Chiếng chèo làng Khuốc

08:37 08/04/2006

Làng Khuốc - một làng quê bình dị, mộc mạc như bao làng quê Việt Nam khác, cũng cây đa, giếng nước, sân đình... nhưng ở đây ẩn chứa, tiềm tàng một bộ môn nghệ thuật độc đáo của Việt Nam và chỉ có dân tộc Việt Nam mới có. Đó là nghệ thuật chèo!

Cho đến bây giờ chưa có nhà nghiên cứu nào dám khẳng định chèo có từ bao giờ, vì sử sách để lại chỉ ghi chép khi chèo xuất hiện ở sân khấu cung đình. Có nghĩa là chèo xuất hiện có bề dày hàng chục thế kỷ. Đã có nhiều trùm chèo trở thành tổ chèo, nhiều chiếng chèo nổi tiếng một thời nhưng không ở đâu lại lưu giữ, truyền nối chèo như làng Khuốc. Chính vì thế, nói đến làng Khuốc những người trong nghề và yêu mến chèo đều cảm nhận trong tâm tưởng đó là “cái nôi” của bộ môn nghệ thuật chèo Việt Nam và trở thành “địa chỉ đỏ” cho những ai quan tâm, yêu mến nó - một sản phẩm văn hóa phi vật thể của dân tộc tồn tại tới hôm nay và mãi mãi mai sau.

Tưởng như đã rơi vào lãng quên chỉ còn lưu lại trong sử sách hay truyền khẩu dân gian nhưng có mấy ai biết được rằng  chèo làng Khuốc (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) vẫn tiềm tàng tồn tại như chính sự kết tinh, thăng hoa, độc đáo của nó. Trải qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử, chèo làng Khuốc lúc thăng, lúc trầm nhưng không hề đánh mất đi cái nguồn cội tâm linh vốn đã trở thành máu thịt của mỗi người dân và được truyền nối từ đời này sang đời khác. Múa hát, diễn chèo đã trở thành nếp sống, lối sống của người dân làng Khuốc.

Chính vì thế ở mảnh đất hào hoa phong lịch này đã sản sinh ra những ông tổ của nghệ thuật chèo Việt Nam và những nghệ nhân, nghệ sĩ nổi tiếng của mọi thời. Lần theo thời gian ngược về những năm tháng xa xưa, chèo làng Khuốc đã có tiếng một vùng, nổi danh với những trùm chèo: Trùm Điều, Trùm Thương, Huyện Đoàn, Kép Mục, Khóa Thị, Chánh Ân…

Các hội viên nhí trong CLB chèo làng Khuốc.

Chèo làng Khuốc đã truyền đời hàng chục thế hệ nghệ nhân, từ sân khấu dân gian chuyển vào phục vụ trong cung đình của các vương triều phong kiến. Trước Cách mạng Tháng Tám, nhiều nghệ nhân của  chèo làng Khuốc đã có mặt và làm nổi danh cho nhiều gánh hát và nhà hát ở các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông, Bắc Ninh… Cho đến nay, những người sành chèo, mê chèo ở Việt Nam và cả thế giới còn ghi nhận nhiều ấn tượng về những đào, những kép ở  chèo làng Khuốc, với tên tuổi của các nghệ nhân: Vũ Văn Phụ, Bùi Văn Ca, Đào Thị Nao, Cao Kim Trạch, Phạm Văn Điền, Hà Quang Bổng, NSƯT Thu Hiền, Phạm Thị Ruyến…

Nếu như trong kho tàng văn hóa của nhân loại, chèo được coi là “đặc sản” của Việt Nam, thì người bốn phương thường gọi Thái Bình là quê chèo, mà chèo làng Khuốc lại là nơi phát cội. Ai đã từng được nghe người làng Khuốc hát, diễn chèo mới thẩu hiểu được nghệ thuật chèo truyền thống. Chẳng thế, mà từ xa xưa đã có câu ca truyền khẩu ở nhiều vùng nông thôn:

Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có xem chèo Khuốc với anh thì về

Nói như thế, chèo làng Khuốc không phải không có sự thăng trầm của nó. Sau năm 1945, gánh chèo làng Khuốc bị lắng dần, mà vở diễn “Cô gái làng chèo” của Đoàn chèo Thái Bình từng đạt Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc 1985, đã phản ánh toàn bộ hoàn cảnh nguyên mẫu của nó. Điều thú vị là nhân vật chính của vở diễn lại xuất phát từ nguồn cội thân phận của nghệ nhân hát chèo Đào Thị Na, lại do chính NSND Thu Hiền thủ vai.

Có lẽ  chèo làng Khuốc hưng thịnh lại bắt đầu từ 1958, sau khi Bộ Văn hóa có chủ trương khôi phục lại nghệ thuật chèo truyền thống. Các nghệ nhân Cao Kim Trạch, Phạm Văn Điền, Đào Thị Na… được Bộ mời đi dạy truyền nghề tại Khoa chèo - Trường Ca kịch Việt Nam. Nhưng có thể nói sau 15 năm đổi mới từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng, với chủ trương bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc, chèo làng Khuốc mới thực sự được chấn hưng và phát triển. Những khi nông nhàn sau mỗi mùa vụ, người làng Khuốc lại tổ chức hát chèo, biểu diễn chèo, xem chèo và  chèo làng Khuốc lại được chắp cánh bay xa.

Nếu như cả nước có 15 đoàn chèo chuyên nghiệp thì có tới 13 đoàn với sự góp mặt của 172 nghệ sĩ, nhạc công người Thái Bình, mà trong đó có trên 50 con em xuất thân từ chèo làng Khuốc. Nói như thế để thấy được rằng, chèo làng Khuốc vẫn là cái nôi ươm trồng, cung cấp nhân tài cho bộ môn nghệ thuật chèo độc đáo của Việt Nam.

Xuất phát từ kinh nghiệm nghề nghiệp và ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống, các nghệ nhân đã tham mưu cho cấp ủy, UBND xã mở các lớp dạy nhạc chèo, dạy hát chèo cho con em tại làng xã để có lực lượng kế tiếp. Ngoài ra, các nghệ nhân còn truyền nghề cho con cháu tại gia đình. Nhiều cháu trong làng từ 7 đến 12 tuổi đã biết hát hay, diễn giỏi. Có những gia đình cả ba thế hệ đều cùng diễn. Nhiều cháu đã trở thành sinh viên Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thái Bình, như cháu Mai Phương Thảo là con gái của nghệ sĩ Mai Văn Khôi (nguyên đoàn chèo Lai Châu, nay đã nghỉ hưu) là một sinh viên tiêu biểu của Khoa Chèo, Trường CĐVHNT Thái Bình có đầy triển vọng tài hoa với bộ môn nghệ thuật chèo truyền thống.

Múa hát chèo đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với người dân làng Khuốc. Dù là nơi sân đình hay ngoài đồng ruộng, dù bất kỳ ở đâu, người làng Khuốc vẫn có thể hát và diễn chèo được. Cứ tiếng trống, tiếng phách rung lên là mọi người lại hứng khởi muốn diễn, muốn hát; lại hòa nhập với nhau để diễn, để hát và có lẽ diễn, hát chèo đã trở thành huyết mạch của người dân làng Khuốc. Có thể sẽ không khiên cưỡng khi nhắc tới những câu ca dao sau đây của đất chèo:

Ăn no rồi lại nằm khoèo
Thấy giục trống chèo bế bụng đi xem

Hay:

Chẳng thèm ăn chả, ăn nem
Thèm mo cơm tẻ, thèm xem hát chèo

Làng Khuốc còn có cả đội ngũ sáng tác, đạo diễn khá vững, có thể dàn dựng cả vở chèo biểu diễn trọn đêm. Mỗi năm ra đời từ ba đến bốn kịch bản chèo. Nhiều vở mang tính thông tin ngắn gọn, nhưng vẫn giữ được cốt cách, thấm đậm riêng của chèo làng Khuốc. Một trong những tác giả tiêu biểu phải kể tới ông Hà Quang Tiết, bố đẻ của thạc sĩ Hà Thị Hoa, chuyên viên Vụ đào tạo thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin, hiện là đại biểu Quốc hội khóa X, là vị đại biểu Quốc hội thứ hai sau NSƯT Thu Hiền, đều sinh ra và trưởng thành từ cái nôi chèo làng Khuốc.

Chèo làng Khuốc thực sự trở thành cái nôi của nghệ thuật chèo. Gần đây nhiều nhà khoa học đã về Thái Bình, về làng Khuốc tìm hiểu và nghiên cứu về cái nôi chèo này. Đồng thời, đầu tư hỗ trợ chèo làng Khuốc phục hiện nguyên bản của chính mình. Ngành chèo Việt Nam coi chèo làng Khuốc là Tổ chèo và hằng năm cứ vào ngày 12 tháng 8 âm lịch, những người yêu mến bộ môn nghệ thuật chèo đều hội tụ về đây bái vọng. Điều đáng vui mừng là được sự tài trợ của các tổ chức văn hóa quốc tế, làng Khuốc đã khởi công xây dựng nhà thờ Tổ chèo.

Câu lạc bộ nghệ thuật chèo làng Khuốc với gần 100 con em thuộc ba thế hệ làng Khuốc đã trở thành địa chỉ đỏ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Nghệ nhân Cao Kim Trạch, Phạm Văn Điền của  chèo làng Khuốc là hai nghệ nhân duy nhất của Thái Bình vừa được Nhà nước phong tặng Nghệ nhân dân gian (đợt đầu)

Nguyễn Trọng Thắng

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ ít khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文