Vì sao 5 năm chưa thể ban hành quy định hàng "made in Vietnam"?

20:03 07/08/2023

Liên quan đến quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam, trong báo cáo gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ Công Thương nêu hàng loạt vướng mắc, giải thích vì sao đến nay, sau 5 năm vẫn chưa thể đưa ra quy định, điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam) với hàng hóa lưu thông trong nước.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, quy định hàng “made in Vietnam” (sản xuất tại Việt Nam) được Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018. Một trong những điểm nghẽn khiến việc xây dựng tiêu chí xuất xứ hàng hóa cho hàng sản xuất tại Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí, điều kiện để doanh nghiệp xác định, thể hiện hàng hóa trên bao bì là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Đến năm 2019, khi đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành nội dung thông tư thì phát sinh các chính sách vượt thẩm quyền của Bộ Công Thương. Vì vậy, Bộ Công Thương đã xin chuyển hướng sang xây dựng nghị định.

Năm 2021, Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được ban hành, và nội dung về cách ghi nhãn hàng hóa được đưa vào văn bản này. Tức là quy định “sản xuất tại Việt Nam" sẽ chỉ tập trung vào việc đưa ra bộ tiêu chí xuất xứ để xác định hàng sản xuất tại Việt Nam, là cơ sở ghi nhãn xuất xứ hàng hóa. Việc xây dựng văn bản “sản xuất tại Việt Nam” ở cấp nghị định, theo đánh giá của Bộ Công Thương, lúc này không còn cần thiết. Đồng thời, do đây là quy định mới, phạm vi rộng, Bộ Công Thương đã kiến nghị ban hành ở cấp thông tư để có thể linh hoạt hơn khi cần điều chỉnh chính sách phù hợp với nhu cầu và tác động của thực tiễn.

Xác định tiêu chí và tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp là nguyên nhân khiến việc xây dựng tiêu chí "made in Vietnam" gặp khó khăn.

“Đến tháng 5/2022, Chính phủ đồng ý cho Bộ Công Thương quay trở lại xây dựng quy định ở cấp thông tư, thay vì nghị định. Song những vướng mắc về thẩm quyền ban hành đang "vênh" với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương. Việc quy định ở cấp thông tư về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” sẽ mang tính pháp lý chặt chẽ hơn quy định hiện nay với hàng trong nước, trên cơ sở căn cứ pháp lý chưa rõ ràng, vững chắc nên "tiềm ẩn nhiều rủi ro về pháp lý, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp”, Bộ Công Thương lý giải việc chậm trễ hoàn tất xây dựng các quy định.

Cơ quan này cũng cho biết, thực tế hiện nay, khi thông tư chưa được ban hành, doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc của Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Cùng đó, trong thời gian 5 năm thực hiện xây dựng quy định, Bộ Công Thương chỉ nhận được một số văn bản của 16 doanh nghiệp đề nghị hướng dẫn xác định hàng hóa có được phép dán nhãn hàng sản xuất tại Việt Nam hay không. Đồng thời, sau khi được hướng dẫn thực hiện, các doanh nghiệp này không có phản ánh về việc gặp khó khăn hay vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Một trong những khó khăn được Bộ Công Thương nêu ra chính là nếu quy định “xuất xứ hàng hóa” là một nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, mọi hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định. Điều này sẽ có tác động rất lớn với doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn, Bộ Công Thương cho rằng, việc ban hành quy định, điều kiện mới, có khả năng phát sinh chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp là chưa phù hợp. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng Bộ Tư pháp và các bộ, ngành nghiên cứu, xử lý những vướng mắc về thẩm quyền ban hành thông tư và xem xét ban hành quy định này theo thẩm quyền tại thời điểm thích hợp để hạn chế tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Lưu Hiệp

Ngày 16/5, tin từ Phú Thọ cho biết, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia, nghi phạm ám sát Thủ tướng Robert Fico được xác định là Juraj Cintula. Người này từng là nhân viên an ninh và là người sáng lập một câu lạc bộ văn học tại miền Trung nước này.

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với kinh phí 248 tỷ đồng được khánh thành vào ngày 27/4/2024. Kỳ vọng của người dân khi có hệ thống thoát nước này là họ sẽ thoát cảnh ngập nặng như những năm trước đây mỗi khi mưa lớn. Tuy nhiên, cơn mưa lớn chiều ngày 15/5, cảnh ngập sâu tái hiện gây khó khăn, nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện...

Ngày 16/5, Tạp chí Forbes công bố danh sách "30 Under 30 Asia" năm 2024, gồm các tài năng dưới 30 tuổi trong nhiều lĩnh vực ở châu Á. Thật vinh dự khi em Trần Tuấn Minh, sinh viên năm thứ ba, ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học VinUni, đã góp mặt ở hạng mục Tác động xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文