Nghệ sỹ ưu tú Vũ Quốc Tuấn:

Chỉ thích làm phim khó!

08:00 18/09/2014
NSƯT Vũ Quốc Tuấn là người đã quay nhiều bộ phim truyện nhựa đoạt giải thưởng như "Hoa của trời", "Đầm hoang", "Hà Nội mùa đông năm 46", "Giải phóng Sài Gòn", "Những người thợ xẻ", "Rừng đen"... Ở Việt Nam, vai trò của người quay phim thường ít được đề cập. Mặc dầu vậy, kể từ ngày đầu dấn thân với nghề cho đến nay, quan điểm "mỗi phim phải tìm ra sự đặc biệt" của NSƯT Vũ Quốc Tuấn vẫn chẳng hề thay đổi...

Chỉ thích làm Tôi gặp Nghệ sỹ ưu tú Vũ Quốc Tuấn khi anh vừa đóng máy bộ phim truyện nhựa tạm đặt tên là "Nhà tiên tri" - một bộ phim do Nhà nước đặt hàng nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. NSƯT Vũ Quốc Tuấn là người đã quay nhiều bộ phim truyện nhựa đoạt giải thưởng như "Hoa của trời", "Đầm hoang", "Hà Nội mùa đông năm 46", "Giải phóng Sài Gòn", "Những người thợ xẻ", "Rừng đen"... Ở Việt Nam, vai trò của người quay phim thường ít được đề cập. Mặc dầu vậy, kể từ ngày đầu dấn thân với nghề cho đến nay, quan điểm "mỗi phim phải tìm ra sự đặc biệt" của NSƯT Vũ Quốc Tuấn vẫn chẳng hề thay đổi...

- Thưa NSƯT Vũ Quốc Tuấn, anh có thể chia sẻ đôi điều về bộ phim "Nhà tiên tri" mà anh vừa quay xong cách đây ít hôm?

+ "Nhà tiên tri" mới là tên tạm đặt. Đây là bộ phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn Người rời Thủ đô lên chiến khu bắt đầu công cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Bộ phim tái hiện hình ảnh một vị lãnh tụ tài trí mà bình dị, nhân ái, yêu chuộng hòa bình.

- Lâu nay, việc làm phim về lãnh tụ dường như luôn phải chịu những "áp lực", những "giới hạn" vô hình nào đó. Với "Nhà tiên tri" điều này ảnh hưởng thế nào đến việc sáng tạo hình ảnh của anh?

+ Thực ra đây không phải là phim đầu tiên tôi làm về lãnh tụ Hồ Chí Minh, trước đó tôi đã quay "Hà Nội mùa đông 46" của đạo diễn Đặng Nhật Minh và "Nhìn ra biển cả" của đạo diễn Vũ Châu. Và đúng như bạn nói, làm phim về lãnh tụ là phải đảm bảo những "giới hạn" nào đó không thể bỏ qua vì nó liên quan tới nhiều sự kiện lịch sử, tính chính xác phải được đảm bảo. Với vai trò quay phim, tôi chọn cách làm "mềm hóa" hình ảnh lãnh tụ bằng những cảnh quay, góc quay đẹp, lãng mạn và yên bình. Từ đó, cốt cách và những phẩm chất cao đẹp của Người được bộc lộ và bộ phim cũng muốn nói rằng, chiến tranh chỉ là điều Người bắt buộc phải làm để giành lại đất nước cho nhân dân.

- Được biết, trước đây anh từng quay bộ phim truyện nổi tiếng của đạo diễn Long Vân là "Giải phóng Sài Gòn" - bộ phim lập kỷ lục về thời gian sản xuất lên tới… 5 năm mới xong. Tại sao việc làm bộ phim chiến tranh này lại quá lâu như vậy trong khi được biết, với 25 tập phim "Đường lên Điện Biên" của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng anh vừa quay, thời gian quay chỉ vỏn vẹn vài tháng?

NSƯT Vũ Quốc Tuấn.

+ Sở dĩ "Giải phóng Sài Gòn" có thời gian làm lâu như vậy là vì nhiều bối cảnh quay được thực hiện trong nội đô TP HCM. Để sắp xếp quay được một cảnh như vậy nhiều khi mất đến cả tháng, như xin phép để cho xe tăng vào Dinh Độc Lập, cảnh đoàn xe tăng chạy trên đường phố trong sự chào đón của dân chúng... Vì thế, riêng thời gian quay đã hơn 2 năm, còn lại là làm hậu kỳ. Bây giờ làm phim chiến tranh nhanh hơn là do có sự hỗ trợ tốt hơn của kỹ thuật, nhiều cảnh bắn, cháy nổ, máy bay… được làm bằng kỹ xảo nên thời gian được rút ngắn đi nhiều. Do nhiều vấn đề nên thời gian làm "Đường lên Điện Biên" mới phải rút ngắn hết mức như vậy, chứ nếu có thời gian thoải mái hơn chắc chắn phim sẽ được làm chỉn chu hơn với những khuôn hình đẹp hơn, hoành tráng và lãng mạn hơn những gì các bạn đã thấy!

- Có vẻ, anh là người "có duyên" với những bộ phim về đề tài… rừng rú. "Đầm hoang", "Những người thợ xẻ", "Rừng đen" đều là những phim lấy bối cảnh của rừng với nhiều cảnh quay khó, nguy hiểm. Với những cảnh như cây đổ, kéo gỗ ngược dốc, lao gỗ từ trên cao xuống… có khi nào cần đến sự hỗ trợ của kỹ xảo?

+ Với những phim này tôi làm hoàn toàn là cảnh quay thật luôn chứ không có sự hỗ trợ nào của kỹ xảo. Tôi khác người khác, thích làm những phim khó, thích quay những cảnh khó và khi cầm kịch bản chỉ mong có những cảnh khó để làm thôi. Tôi đặc biệt hào hứng với những phim khó, cảnh khó bởi chỉ có khó khăn mới thử được sức mình đến đâu, mới phát huy được sự sáng tạo, trí tưởng tượng... Nói thì bảo ngược đời nhưng phim khó tôi mới làm, phim dễ quá, đơn giản quá tôi lại bỏ qua. Có nhiều lời mời tôi làm phim nhựa giải trí, tôi đã từ chối vì xem kịch bản thấy không có gì để nghĩ, thành ra chán!

- Nhiều người nói rằng anh là một tay quay phim ưa mạo hiểm. Hơn 20 năm cầm máy, theo đuổi sự khó, độc đáo, đặc biệt của các khuôn hình, đã bao giờ phim của anh xảy ra tai nạn đáng tiếc do những đòi hỏi khắt khe về những cảnh quay phải mạo hiểm mới có được của anh chưa?

+ Cũng may là sau gần 30 năm cầm máy, các phim của tôi chưa bao giờ xảy ra tai nạn nào đáng tiếc, nhưng những lần nguy hiểm cận kề thì nhiều lắm. Với những cảnh cưa cây, cây đổ trong phim "Rừng đen" phải có sự hỗ trợ của những người hiểu biết và có kinh nghiệm về việc này. Thế nhưng trong phim, có một cảnh cây đổ mà theo tính toán của chúng tôi, nó phải cách vị trí của diễn viên đến 10 mét, song trên thực tế tán lá quá cao nên khi đổ xuống nó lại rất sát chân diễn viên, cũng may là chưa có tai nạn xảy ra.

- Người quay phim thường đứng ở những vị trí "đầu sóng ngọn gió", chắc hẳn bản thân anh đã không ít lần "thoát hiểm"?

+ Đúng vậy! Có lần, tai nạn đã suýt xảy ra với chính bản thân tôi mà tôi cho rằng mình đã may mắn thoát chết trong gang tấc khi làm phim "Những người thợ xẻ". Trong phim này có cảnh lao gỗ từ trên núi xuống, ban đầu tôi cho lao từng cây một nhưng thấy như thế chán quá, tôi bèn cho lao 2 cây. Sau phút định thần, tôi đứng né sang một bên thì bất ngờ cả một bãi gỗ lao xuống, nếu mình không kịp tránh thì chắc chắn là nguy rồi. Cũng trong phim "Những người thợ xẻ" có một cảnh quay thợ rừng gặp gấu và chồm lên. Để có được cảnh quay này phải mượn một con gấu cùng với người dạy thú ở Liên đoàn Xiếc vào rừng Hương Sơn (Hà Tĩnh) để thực hiện, nhưng quay suốt một buổi sáng vẫn không được cảnh nào như ý. Tôi mới hỏi người dạy thú là "Con gấu này nó thích gì nhất?" thì được biết là nó thích sữa. Vì thế tôi nhờ người đi mua 20 lít sữa về đổ vào xô để cho người dạy chạy đằng sau máy quay tôi đang đứng.

Ngửi thấy mùi sữa, con gấu chồm lên lao theo, cảnh quay đã thành công nhưng cũng là cú máy mạo hiểm bởi nếu con gấu mà vồ trúng người quay thì có thể tai nạn đã xảy ra.

Hay trong phim "Hà Nội mùa đông 46" có cảnh chiếc xe Jeep lao vào gánh phở bên Bờ Hồ rồi bốc cháy. Cả tôi và đạo diễn Đặng Nhật Minh đều muốn máy quay đặt sát gánh phở và khi xe lao vào, nước phở phải bắn tung tóe lên xe trước khi xe bốc cháy, nên hết sức nguy hiểm. Cũng may là người lái xe này là một người nước ngoài, điều khiển xe rất chính xác nên cảnh quay đã thành công, trong lúc đó mọi người trong đoàn đều thót tim. Với cảnh này, người lái xe chỉ cần quá đà một chút trước khi đánh tay lái là tông thẳng vào người quay rồi.

- Anh là người đã làm việc với nhiều đạo diễn "khủng" ở Hãng phim truyện Việt Nam như NSND Đặng Nhật Minh, các đạo diễn Long Vân, Đỗ Minh Tuấn, NSƯT Vương Đức... và nhiều bộ phim do anh cộng tác với họ đã đoạt giải thưởng. Nhưng hình như ở Việt Nam, khi một bộ phim nào đó được vinh danh, người ta chỉ thường chú ý tới biên kịch, đạo diễn, diễn viên mà chẳng mấy khi nhắc tới vai trò của người quay phim. Điều này có khi nào khiến anh cảm thấy chạnh lòng?

+ Tôi luôn cảm thấy tự hào vì việc làm của mình đóng góp vào thành công chung của một bộ phim, vì thế chẳng việc gì phải chạnh lòng. Nhưng cũng có cái lạ là các phim do tôi quay, từ phim đầu tay "Em còn nhớ hay em đã quên", sau này là "Hoa của trời", "Hà Nội mùa đông 46", "Những người thợ xẻ", "Rừng đen"... toàn đoạt Huy chương bạc trong các kỳ Liên hoan phim quốc gia. Tôi biết cũng có nhiều người quay phim như tôi suy nghĩ về điều này, và rồi họ lựa chọn con đường trở thành đạo diễn. Và nếu tôi cũng chạnh lòng như vậy, chắc hẳn tôi đã thành đạo diễn rồi, vì với tôi việc ấy cũng hoàn toàn có thể. Nhưng lựa chọn của tôi thì khác! Tôi sẽ cầm máy cho đến khi nào vẫn còn đủ sức. Và đã làm việc là hết mình.

- Đi làm phim điện ảnh vất vả khổ sở như vậy, "danh" thì chẳng được vang, nghe nói tiền cũng ít mà khán giả hiện nay đang ngày càng bị thu hẹp, vậy tại sao anh vẫn lựa chọn theo đuổi con đường này?

+ Có lẽ đó là do cái... nghiệp! Tôi cho rằng với tôi, nghề đã chọn người. Tôi luôn trăn trở trước một cảnh quay, cứ thử từ phải sang trái, trái sang phải, từ trên cao xuống rồi những góc âm... để cuối cùng chọn ra được phương án tối ưu nhất. Tôi luôn nghĩ rằng mình là người làm nghệ thuật có sự hỗ trợ của máy móc nhưng luôn phải tư duy để làm sao mỗi bộ phim ra đời có được những cảnh quay đẹp, ấn tượng, có chiều sâu, đặc biệt để lại dấu ấn của cá nhân. Làm việc, với tôi trước hết là để thỏa mãn đam mê, sự khám phá và trí tưởng tượng của mình. Về "cái danh" tôi đã nói ở trên rồi. Còn kiếm tiền thì tôi kiếm ở chỗ khác. Tôi có thể nói luôn là ở miền Bắc này ít người kiếm tiền từ làm phim truyền hình nhiều bằng tôi. Đến nay tôi đã quay gần 3.000 tập phim video.

- Xin cảm ơn NSƯT Vũ Quốc Tuấn!

Nguyệt Hà (thực hiện)

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文