Vốn chính sách trao cơ hội thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

13:41 26/09/2023

Tại tỉnh Phú Yên, sau hơn một năm thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã giải ngân gần 40 tỷ đồng cho hơn 670 hộ vay vốn. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở miền núi trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất phát triển kinh tế, xây dựng nhà cửa ổn định; từ đó từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đến nay, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 đã được chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên triển khai trên địa bàn được hơn một năm.

Anh Hờ Vin Y Nuôi ở xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh có 2.000m² đất trồng lúa nước tại cánh đồng trên địa bàn xã nhưng thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Đầu năm 2023, anh Nuôi được NHCSXH huyện Sông Hinh giải ngân cho vay vốn 30 triệu đồng với lãi suất chỉ 3%/năm theo chương trình của Nghị định 28/2022/NĐ-CP.

Vốn chính sách trao cơ hội thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi -0

Với số tiền này, anh Nuôi thuê máy cày san ủi, cày xới đất làm ruộng và mua phân bón trồng lúa trong vụ Hè Thu vừa qua. Cuối vụ, lúa cho năng suất cao nên gia đình anh Nuôi không sợ thiếu đói trong thời gian 5 tháng tới. Ngoài ra, anh Nuôi còn dùng tiền vay vốn để mua thêm lợn, gà để chăn thả trong vườn nhà, giúp cho hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập đáng kể, ổn định cuộc sống.

Không riêng hộ gia đình anh Hờ Vin Y Nuôi, nhiều hộ đồng bào DTTS khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên cũng vừa thực hiện vay vốn NHCSXH theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP để mở rộng quy mô phát triển nhiều loại hình kinh tế, giúp thu nhập ổn định, từ đó xóa đói giảm nghèo bền vững.

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên Hồ Văn Thục cho biết: Thuận lợi nhất của chương trình cho vay theo Nghị định 28 là lãi suất chỉ 3%/năm và mỗi hộ có thể tích hợp vay cùng lúc để xóa nhà tạm, chăn nuôi hoặc chuyển đổi nghề. Chi nhánh còn linh động phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh huy động thêm nguồn quỹ Vì người nghèo để các hộ đồng bào DTTS có điều kiện để xây dựng nhà ở theo phương châm “3 cứng” là: nền cứng, tường cứng và mái cứng.

Gia đình anh Sô Minh Hoàng ở xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân trước đây không có chỗ ở ổn định, kinh tế khó khăn. Vào năm 2017, anh được vay 25 triệu đồng theo chương trình xóa nhà tạm và đã hoàn thành trả nợ. Vừa qua, anh được NHCSXH huyện Đồng Xuân tiếp tục giải ngân 60 triệu đồng theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP. Có số tiền này, anh Hoàng tiến hành sửa chữa nhà ở kiên cố và đầu tư trồng mía, sắn, keo và chăn nuôi bò. Đến nay, kinh tế gia đình phát triển ổn định, anh Hoàng đang dần trả được nợ và vươn lên thành hộ khá giả.

Ngoài gia đình anh Sô Minh Hoàng, tại huyện Đông Xuân còn nhiều hộ dân khác đã được vay vốn ưu đãi theo Nghị định 28 của NHCSXH huyện để phát triển sản xuất, như chị KPá Thị Ẩn ở xã Phú Mỡ thuộc diện hộ nghèo, phụ nữ đơn thân, chưa có nhà ở và việc làm ổn định. Đầu tháng 7/2023, chị Ẩn được hỗ trợ vay 40 triệu đồng. Từ số tiền này, chị không những sửa chữa nhà ở ổn định mà có thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất từ việc trồng cây keo, từ đó ổn định cuộc sống.

Giám đốc NHCSXH huyện Đồng Xuân Nguyễn Ngọc Hưng cho biết: Để nhiều người được tiếp cận nguồn vốn vay của Nghị định 28/2022/NĐ-CP, đơn vị đã tích cực tuyên truyền đến đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, việc giải ngân cũng thực hiện đúng đối tượng nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn, chương trình đề ra, góp phần an sinh xã hội trên địa bàn.

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo cho NHCSXH các huyện, thị xã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản, hướng dẫn của cấp trên về quy định, quy trình cho vay để người dân hiểu, tham gia.

Qua theo dõi cho thấy, các hộ sử dụng nguồn vốn hiệu quả, một số mô hình kinh tế tiêu biểu được nhân rộng, nhiều hộ đồng bào DTTS miền núi xây dựng nhà ở ổn định. Đây là chủ trương lớn, có ý nghĩa thiết thực tạo điều kiện cho đồng bào DTTS miền núi vươn lên thoát nghèo bền vững.

PV

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Theo đó, dự thảo Bộ luật đã mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại thêm 9 tội danh thuộc 4 chương so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Sáng 26/4, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và đồng chí Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh đã đến hiện trường vụ tai nạn, chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp cứu người, hỗ trợ các nạn nhân.

Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường bị toà kết tội là chủ mưu, cầm đầu đường dây chuyển lậu hơn 425 triệu USD (khoảng 9.500 tỷ đồng) qua biên giới và bị tuyên phạt 6 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” và 8 năm 6 tháng về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, tổng hợp hình phạt 14 năm 6 tháng tù.

"Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025, thu hút sự tham gia đông đảo du khách và người dân địa phương", một thành viên của Ban tổ chức chia sẻ. Các nghệ nhân đã mang đến hơn 1.000 tác phẩm cây kiểng, hoa phong lan độc đáo, rực rỡ đa dạng về chủng loại để tham gia trưng bày triển lãm.

Chiều 26/4, Phòng CSGT, Công an tỉnh Long An phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành test nồng độ cồn, ma túy đối với tài xế Trần Văn Hậu (SN 1980, ngụ Tân Thạnh, tỉnh Long An), đồng thời khám nghiệm hiện trường, phương tiện để làm rõ nguyên nhân vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người chết, 1 người nguy kịch.

Đám cưới anh Trần Mai Hạnh - chị Bùi Kim Anh diễn ra vào ngày 5/8/1972, đúng ngày có sự kiện Vịnh Bắc Bộ gần chục năm trước. Tổng Biên tập Đào Tùng, trong lễ cưới thời chiến rất giản dị, ấm cúng ở hội trường Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX), nay là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), cũng nhắc đến sự trùng hợp này...

Chỉ tính riêng tại 24 dự án chung cư trên địa bàn các quận 1, quận 4, quận 7, quận 10 và TP Thủ Đức ở TP Hồ Chí Minh hiện đã có ít nhất 8.740 căn hộ được chủ sở hữu đem tham gia vào việc cho thuê lưu trú ngắn hạn qua ứng dụng Air Bed and Breakfast (Airbnb). Đây là nền tảng trực tuyến kết nối giữa những người có nhu cầu thuê nhà, phòng nghỉ với người có nhu cầu cho thuê.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.