Vĩnh Phúc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh

08:00 07/11/2024

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã quan tâm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, triển khai ứng dụng nhiều đề tài khoa học, công nghệ mới, tiên tiến vào thực tiễn và đạt kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) thời kỳ hội nhập.

Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, kinh doanh

So với một số địa phương nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên… nguồn kinh phí đầu tư phát triển khoa học - công nghệ (KHCN) của tỉnh Vĩnh Phúc ở mức cao. Chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và hệ thống các trường, trung tâm đào tạo cán bộ công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN được quan tâm.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang cho các trường, bố trí gần 300 tỷ đồng để mua sắm thiết bị đào tạo hiện đại trang bị cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như hàn robot, máy tiện CNC, các thiết bị lập trình kết nối tạo ra thiết bị tự động hóa cao, các phòng học mô phỏng và thiết bị mô phỏng có độ tương tác cao...; đồng thời ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giảng dạy. Công tác nghiên cứu khoa học đã phát huy hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Nhờ vậy có rất nhiều nhiệm vụ KHCN ở các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục đã được ứng dụng, duy trì, nhân rộng trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

HTX Dịch vụ nông nghiệp kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương thêm cơ hội mở rộng vùng sản xuất nhờ việc tham gia Dự án xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho hộ sản xuất nhỏ tại Vĩnh Phúc.

Trong sản xuất công nghiệp, việc ứng dụng kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường, đầu tư cải tiến, đồng bộ hóa công nghệ sản xuất những ngành có lợi thế của tỉnh từng bước được các doanh nghiệp (DN) quan tâm triển khai. 10 năm qua (2013-2023), trên địa bàn tỉnh đã có 5 hội thi được tổ chức với 573 giải pháp của 1.004 tác giả với những sáng kiến cải tiến công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế lớn ở các DN như Thép Việt Đức, Prime Group…Các dự án đầu tư vào tỉnh đều được thẩm định công nghệ trước khi cấp phép nhằm loại bỏ công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng, quy mô công trình, dự án nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh tăng cao. Chỉ riêng 2 năm 2020, 2021, tỉnh đã phê duyệt 14 đề tài liên quan đến công tác nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm sản với tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước hơn 14 tỷ đồng (bình quân hơn 1 tỷ đồng/đề tài).

Anh Thịnh thực hiện livestream và trực tiếp chốt đơn.

Nhiều đề tài đã được ứng dụng rộng rãi vào thực tế đời sống góp phần quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh như Dự án sản xuất rau an toàn, quy mô 130 ha triển khai ở 16 xã, thu hút 9.000 hộ nông dân tham gia với sản lượng 2,5 vạn tấn/năm; ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống, bảo tồn các loài cây dược liệu và sản xuất các dược chất, các sản phẩm thứ cấp có giá trị. Hay như thí điểm 18 mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao, 8 vùng sản xuất rau an toàn thuộc dự án QSEAP, quy mô 220 ha ở 8 xã, thị trấn; hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với 28 cơ sở sản xuất, chế biến rau, quả; mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để nâng cao giá trị cho sản phẩm sữa tươi; hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm Probio Livest - VP01 để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi…

Trên thực tế, thời gian qua, nhiều DN, người sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư đồng bộ, đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất. Năm 2022, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV (Netherlands Development Organization) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi phát thải thấp tại các xã: Đồng Ích, Xuân Lôi, Xuân Hòa, Liễn Sơn, Tử Du, huyện Lập Thạch. Sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã hỗ trợ xây dựng 3.218 công trình khí sinh học trên địa bàn tỉnh.

Mô hình trồng cây ba kích của gia đình bà Trần Thị Minh Phương, thôn Tây Sơn cho thu nhập cao. Ảnh: Nguyễn Lượng.

Đầu tháng 10/2024 vừa qua, đại diện Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV và các chuyên gia đã có buổi tham quan thực tế các hộ gia đình lắp đặt và sử dụng hệ thống khí sinh học tại các địa phương. Tổ chức đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên chất lượng của 202 công trình, kết quả có 94% công trình được kiểm tra đạt chất lượng tốt và rất tốt. Dự án được triển khai giúp người dân thay đổi thói quen sử dụng nhiên liệu truyền thống như: Củi, rơm rạ, khí tự nhiên hóa lỏng sang nhiên liệu tái tạo là khí sinh học trong sinh hoạt, duy trì hoạt động chăn nuôi, song vẫn bảo vệ môi trường.

Thực hiện Quyết định số 2431 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Dự án xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho hộ sản xuất nhỏ tại tỉnh, giai đoạn 2018 - 2021, Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc phối hợp với Tổ chức Rikoto Việt Nam triển khai hợp phần II, hỗ trợ 2 hợp tác xã xây dựng, vận hành hệ thống cùng tham gia bảo đảm chất lượng rau an toàn (PGS). Dự án được triển khai đã giúp các hộ trong vùng sản xuất tích cực sử dụng các loại phân bón hữu cơ, tăng cường áp dụng IPM vào sản xuất nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, xây dựng thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và từng bước xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kinh doanh hàng nông sản An Hòa (Tam Dương) hoạt động hiệu quả. Ảnh: Chu Kiều.

Riêng năm 2023, tỉnh đã hỗ trợ gần 1,3 tỷ đồng xây dựng, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản; cấp mới 2 mã số vùng trồng xuất khẩu và 47 mã số vùng trồng nội địa với diện tích gần 215 ha; giám sát, duy trì 26 mã số vùng trồng và 1 mã cơ sở đóng gói thạch đen, ớt phục vụ xuất khẩu đã được cấp mã số từ năm 2020 - 2022. Với việc đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay, toàn tỉnh đã có 141 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP từ 3 sao cấp tỉnh trở lên.

Tuy nhiên, hiện việc thu hút các DN ứng dụng công nghệ cao, các DN chế biến sâu, nhất là trong chế biến sữa, thịt, rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh còn hạn chế; cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, quảng bá hội nhập còn hạn chế trong khi nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình hội nhập còn thiếu và yếu, nhất là cán bộ, quản lý của DN.

Do đó, thời gian tới, Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc tiếp tục tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt các cơ chế chính sách, chương trình, kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN trong sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp, thủy sản, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa.

Công ty cổ phần Chăn nuôi và Chế biến sữa Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào khâu chế biến sữa bò, tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ảnh: Thế Hùng.

Ứng dụng số, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm

Hiện, tỉnh Vĩnh Phúc có 260 HTX nông nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong 26 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Nhiều sản phẩm của các HTX đã trở thành sản phẩm mũi nhọn, phát triển thành sản phẩm OCOP đặc trưng của mỗi địa phương. Tuy nhiên, quy mô của một số chuỗi liên kết vẫn nhỏ lẻ, khó cạnh tranh được với các DN hoạt động cùng lĩnh vực. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các HTX hiện nay là cần xây dựng các mô hình Liên hiệp HTX chuyên đề để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng chủ lực. Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Liên hiệp HTX Gai Xanh, phường Định Trung (Vĩnh Yên) đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường nông sản và phát huy thế mạnh của từng HTX thành viên, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Ông Võ Đăng Tiến, Giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ thương mại Tiến Mai, thành viên sáng lập Liên hiệp HTX Gai Xanh cho biết, thời điểm cuối năm 2021 là dấu mốc quan trọng bởi sự ra đời của Liên hiệp HTX đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Liên hiệp HTX Gai Xanh thành lập với 4 HTX thành viên đều là các đơn vị đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đóng vai trò chủ lực là HTX Sản xuất và Dịch vụ thương mại Tiến Mai, còn lại các HTX Nông nghiệp Bản Long, HTX Nông nghiệp Đại Lải, HTX Rau an toàn Hưng Thịnh là các đơn vị vệ tinh. Các HTX thành viên đã cùng góp 5 tỷ đồng để liên kết trồng cây gai xanh trên quy mô lớn, hiện diện tích cây gai xanh của Liên hiệp HTX đã đạt 18ha, phân bố chủ yếu ở huyện Tam Đảo, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên.

Để bao tiêu sản phẩm cho người dân, Liên hiệp HTX đã ký kết hợp đồng với Tập đoàn An Phước (Viramie) - Đây là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam có mô hình khép kín phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh và sản xuất sợi gai. Người dân khi tham gia vào quy trình này sẽ nhận được sự hỗ trợ của doanh nghiệp, Liên hiệp HTX từ khâu canh tác đến thu hoạnh, bao tiêu sản phẩm trong 10 năm liên tiếp.

Cùng với đó, Liên hiệp HTX sẽ trực tiếp hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, canh tác để cây gai xanh có thể sinh trưởng, cho năng suất tốt nhất. Với giá thành hiện nay, sau khi trừ các loại chi phí, bình quân mỗi ha cây gai xanh sẽ cho thu lãi 200 triệu đồng, cao gấp 2 - 3 lần so với một số cây trồng khác. Mô hình trồng cây gai xanh đem lại giá trị kinh tế cao đã và đang khẳng định hiệu quả của việc liên kết, hợp tác giữa các HTX và giữa HTX với các DN.

Hướng tới sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung gắn với chuỗi giá trị, Liên minh HTX tỉnh Vĩnh Phúc chủ động khảo sát, lựa chọn mô hình HTX có đủ tiềm lực, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để vận động, hướng dẫn thành lập Liên hiệp HTX. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý HTX đi học tập, tìm hiểu mô hình Liên hiệp HTX đang hoạt động hiệu quả tại các tỉnh, thành phố trong cả nước; đảm bảo khi tổ chức thành lập và đi vào hoạt động phải thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế cho thành viên.

Cùng với đó, nhiều hộ nông dân đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhờ ứng dụng công nghệ số. Gia đình anh Vũ Văn Thịnh, Tổ dân phố Sích Thổ, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch chuyên sản xuất cá thính và thịt ướp thính từ năm 2018, chuyên bán ở chợ và cho người dân trong vùng. Dù bán sản phẩm đặc sản của địa phương, được đánh giá là thơm ngon, hấp dẫn và độc đáo nhưng cũng có thời điểm sản lượng bán ra đi xuống vì tệp khách hàng bị giới hạn. Từ giữa năm 2023 anh Thịnh bắt đầu thử sức với hình thức bán trên facebook và tiktok bằng cách thường xuyên đăng tải các video về quá trình chế biến cá, thịt với phong cách mộc mạc, đơn sơ... Nhờ vậy, các sản phẩm cá, thịt ướp thính của anh vì thế mà cũng bán được nhiều hơn.

Thông qua kênh bán hàng online, trung bình mỗi ngày anh chốt được 30 - 50 đơn hàng. Sản lượng cá, thịt bán ra mỗi ngày đạt khoảng 100kg/ngày, bao gồm cả khách mua sỉ, cao hơn gấp 3 lần so với chỉ bán hàng thông qua hình thức truyền thống trước kia. Khách hàng của anh Thịnh đã vươn xa khắp cả nước.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Minh Phương, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch bắt đầu tiếp cận mạng xã hội và đã đẩy mạnh kinh doanh trên nền tảng số. Để tạo uy tín và niềm tin với khách hàng, chị Phương đã thực hiện livestrime ngay trong vườn cho khách hàng xem cận cảnh quá trình chăm sóc cây thanh long, mẫu mã quả… Nhờ vậy, đã mở rộng thị trường ra khắp cả nước, khách hàng không cần đến tận vườn vẫn mua được thanh long tươi ngon, chất lượng; nhiều thương lái biết đến cũng đế tìm mua.

Còn đối với anh Phùng Thế Kiên, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương mọi hoạt động chăm sóc đàn gà hay nhặt trứng… đều được chụp ảnh và quay video lại để đăng lên trang cá nhân và các hội nhóm chăn nuôi để ai có nhu cầu mua trứng gà có thể xem và đặt mua online mà không phải đến trực tiếp.... Để hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương bằng kênh thương mại điện tử, thời gian qua, các ngành chức năng, DN viễn thông của tỉnh đã phối hợp, nỗ lực đưa các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia thương mại điện tử.

Nhiều DN, HTX đã ứng dụng chuyển đổi số tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, triển khai các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận hành. Đến nay, toàn tỉnh có gần 300 mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP 3 sao trở lên của các nông hộ, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp được đăng tải lên sàn giao dịch thương mại điện tử, trong đó, tính riêng sàn Buudien.vn (trước đây là Postmart) đã có 143 sản phẩm. Đây là cách giúp khách hàng nhanh chóng cập nhật thông tin sản phẩm, dễ dàng so sánh giá cả với các sản phẩm cùng loại của đơn vị khác, mang lại nhiều thuận lợi, tránh bị mua đắt hay mua phải sản phẩm nông sản không rõ nguồn gốc.

Thực tế cho thấy, ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ nông sản của tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang dần được khẳng định là hướng đi đúng, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN hiện đại. Đây là cơ hội để người nông dân và các hợp tác xã tiếp tục phát huy thế mạnh trong sản phẩm của mình. Từ đó, góp phần khuyến khích bà con nông dân tích cực duy trì giá trị các sản phẩm nông nghiệp, nông sản truyền thống; chủ động sản xuất sản phẩm gắn với thế mạnh địa phương và chắp cánh cho nông sản vươn xa.

Nhờ ứng dụng mạnh mẽ KHCN vào sản xuất, đến nay, toàn tỉnh có 141 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó, nhiều sản phẩm đạt chất lượng 4 sao được tiêu thụ tại nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu... đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, DN, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Để ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn, giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế, thời gian tới, tỉnh tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, nhất là cơ chế, chính sách trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình quốc gia. Tăng cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ; phát triển hạ tầng, thị trường và DN KHCN, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế...

Vĩnh Phúc có thêm 1 xã nông thôn mới nâng cao và 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Chiều 5/11, đồng chí Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022 – 2025 chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 (đợt 1).

Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh bỏ phiếu công nhận xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo báo cáo kết quả thẩm định, đánh giá, xác nhận mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của 16 sở, ngành, đơn vị phụ trách, đến nay, xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Xã Liên Châu, huyện Yên Lạc; xã Vân Hội, Hợp Thịnh, huyện Tam Dương đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, các xã Liên Châu đạt 3/6 lĩnh vực theo quy định, gồm: Giáo dục, văn hóa, cảnh quan môi trường; xã Hợp Thịnh đạt 2/6 lĩnh vực là giáo dục và cảnh quan môi trường; xã Vân Hội đạt 1/6 lĩnh vực về cảnh quan môi trường.

Tại hội nghị, các thành viên Hội đồng thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh đã thảo thuận, thống nhất đề nghị xét công nhận xã Hồng Châu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; các xã Liên Châu, Hợp Thịnh, Vân Hội đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vũ Việt Văn đề nghị các huyện Yên Lạc, Tam Dương tiếp tục chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế theo ý kiến của các sở, ngành phụ trách tiêu chí. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch thực hiện duy trì các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bảo đảm đúng quy định.

Hội chợ công thương khu vực đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc năm 2024 diễn ra từ ngày 21-27/11/2024

Nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, tạo cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng nói chung, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức Hội chợ công thương khu vực đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc năm 2024, trên cơ sở chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024 đã được Bộ Công thương phê duyệt.

Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vĩnh Yên, địa điểm dự kiến tổ chức Hội chợ công thương khu vực đồng bằng sông Hồng - Vĩnh Phúc năm 2024.

Hội chợ dự kiến chia làm hai khu vực, bao gồm: Khu vực triển lãm, giới thiệu những thành tựu kinh tế - xã hội, các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của các ngành, địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Hồng; khu các gian hàng thương mại tổng hợp của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tổng số gian hàng dự kiến gần 300 gian.

Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 21-27/11/2024 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vĩnh Yên. Tổng kinh phí triển khai gần 2,3 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 900 triệu đồng, còn lại là ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ theo quy định và nguồn thu từ các doanh nghiệp, nguồn tài trợ cùng các nguồn thu hợp pháp khác.

Lưu Hiệp

Sáng 26/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận về các báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, khi có đại biểu Quốc hội nêu vấn đề xử lý những đối tượng đang lẩn trốn ra nước ngoài, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết:  

Nói về sự cần thiết, bắt buộc phải sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính trị trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, nhiều đảng viên, cán bộ, nhân dân đều thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ trương này, coi đây là một “cuộc cách mạng” quan trọng và cấp thiết, không thể trì hoãn…

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời cơ mà tội phạm “tín dụng đen” triệt để lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân vay tiền. Đáng chú ý, loại tội phạm này có sự biến tướng trong phạm vi, phương thức hoạt động từ môi trường thực tế lên không gian ảo, khiến không ít người rơi vào ma trận trực chờ sập bẫy.

Lầu Năm Góc xác nhận rằng Mỹ đã thực hiện một cuộc tấn công vào các tài sản quân sự ở miền Đông Syria sau một cuộc tấn công bằng tên lửa gần một trong các căn cứ của họ.

Vào ngày 31/12/2024, sau hơn 3 năm áp dụng, Thông tư số 45/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ sẽ chính thức dừng lại. Thay vào đó, từ 1/1/2025, Thông tư số 34/2024/TT-BGTVT quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ sẽ bắt đầu có hiệu lực với hàng loạt các điểm mới phù hợp hơn với thực tế.

Yonhap đưa tin, rạng sáng 4/12 theo giờ địa phương, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật. Trước đó, 190 nghị sĩ có mặt tại phiên họp khẩn quốc hội Hàn Quốc lúc 0h47 (giờ địa phương), đều nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật mà tổng thống ban bố. 

Sáng 4/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Đặng Thanh Tùng (SN 1982), trú tại tổ 5, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình về hành vi "Giết người".

Ngày 3/12, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ đối với các đối tượng liên quan vi phạm quy định đấu giá quyền sử dụng đất ở tại Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文