Xuất khẩu lao động “nín thở” chờ diễn biến dịch

07:25 29/09/2021

Hàng chục nghìn lao động đã hoàn thành thủ tục nhưng không thể xuất cảnh. Đa số doanh nghiệp lao đao do phải cố “gồng mình” gắng gượng trước sự tàn phá của “cơn bão COVID-19” đã kéo dài gần 2 năm nay. Kế hoạch đưa người lao động ra nước ngoài làm việc năm 2020 dự kiến là 130 nghìn người, sau phải điều chỉnh xuống 90 nghìn người vẫn không đạt chỉ tiêu...

Năm 2021, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đặt mục tiêu đưa 90 nghìn người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng đến nay con số đạt được còn rất khiêm tốn khi liên tiếp các đợt dịch bùng phát và diễn biến dịch ở các thị trường tiếp nhận vẫn khó lường.

Người lao động mòn mỏi chờ

Trúng tuyển đơn hàng sang Nhật Bản làm việc trong lĩnh vực chế biến thực phẩm từ đầu năm 2020, sau đó đã hoàn thành đầy đủ các chương trình đào tạo để có thể xuất cảnh nhưng đến nay chị Nguyễn Cẩm Nhung (trú tại Thạch Thất, Hà Nội) vẫn chưa thể bay theo kế hoạch do các đợt dịch COVID-19 liên tiếp bùng phát. Chị Nhung cho hay, chị chỉ là một trong sống gần 100 lao động của đơn hàng này đã phải chờ đợi gần một năm nay. Do đã được Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp COE (thẻ xác nhận tư cách lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản), nên chị cũng như gần 100 lao động của đơn hàng này gần 1 năm qua vẫn luôn thấp thỏm chờ đợi.

“Ngay sau khi thi đỗ, chúng tôi được đào tạo tiếng Nhật cùng các kỹ năng khác. Thế nhưng, do dịch bệnh kéo dài nên quá trình học của chúng tôi cũng hết sức vất vả. Cố gắng để hoàn thành hết các chương trình, tưởng chừng như cuối năm 2020 có thể được xuất cảnh khi dịch đã đỡ hơn, đồng thời phía Nhật Bản cũng cho phép số lượng nhất định lao động được vào làm việc. Thế nhưng, các đợt dịch liên tiếp bùng phát, phía Nhật Bản cũng thay đổi chính sách nhập cảnh mà chúng tôi vẫn phải chờ đợi đến tận bây giờ. Đã chờ gần 1 năm nay rồi và chúng tôi cũng chưa biết phải chờ đến bao giờ”, chị Nhung thở dài cho biết.

Theo Bộ LĐ-TB&XH hiện có hơn 40 nghìn lao động đã hoàn thành các thủ tục nhưng chưa thể xuất cảnh do dịch COVID-19.

Việc chờ đợi xuất cảnh thêm vài tháng thực sự không đáng kể, tuy nhiên với những lao động chọn phương án đi xuất khẩu lao động lại khác. Đa số họ đều là những người không dư dả, hầu hết đều phải đi vay mượn để có đủ chi phí xuất khẩu lao động. Cả năm ngồi chờ, mọi chi tiêu sinh hoạt, trả lãi hàng tháng cho khoản tiền vay mượn kia càng khiến áp lực đè nặng lên vai người lao động.

Anh Phạm Quang Cử (Văn Lâm, Hưng Yên) cho biết, để có tiền cho anh sang Nhật Bản làm việc, bố mẹ anh đã phải thế chấp sổ đỏ ngân hàng để vay vốn hơn 160 triệu đồng  nộp phí và trang trải tiền học hành.

“Chờ đợi thì chưa biết lúc nào mới được đi nhưng cũng không thể đi làm việc khác vì có thể được gọi xuất cảnh bất cứ lúc nào. Trong khi đó khoản tiền vay, cộng với lãi suất áp lực lên cả gia đình. Ban đầu, dự kiến đi 3 năm, thì sau 1 năm đủ tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ, 2 năm còn lại là tiền tích lũy mang về lấy vốn làm ăn. Nhưng vì đại dịch mà tôi cũng như nhiều người khác phải tiếp tục chờ đợi”, anh Cử chia sẻ.

Doanh nghiệp đuối sức

Là doanh nghiệp trung bình mỗi năm đưa khoảng 700 lao động ra nước ngoài làm việc chủ yếu ở thị trường lớn như: Đài Loan, Nhật Bản, thế nhưng, 2 năm qua, Công ty cổ phần cung ứng nhân lực HMC đã phải “gồng mình” để vượt qua “cơn bão COVID-19”. Đang từ trung bình đưa khoảng 700 lao động xuất cảnh/năm, năm 2020 công ty chỉ đưa được chưa đầy 100 người đi, Số lượng hợp đồng còn tồn lại chưa thể xuất cảnh cũng cả trăm người. Bước sang năm 2021, chưa thể đưa được người nào xuất cảnh, đồng thời các kế hoạch tuyển chọn, đào tạo cũng bị đảo lộn, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cũng phải cắt giảm đến mức tối đa để cố gắng cầm cự.

Ông Đoàn Ngọc Sỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty HMC cho hay, để cố gắng cầm cự, công ty đã phải điều chỉnh mọi kế hoạch hoạt động, hy vọng bước sang năm 2022, tình hình sẽ sáng sủa hơn. “Bình thường, đội ngũ nhân sự của công ty có hơn 100 người. Nay giảm xuống chỉ còn hơn 30 cán bộ chủ chốt, nhưng cũng chỉ có thể trả lương cơ bản theo lương tối thiểu vùng. Mọi người cùng động viên nhau cố gắng qua đợt dịch này mọi thứ sẽ tốt hơn. Chúng tôi đang phải định hướng lại chiến lược kinh doanh, nếu mảng xuất khẩu lao động tiếp tục còn khó khăn thì phải triển khai mảng đào tạo, kết nối cho thuê lao động trong nước. Trước mắt phải tìm cách triển khai hoạt động này để tạo doanh thu chờ cơ hội khi dịch COVID-19 được kiểm soát”, ông Sỹ cho biết.

Cũng trong cảnh liêu xiêu vì dịch COVID-19, ông Nguyễn Ngọc Hoàng, Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nhật SJC cho biết, năng lực đào tạo và đưa lao động ra nước ngoài làm việc của công ty mỗi năm có thể lên đến cả nghìn người, thế nhưng từ đầu năm đến nay mới đưa được vài chục lao động của hợp đồng ký kết năm 2020 sang Nhật Bản làm việc. Ông Hoàng chia sẻ, để duy trì hoạt động, hiện công ty phải tiết giảm mọi chi phí, rút gọn tối đa nhân công, mỗi bộ phận chỉ giữ lại một số nhân sự cứng, thiết lập chế độ cộng tác viên trong tuyển dụng, đào tạo lao động. Bên cạnh đó, để duy trì được hoạt động thời gian qua, đã có thời điểm phải sử dụng nguồn vốn vay.

“Với bộ máy nhân sự đảm bảo mỗi năm đưa khoảng 500 lao động xuất cảnh mà hiện nay chỉ đưa được 30- 50 người đi thì hoạt động quá khó khăn, do nguồn thu sụt giảm cả chục lần. Để duy trì được công ty thời gian qua, chúng tôi đã phải gồng hết sức mình. Chính sách của nhiều nước trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát là đóng cửa đường biên giới, không cho người nước ngoài vào làm việc nên một số đơn hàng dù chúng tôi đã đào tạo xong tiếng, người lao động được cấp COE nhưng vẫn phải chờ cơ hội, trong khi hàng tháng các chi phí thuê mặt bằng, điện, nước, lương cho người lao động vẫn phải trả. Nếu dịch còn diễn biến phức tạp và kéo dài nữa thì cũng không biết những doanh nghiệp như chúng tôi có thể cầm cự đến lúc nào”, ông Hoàng cho hay.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, công tác xuất khẩu lao động đứng trước rất nhiều khó khăn. Một số thị trường lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... đã ban hành các quy định cấm hoặc hạn chế nhập cảnh đối với công dân nước ngoài. Cộng thêm việc tạm dừng các chuyến bay quốc tế giữa Việt Nam và một số quốc gia tiếp nhận lao động đã khiến cho số lao động đã trúng tuyển và làm hồ sơ không thể xuất cảnh được, bị mắc kẹt tại các công ty phái cử trong tâm trạng chờ đợi, lo lắng. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến tình trạng các công ty phái cử vẫn có đơn hàng tuyển dụng tốt từ các đối tác nước ngoài, nhưng lại không thể triển khai việc cung ứng nguồn lao động. Chính vì thế, từ nay tới cuối năm 2021, hoạt động xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Phan Hoạt

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文