưởng tại Cụm công nghiệp; Nhà và quyền sử dụng đất Hộ ông Trần Hữu Bằng (Giám đốc Sikar, người đứng tên hợp đồng vay vốn) tại  69 Lê Duẩn, thị trấn Hải Lăng, gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất - tổng cộng là 22.207.000.000 đồng.

Được biết, sau khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và không còn khả năng thanh toán, tháng 5/2018, PVcomBank đã khởi kiện và được TAND Hải Lăng thụ lý, giải quyết. Tuy nhiên, vụ việc đã bị đình chỉ do Sikar có Đơn đề nghị mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục phá sản, quản tài viên (PVcomBank cùng tham gia) đã kiểm kê và phát hiện một số TSBĐ tại Nhà máy Sikar có sự thay đổi về hiện trạng so với thời điểm thế chấp.

Dây chuyền sản xuất dừng hoạt động.

Tuy nhiên, phía TAND huyện Hải Lăng không có ý kiến gì đối với nội dung này và đã hoàn thiện hồ sơ và tổ chức 2 lần Hội nghị chủ nợ (ngày 22/1/2019 và ngày 25/7/2019), song đều phải tạm hoãn do tỷ lệ chủ nợ không có bảo đảm tham gia Hội nghị không đủ điều kiện theo Luật phá sản.

Đến ngày 21/1/2020, TAND huyện Hải Lăng đã chuyển hồ sơ cho VKSND huyện Hải Lăng xem xét vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả. Sau khi tiếp nhận giải quyết, VKSND Hải Lăng đã chuyển hồ sơ cho Công an Hải Lăng để điều tra có dấu hiệu hình sự theo quy định và đến nay chưa có kết luận cuối cùng.

Theo PVcomBank, quá trình xử lý kéo dài từ năm 2018 đến nay là đã 3 năm, nhà băng này đã chịu các thiệt hại về chi phí tạm ứng để bảo vệ tài sản, PVcomBank phải tự bỏ tiền để trông giữ TSBĐ tại Nhà máy Sikar. Song, thiệt hại lớn nhất đó là TSBĐ của PVcomBank bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian.

“Nhận thấy giá trị TSBĐ có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng do vụ việc bị kéo dài và không có đơn vị đầu mối thực hiện công tác bảo vệ nên PVcomBank đã nhiều lần có văn bản đề nghị Tòa án, quản tài viên, VKS, Cơ quan CSĐT đẩy nhanh quá trình giải quyết và thống nhất phương án bảo vệ và xử lý các TSBĐ tại Nhà máy nhưng đến nay vẫn không nhận được ý kiến phản hồi.  

Việc quá trình xử lý bị kéo dài từ tháng 5/2018 đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm đã khiến các TSBĐ của PVcomBank tại Nhà máy Sikar xuống cấp nghiêm trọng, và việc này có thể khiến PVcomBank không thể thu hồi được bất kỳ khoản nợ nào của Sikar, sau khi trừ các chi phí bảo vệ, xử lý TSBĐ”, PVcomBank cho biết.

Kiến nghị tăng quyền cho tổ chức tín dụng

PVcomBank chỉ là một trong những ví dụ điển hình gặp khó vì xử lý TSBĐ. Tại Điều 14 Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu quy định: “Sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét không thấy ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận đảm bảo là TCTD”. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích cụ thể về việc “xử lý vụ án và thi hành án” theo quy định tại Điều 14 nói trên.

Nhà xưởng xuống cấp nghiêm trọng.

Do đó, việc có hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là TSBĐ của khoản nợ xấu hay không và hoàn trả vào thơi gian nào sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến các TCTD rất chậm nhận được tài sản để xử lý, thu hồi nợ của các khoản nợ xấu.

Ngoài ra, hiện chỉ mới quy định về việc hoàn trả tài sản là vật chứng trong các vụ án hình sự cho các TCTD mà chưa có quy định về hoàn trả TSBĐ là tang vật của các vụ việc hành chính cho các TCTD.

Trước thực tế đó, cộng thêm với nhiều tồn tại trong quá trình xử lý nợ xấu, mới đây, Chính phủ chính thức kiến nghị Quốc hội ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu, trong đó tăng quyền cho các TCTD.

Đáng chú ý, Chính phủ kiến nghị Luật riêng về xử lý nợ xấu sửa đổi các quy định về việc thu giữ TSBĐ theo hướng TCTD có quyền thu giữ tài sản cho khoản nợ xấu mà không cần phải có thỏa thuận về việc bên nhận bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ trong hợp đồng bảo đảm.

Cùng với đó, Chính phủ cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42 theo hướng bổ sung quy định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng có khoản nợ là nợ xấu; bổ sung quy định về việc hoàn trả TSBĐ là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu. Cụ thể, xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ gia; đặc biệt là quy định liên quan đến thuế (bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong quá trình xử lý TSBĐ khi thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng).

Đồng thời, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Toà án nhân dân các cấp về việc triển khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết nhanh chóng yêu cầu khởi kiện theo quy định của Nghị quyết số 42 và Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP; Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Cơ quan thi hành án dân sự sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác định chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42; Phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự sớm xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và cho phép các TCTD được tra cứu trích xuất…

Lệ Thúy

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文