Vì sao 5 năm chưa thể ban hành quy định hàng "made in Vietnam"?

20:03 07/08/2023

Liên quan đến quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam, trong báo cáo gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ Công Thương nêu hàng loạt vướng mắc, giải thích vì sao đến nay, sau 5 năm vẫn chưa thể đưa ra quy định, điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam) với hàng hóa lưu thông trong nước.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, quy định hàng “made in Vietnam” (sản xuất tại Việt Nam) được Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018. Một trong những điểm nghẽn khiến việc xây dựng tiêu chí xuất xứ hàng hóa cho hàng sản xuất tại Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí, điều kiện để doanh nghiệp xác định, thể hiện hàng hóa trên bao bì là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Đến năm 2019, khi đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành nội dung thông tư thì phát sinh các chính sách vượt thẩm quyền của Bộ Công Thương. Vì vậy, Bộ Công Thương đã xin chuyển hướng sang xây dựng nghị định.

Năm 2021, Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được ban hành, và nội dung về cách ghi nhãn hàng hóa được đưa vào văn bản này. Tức là quy định “sản xuất tại Việt Nam" sẽ chỉ tập trung vào việc đưa ra bộ tiêu chí xuất xứ để xác định hàng sản xuất tại Việt Nam, là cơ sở ghi nhãn xuất xứ hàng hóa. Việc xây dựng văn bản “sản xuất tại Việt Nam” ở cấp nghị định, theo đánh giá của Bộ Công Thương, lúc này không còn cần thiết. Đồng thời, do đây là quy định mới, phạm vi rộng, Bộ Công Thương đã kiến nghị ban hành ở cấp thông tư để có thể linh hoạt hơn khi cần điều chỉnh chính sách phù hợp với nhu cầu và tác động của thực tiễn.

5 năm chưa thể ban hành quy định hàng
Xác định tiêu chí và tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp là nguyên nhân khiến việc xây dựng tiêu chí "made in Vietnam" gặp khó khăn.

“Đến tháng 5/2022, Chính phủ đồng ý cho Bộ Công Thương quay trở lại xây dựng quy định ở cấp thông tư, thay vì nghị định. Song những vướng mắc về thẩm quyền ban hành đang "vênh" với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương. Việc quy định ở cấp thông tư về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” sẽ mang tính pháp lý chặt chẽ hơn quy định hiện nay với hàng trong nước, trên cơ sở căn cứ pháp lý chưa rõ ràng, vững chắc nên "tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp”, Bộ Công Thương lý giải việc chậm trễ hoàn tất xây dựng các quy định.

Cơ quan này cũng cho biết, thực tế hiện nay, khi thông tư chưa được ban hành, doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc của Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Cùng đó, trong thời gian 5 năm thực hiện xây dựng quy định, Bộ Công Thương chỉ nhận được một số văn bản của 16 doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn xác định hàng hóa có được phép dán nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam hay không. Đồng thời, sau khi được hướng dẫn thực hiện, các doanh nghiệp này không có phản ánh về việc gặp khó khăn hay vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Một trong những khó khăn được Bộ Công Thương nêu ra chính là nếu quy định “xuất xứ hàng hóa” là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, mọi hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định. Điều này sẽ có tác động rất lớn với doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, Bộ Công Thương cho rằng, việc ban hành quy định, điều kiện mới, có khả năng phát sinh chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là chưa phù hợp. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng Bộ Tư pháp và các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý những vướng mắc về thẩm quyền ban hành thông tư và xem xét ban hành quy định này theo thẩm quyền tại thời điểm thích hợp để hạn chế tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu Hiệp

Từ ngày 30/6 - 5/7, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại Australia nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác hơn nữa về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ giữa Bộ Công an Việt Nam với Cảnh sát Australia.

Sau hơn 1 năm được phép thí điểm, từ ngày 1/7, 70 xe điện loại 5-14 chỗ phục vụ du khách trong và ngoài nước tại khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh, kết nối các điểm tham quan, du lịch, di tích, khu vui chơi, thương mại như bến Nhà Rồng, cầu Khánh Hội, Nhà hát Thành phố, chợ Bến Thành… đã chính thức dừng hoạt động.

Đang công tác tại Phân trại tạm giam khu vực Phụng Hiệp, Trại Tạm giam Công an TP Cần Thơ, Hạ sĩ Lê Kiên được Bộ Công an triệu tập tham gia Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới năm 2025 tại thành phố Birmingham, bang Alabama, Hoa Kỳ. Anh đã xuất sắc giành 2 huy chương Vàng ở môn Jujitsu.

Do cần tiền ăn tiêu, Thành hỏi vay bạn số tiền 2 tỷ đồng. Khi bạn yêu cầu phải có tài sản thế chấp, Thành làm giả “sổ đỏ” rồi thuê người đánh giày đóng giả làm bố vợ xác nhận thông tin trên sổ đỏ giả là đúng. Sau khi vay được tiền của bạn, Thành chỉ trả lãi một phần nhỏ rồi bỏ trốn.

Trước thông tin về bảng điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập được viết tay và đang lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều phụ huynh “đứng ngồi không yên”, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội xác nhận, các bảng điểm hiện được đưa lên một số nhóm trên mạng xã hội là không chính xác.

Ngày 4/7, thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, việc thay đổi, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất. Để thuận lợi cho người dân, Bộ KH&CN vừa ban hành văn bản mới về quy định này.

Sau gần hai năm rưỡi triển khai đồng bộ và toàn diện, lực lượng 363 Công an TP Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác đảm bảo TTATXH. Với cơ chế tổ chức linh hoạt, phương thức hoạt động tuần tra khép kín trên các tuyến, địa bàn trọng yếu, kết hợp giữa thông tin nghiệp vụ với tuần tra công khai, sự hiện diện kịp thời và hiệu quả của lực lượng 363 đã tạo ra những chuyển biến tích cực, rõ nét…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.