Tiếp sức cho hộ nghèo vượt khó

20:42 24/05/2024

Sau hơn hai năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được vay vốn phát triển kinh tế. Nguồn vốn này tiếp sức cho người dân chuyển đổi nghề, có thu nhập ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hàng trăm hộ nghèo được vay vốn ưu đãi

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 28) về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2021 - 2025). Nghị định số 28 quy định về một số chính sách tín dụng ưu đãi, trong đó có nội dung hỗ trợ hộ nghèo là người DTTS, dân tộc Kinh sinh sống ở thôn, xã đặc biệt khó khăn và miền núi vay vốn để chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất. Mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Theo đó, các hộ nghèo được vay vốn phải có phương án phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay. Căn cứ vào phương án vay vốn, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang sẽ thẩm định và thỏa thuận với các hộ về thời gian cho vay, tối đa là 10 năm.

Mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình anh Tống Văn Liên cho hiệu quả kinh tế cao.

Hơn 2 năm qua, chính sách cho vay vốn ưu đãi theo Nghị định 28 được thực hiện tại 5 huyện trong tỉnh gồm: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế và Lạng Giang. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, hàng trăm hộ nghèo đã mạnh dạn mở rộng mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi nghề, từng bước phát triển sản xuất, có thêm thu nhập. Tiêu biểu như gia đình anh Tống Văn Liên, dân tộc Cao Lan, thôn Nghè Mản, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam. Khoảng 3 năm trước, cuộc sống gia đình anh rất khó khăn, là hộ nghèo của thôn, 2 con nhỏ, mọi chi tiêu sinh hoạt chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng.

Để phát triển kinh tế, anh từng nuôi chim bồ câu song do không có vốn mua con giống, xây dựng chuồng trại chắc chắn nên mỗi năm chỉ nuôi từ 100 - 200 đôi, thu nhập không cao. Trong lúc khó khăn, cuối năm 2022, gia đình được NHCSXH huyện cho vay 100 triệu đồng với lãi suất 3,3%/năm trong 4 năm để mở rộng quy mô nuôi chim bồ câu.

Anh Liên cho biết: “Được vay vốn, tôi đã cải tạo vườn, xây hai dãy nhà nuôi chim bồ câu Pháp; tăng quy mô đàn, lứa nọ gối lứa kia, lúc nào trong chuồng cũng có khoảng 1 nghìn đôi chim. Từ cuối năm ngoái đến nay, mỗi tháng, tôi bán 700 đôi chim thương phẩm, với giá từ 120 - 140 nghìn đồng/đôi, gia đình thu về khoảng 90 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi 10 - 15 triệu đồng/tháng”. Có thu nhập ổn định, cuộc sống dần khấm khá, anh Liên dự kiến cuối năm nay tiếp tục mở rộng quy mô nuôi chim bồ câu thương phẩm.

Tương tự, một số hộ dân khác cùng thôn anh Liên và ở các xã: Tam Dị, Lục Sơn, Vô Tranh, Bảo Sơn (huyện Lục Nam) cũng được vay vốn tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 để chăn nuôi trâu, bò.

Tại huyện Yên Thế có tổng số 39 hộ nghèo được vay vốn chuyển đổi nghề theo Nghị định 28. Gia đình bà Phạm Thành Huế ở thôn Trại Sáu, xã Hồng Kỳ là ví dụ. Bà Huế chia sẻ: Nhiều năm qua, chồng bà bị tai nạn nằm liệt một chỗ, cuộc sống gia đình vì thế gặp nhiều khó khăn, thuộc diện hộ nghèo. Được NHCSXH huyện rà soát, thẩm định, cho vay 100 triệu đồng vào cuối năm 2022, bà đã mua trâu và bò nái về chăn nuôi. Cuối năm ngoái, gia đình bà Huế bán gia súc thương phẩm, thu lãi hàng chục triệu đồng. Qua bình xét của địa phương, đến nay gia đình bà Huế đã thoát nghèo.

Giám sát chặt việc sử dụng vốn

Theo báo cáo của chi nhánh NHCSXH tỉnh, hơn 2 năm qua, thực hiện Nghị định 28, toàn tỉnh đã giải ngân gần 30,8 tỷ đồng cho 329 hộ nghèo sinh sống ở vùng DTTS, miền núi vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trừng, chuyển đổi nghề… Qua đánh giá bước đầu, các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích, có thu nhập ổn định, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thực tế cho thấy, việc triển khai chính sách cho vay vốn ưu đãi theo Nghị định 28 đã có tác động tích cực giúp các hộ nghèo sinh sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi có thêm nguồn lực để vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính sách này thể hiện sự quan tâm, đồng hành của Đảng, Nhà nước đối với người dân vùng đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả tiêu chí thu nhập của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Với tinh thần triển khai chính sách cho vay nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện và hiệu quả, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số văn bản, kế hoạch chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan… tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến chính sách đến người dân sinh sống ở vùng đồng bào DTTS, miền núi. Chi nhánh tập trung chỉ đạo NHCSXH các huyện tham mưu UBND huyện rà soát chính xác các trường hợp được thụ hưởng chính sách.

Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Nguyễn Văn Cảnh cho biết: Căn cứ vào danh sách các trường hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị chỉ đạo các phòng chuyên môn, NHCSXH các huyện phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay; tập trung giải ngân vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các hộ; phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay…”. Từ khi triển khai đến nay, các địa phương đã phối hợp kiểm tra hàng nghìn lượt hộ. Kết quả, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, trả lãi và gốc đúng thời hạn.

Thời gian tới, chi nhánh NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo NHCSXH các huyện phối hợp với các phòng chuyên môn rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách các trường hợp được thụ hưởng chính sách năm 2024 để giải ngân vốn bảo đảm theo lộ trình. Đồng thời quan tâm hướng dẫn các hộ hoàn thiện hồ sơ, thẩm định chặt chẽ bảo đảm cho vay đúng đối tượng.

PV

Chiều 5/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Công an nhân dân (CAND) đã tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An đồng chủ trì phối hợp phá thành công chuyên án, bắt nhóm 17 đối tượng đánh bạc trực tuyến với tổng số tiền giao dịch hơn 10 triệu USDT (tương đương hơn 250 tỷ đồng) xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An và một số tỉnh thành khác.

Ngày 5/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi cư trú đối với Trần Minh Khôi, SN 1976, ngụ phường Nguyễn Nghiêm, TP Quảng Ngãi, chỗ ở hiện nay quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh; nguyên Trưởng phòng Quản lý quy hoạch và xây dựng thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi về hành vi "Nhận hối lộ".

Lợi dụng việc giao dịch mua bán trên mạng xã hội, người mua và kẻ bán hàng không biết mặt nhau, Trần Văn Hải đóng vai người bán trong "kịch bản" này và người mua hàng ở "kịch bản" kia để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người còn lại. Chưa đầy 2 tháng đến khi bị bắt giữ, Hải cùng nhóm 6 đối tượng đồng hương đã chiếm đoạt khoảng 400 triệu đồng của rất nhiều người thuộc nhiều tỉnh, thành.

Với mục đích thu lợi bất chính từ việc giúp những người không đủ điều kiện được cấp thị thực xuất cảnh sang Canada lao động, Phùng Ngọc Hưng đã móc nối với một số đầu mối và chỉ đạo nhân viên làm giả hồ sơ tài liệu nhằm qua mắt các cơ quan chức năng của Việt Nam và Canada...

Người trông trẻ khai bé bị ngã đập đầu xuống đất, sau đó tỉnh táo sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, hôm sau bé lên cơn co giật nên được đưa đến bệnh viện nhưng đã tử vong. Chính quyền địa phương xác định, chủ cơ sở trông giữ trẻ chưa cung cấp được hồ sơ để đăng ký thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập theo quy định.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文