Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm trong khai thác mỏ đất

08:08 25/10/2021

Địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có 19 mỏ đất được cơ quan chức năng cấp phép cho doanh nghiệp (DN) khai thác làm vật liệu san lấp với tổng diện tích hơn 141ha. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, vì lợi nhuận cộng với sự buông lỏng quản lý của các đơn vị chức năng nên nhiều DN đã vi phạm trong khai thác mỏ.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Thừa Thiên-Huế, với 19 mỏ đất được cấp phép nói trên, các DN được khai thác với trữ lượng hơn 10 triệu m³, công suất khai thác hơn 2,3 triệu m³/năm. Ngoài ra, địa bàn tỉnh còn có 8 vị trí mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường được cấp phép cho DN khai thác khoáng sản đi kèm là đất tầng phủ với tổng công suất đất san lấp hàng năm khoảng hơn 500.000m³.

Công ty Minh Nhật khai thác mỏ đất tại đồi Trốc Voi 2 vi phạm về bảo vệ môi trường.

Nghị định số 158/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, tại Điều 42 chỉ rõ: “Việc xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế được thực hiện trên cơ sở các thông tin, số liệu của sổ sách, chứng từ, tài liệu quy định. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trừ hộ kinh doanh phải lắp đặt trạm cân tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực khai thác; lắp đặt camera giám sát tại các kho chứa để lưu trữ thông tin, số liệu liên quan”.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Đại Lân, Trưởng phòng Khoáng sản, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên-Huế, đối với các mỏ do Bộ TN&MT cấp phép, hiện các chủ đầu tư đã tiến hành lắp đặt trạm cân và camera. Riêng các mỏ đất làm vật liệu san lấp thuộc thẩm quyền UBND tỉnh cấp, phần lớn các chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện đầy đủ việc lắp đặt các thiết bị này.

Ông Lân còn cho biết, trước thực trạng các DN có nhiều vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là tại các mỏ đất làm vật liệu san lấp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, đơn vị đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, qua đó phát hiện nhiều DN vi phạm các quy định trong khai thác mỏ, vi phạm quy định bảo vệ môi trường…

Điển hình như mới đây, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện Công ty TNHH Xây dựng vận tải Minh Nhật (gọi tắt Công ty Minh Nhật) có trụ sở chính tại cụm công nghiệp Thủy Phương, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh khi thực hiện dự án khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp thuộc khu vực đồi Trốc Voi 2, phường Thủy Phương. Do đó, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty Minh Nhật 240 triệu đồng. Ngoài ra, DN này phải chịu hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động cơ sở 3 tháng để khắc phục vi phạm; phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận theo quy định.

Tương tự, qua kiểm tra, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên-Huế phát hiện Công ty TNHH Hoàng Ngọc, trụ sở 133 Bùi Thị Xuân, TP Huế thực hiện khai thác đất san lấp tại mỏ đất khu vực Trốc Voi (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) khi không có giấy phép khai thác khoáng sản. Tổng khối lượng khoáng sản mà DN này khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm là 25.516m³. Với vi phạm này, Công ty Hoàng Ngọc bị xử phạt hành chính 90 triệu đồng; tịch thu toàn bộ khoáng sản mà DN thu lợi bất hợp pháp được quy đổi bằng tiền hơn 655,7 triệu đồng; yêu cầu DN chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc 51,6 triệu đồng và buộc cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác.

Hay như Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tâm (trụ sở tại cụm công nghiệp Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) khai thác mỏ đất khu vực đồi Khe Quan (phường Thủy Phương) nhưng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép gần 0,5ha, bị lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ra quyết định xử phạt 120 triệu đồng; buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp hơn 266,4 triệu đồng và yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép…

Theo lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên-Huế, thời gian qua, Sở này đã tích cực phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh tiến hành làm việc với các chủ mỏ khoáng sản trên địa bàn, các Ban quản lý dự án, qua đó yêu cầu DN nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về môi trường, an toàn giao thông, đảm bảo phương tiện chuyên chở đất, đá đúng trọng tải, không để rơi vãi xuống đường trong quá trình vận chuyển. Thời gian tới, Sở TN&MT và các đơn vị chức năng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản của các DN, đặc biệt là tại các mỏ đất khai thác làm vật liệu san lấp.

Anh Khoa

Ngày 27/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã có thông báo về việc kiểm tra thông tin cá nhân, số lượng trái phiếu nắm giữ của bị hại, đương sự trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị liên quan. 

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản”, xảy ra tại Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, theo quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, bắt giữ thêm 1 Phó Tổng biên tập và 2 phóng viên của tạp chí này.

Trong những ngày này các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá năm 2024 tại Trại tạm giam Công an tỉnh Sơn La đang mong chờ ngày công bố quyết định chính thức. Trong niềm phấn khởi vì được ra tù theo diện đặc xá, nhiều phạm nhân bày tỏ sự biết ơn của mình đối với những cán bộ quản giáo đã quan tâm, giúp đỡ, động viên họ trong những năm tháng cải tạo, trở về nẻo thiện.

Ít ai ngờ, nữ cán bộ Công an với dáng người có phần mảnh khảnh ấy lại trực tiếp tham gia đấu tranh trên trăm vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn. Nữ cán bộ ấy chính là Thiếu tá Trần Tú Huy, Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, điều tra án kinh tế, tham nhũng, môi trường trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại và các lĩnh vực khác – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi.

Câu chuyện về cuộc chia ly giữa huấn luyện viên Park Chung-gun và đội tuyển bắn súng Việt Nam đã tạo hiệu ứng dư luận không đáng có. Đây là lúc có hai việc cần làm rõ: Vì sao đôi bên không gia hạn hợp đồng, và đâu là nguyên nhân khiến câu chuyện bị đẩy ra xa?

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文