Ứng phó thời hậu COVID-19: Doanh nghiệp cần làm gì để lao động và sản xuất an toàn?

09:27 17/12/2021

Ngoài việc gia tăng các biện pháp phòng chống dịch tại nơi làm việc, nhiều doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng công nghệ trong vận hành để có thể thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.

“Bình thường mới” trong doanh nghiệp

Từng nghĩ sẽ phải giải thể công ty hồi giữa năm, đến nay, ông Phạm Tân chủ một doanh nghiệp lắp ráp đồ điện tử tại TP Hồ Chí Minh đang phải mở rộng nhà xưởng vì đơn hàng tăng cao. Dịch bệnh hồi tháng 6 tại đây khiến việc kinh doanh của hàng loạt công ty chịu ảnh hưởng, nhà xưởng cũng phải giảm một nửa nhân sự thường xuyên để đảm bảo giãn cách. Trong khi nhiều doanh nghiệp khác chấp nhận bỏ cuộc, ông Tân lại tự nhận mình may mắn vì đã sớm ứng dụng công nghệ.

Lấy ví dụ với nghiệp vụ xuất nhập hàng trong kho, chủ doanh nghiệp này cho biết trước đây sẽ cần gần 10 nhân sự, phụ trách nhập số liệu bằng tay. Trong dịch, ông buộc phải giảm nhân sự và thay thế bằng máy móc. Nhưng cũng nhờ đó, năng suất trong công việc này đã tăng gấp 5 lần. Thông tin về hàng hóa được nhập bằng cách quét mã QR, sau đó tự động đưa lên hệ thống với độ chính xác 100%. Một hệ thống Smart Office được ứng dụng giúp chủ doanh nghiệp này quản lý được tới từng đầu việc, từng nhân sự và tài sản. Nhờ đó, ông giảm được hàng loạt phòng, ban trung gian.

“Công nhân giảm được nhiều khâu nhờ tự động hóa, còn đội ngũ quản lý ở nhà cũng có thể làm việc. Chúng tôi đã giảm được một lượng lớn người có mặt tại cơ quan, qua đó góp phần hạn chế lây lan dịch bệnh mà vẫn đảm bảo sản xuất”, ông nói.

“Chuyển đổi số đã giúp chúng tôi giảm khoảng 70% nhân sự có mặt tại công ty, nhưng năng suất công việc đã tăng 50% so với trước đây”, ông Tân chia sẻ.

Theo quy định tạm thời về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” của Chính phủ, người dân và doanh nghiệp được xác định có vai trò trung tâm, là chủ thể trong công tác phòng chống dịch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Trong bối cảnh dịch bệnh dần được kiểm soát như hiện nay, nhiều doanh nghiệp như của ông Tân cũng đã tìm ra lối đi riêng để vừa khôi phục sản xuất - kinh doanh, vừa bảo vệ an toàn cho người lao động mà vẫn đảm bảo thực hiện các quy định phòng, chống dịch.

Ứng dụng công nghệ là chìa khóa thành công

Theo số liệu được công bố tại diễn đàn Chuyển đổi số Việt Nam mới đây, tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 800 nghìn doanh nghiệp. Từ đầu năm 2021 đến nay, qua các đợt đại dịch COVID-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các SME được đánh giá là thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Trước đây, các doanh nghiệp này chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp cả nước và đóng góp 45% GDP. Ứng dụng công nghệ được xem làm một trong những giải pháp then chốt giúp doanh nghiệp có thể sống sót và bứt phá.

Theo ông Dư Thái Hùng, , giám đốc TTCNTT  MobiFone - đơn vị cung cấp giải pháp số cho doanh nghiệp hiện nay, việc ứng dụng các nền tảng công nghệ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Nhờ công nghệ, doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi phương thức điều hành lãnh đạo, thay đổi quy trình làm việc và văn hóa công ty sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Những nghiệp vụ như giao tiếp, vận hành, kinh doanh, quản lý đều có thể thực hiện qua các nền tảng công nghệ, thay vì làm bằng tay như trước đây. Hiện nay, các nền tảng công nghệ do chính các công ty trong nước cũng đã hoàn toàn đáp ứng được những nghiệp vụ này, trở thành lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số toàn diện.

Với MobiFone, đơn vị này cũng đã phát triển hàng loạt giải pháp ứng dụng trong doanh nghiệp như: MobiFone Invoice, MobiCloud, MobiFone Meeting,... đem tới các giải pháp hỗ trợ tự động hoá cho các quy trình hành chính, lưu trữ dữ liệu nội bộ. Nhiều doanh nghiệp nhờ ứng dụng các giải pháp của MobiFone cũng đã có được những kết quả tích cực trong đại dịch và hứa hẹn bứt phá trong giai đoạn  bình thường mới”.

“Để có thể chuyển đổi số thành công, điều mà các doanh nghiệp cần làm là phải lựa chọn được một đối tác công nghệ tin cậy, có chuyên môn để cùng đồng hành trên chặng đường chuyển đổi số của mình. MobiFone sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong chặng đường sắp tới”, ông Dư Thái Hùng  cho biết.

An An

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

Tối 23/12 (giờ địa phương), tân Thủ tướng Pháp François Bayrou đã chính thức công bố thành phần nội các mới sau hơn 2 tuần kể từ khi được Tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm. Ông François Bayrou bày tỏ tự hào và tin tưởng vào một chính phủ được xây dựng hướng tới sự cân bằng với kinh nghiệm trong việc hòa giải và khôi phục niềm tin với tất cả người dân Pháp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文