Cú hích mới cho sân khấu

10:06 05/10/2010
Với sự tham dự của 17 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiêp ở khắp mọi miền đất nước, cùng 19 tác phẩm thuộc nhiều loại hình sân khấu, Liên hoan Nghệ thuật sân khấu toàn quốc (LHNTSKTQ) đã cho thấy tâm huyết của những người nghệ sĩ với đề tài về người chiến sĩ Công an, đồng thời, cũng thêm một lần khẳng định, đề tài này đã và vẫn là nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của nhiều người nghệ sĩ.

LHNTSKTQ về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" lần thứ II do Bộ Công an và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức đã khép lại sau 10 ngày diễn ra tại Hà Nội, nhưng dư âm về một cuộc liên hoan độc đáo vẫn còn ở lại với đông đảo công chúng. Với sự tham dự của 17 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiêp ở khắp mọi miền đất nước, cùng 19 tác phẩm thuộc nhiều loại hình sân khấu, Liên hoan đã cho thấy tâm huyết của những người nghệ sĩ với đề tài về người chiến sĩ Công an, đồng thời, cũng thêm một lần khẳng định, đề tài này đã và vẫn là nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của nhiều người nghệ sĩ. Thành công của Liên hoan xứng đáng là món quà của lực lượng Công an, của giới nghệ sĩ sân khấu cả nước góp vào Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Nét độc đáo ở Liên hoan lần này, là cả 19 vở diễn đều lấy hình tượng người chiến sĩ Công an làm trung tâm và phản ánh một cách chân thực, sống động cuộc sống, chiến đấu và xây dựng của người chiến sĩ Công an cách mạng trong suốt chặng đường 65 năm qua. Mỗi vở diễn với phong cách riêng, dấu ấn riêng, đã trở thành những cánh cửa mở rộng cho khán giả thấy được phần nào công việc và đời sống tâm hồn của người chiến sĩ Công an. Đây cũng là Liên hoan sân khấu đầu tiên phản ánh đa dạng các lĩnh vực đấu tranh của lực lượng Công an trong thời hiện đại, với các lực lượng: Cảnh sát hình sự, cảnh sát phòng, chống tội phạm ma túy, cảnh sát kinh tế, giao thông, trại giam… với muôn mặt đời thường.

Cuộc đấu tranh giữa tình riêng với nghĩa cả của người chỉ huy Công an hiện lên vô cùng gay gắt trong "Một người tự xé xác" (tác giả: Nhà văn Tôn Ái Nhân; đạo diễn: NSƯT Anh Tú) của Đoàn kịch nói Quảng Ninh và "Tiếng chuông" (tác giả: Nhà văn Hữu Ước; đạo diễn: NSND Xuân Huyền - NSƯT Anh Tú) của Nhà hát Tuổi trẻ, khi "đối tượng" của người chiến sĩ Công an lúc này lại là chính người thân của mình. Sự giằng xé này càng căng thẳng, càng cho thấy người chiến sĩ Công an hoàn toàn không phải là con người khô khan, cứng nhắc, vô cảm như một số người vẫn nghĩ. Khán giả còn được hiểu thêm về sự thiệt thòi không thể tính đếm của những người làm công tác quản giáo trong các trại giam xa xôi, hẻo lánh, qua vở chèo "Nửa đời về sáng" (tác giả kịch bản văn học: Tất Đạt; kịch bản chèo: Bùi Minh Quang; đạo diễn: Vũ Cải) của Nhà hát chèo Thái Bình. "Đời có đợi anh không" (tác giả: Nguyễn Thanh Bình; đạo diễn: NSND Doãn Hoàng Giang) của Nhà hát 5B Võ Văn Tần là mạch tiếp nối về công lao của người quản giáo, nhưng ở một góc nhìn khác, với câu hỏi đặt ra: Phải làm gì để cho những người trót lầm lỗi được tự tin hoàn lương, tránh đẩy họ trở lại con đường tội lỗi chỉ vì thành kiến?

"Cuộc chiến không khoan nhượng" (tác giả: Phạm Văn Quý; đạo diễn: NSND Lê Hùng) của Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn - Thanh Hóa lại cho thấy cuộc chiến đấu với tội phạm của người lính hình sự vô cùng hiểm nguy và càng cam go, người chiến sĩ Công an càng tỏ rõ được bản lĩnh và lòng nhân ái, vị tha... v.v…

Mỗi câu chuyện là một số phận, một mảnh ghép cuộc đời, một cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Nhưng dù ở lĩnh vực nào, dù khó khăn, hy sinh đến mấy, thì phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ Công an cách mạng vẫn tỏa sáng, gieo mầm lạc quan, tin yêu cho đời. Phản ánh chân thật về đời sống tâm hồn, tình cảm của người chiến sĩ Công an, "Hoa thép" (tác giả: Đại tá Phan Gia Liên, đạo diễn: Khương Đức Thuận) của Đoàn kịch nói CAND và "Người thi hành án tử hình” (tác giả: Phạm Văn Quý, đạo diễn: NSND Lê Hùng) của Nhà hát Dân ca Nghệ An đều đã chinh phục người xem bằng những rung động thẩm mỹ sâu lắng.

Những vụ án chỉ là cái nền để "Hoa thép" khắc họa cuộc chiến đấu khốc liệt của người chiến sĩ Công an. Ê kíp sáng tạo đã tránh được lối mòn là đi vào các chi tiết giật gân, mà khai thác tâm lý nhân vật một cách triệt để, giúp người xem cảm thông sâu sắc với người chiến sĩ Công an trước áp lực lớn của công việc, sự nguy hiểm tính mạng, và những thủ đoạn xảo quyệt của bọn tội phạm. Chúng vừa tìm cách mua chuộc, lại vừa khống chế họ bằng cách giăng bẫy thân nhân của họ vào vòng tội lỗi, đẩy họ vào một cuộc đối đầu sinh tử. Nhưng ngọn lửa tin yêu vẫn được thắp sáng, khi người chiến sĩ Công an quyết chiến đấu đến cùng với tội phạm, vì đó là cách duy nhất để bảo vệ phẩm chất của họ, cũng là vì tương lai gia đình. Từ một kịch bản hấp dẫn, cách dàn dựng tài hoa của đạo diễn với sự cộng hưởng của dàn diễn viên đều tay, Đoàn kịch nói CAND đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đích thực tại Liên hoan, xứng đáng với Huy chương vàng được tặng.

Ở "Người thi hành án tử hình", người chiến sĩ Công an lại phải chấp nhận một hoàn cảnh đặc biệt: Không phải nhắm bắn vào quân thù nơi chiến trận, mà là thực hiện 2 phát súng nhân đạn vào thái dương kẻ tử tù. Nhiệm vụ này quả là khó khăn với bất kỳ ai, đặc biệt, tử tù lại là ân nhân cũ, thì cuộc đấu tranh nội tâm càng dữ dội! Đó là chưa nói đến ám ảnh cuộc đời, sự không chia sẻ được của gia đình, người thân v.v… Tất cả những dằn vặt, day dứt, khổ đau của người chiến sĩ Công an đã được khắc họa thật đậm nét và thật xúc động bởi sự nhập vai xuất thần cùng giọng ca mượt mà của các nghệ sĩ Thành Vinh, Minh Thành, Thúy Phường, Hoàng Vân, Linh Lam v.v…

Chất lượng cao và đồng đều của các vở diễn đã "làm khó" Hội đồng Giám khảo khi chấm giải, nhưng lại làm nên niềm vui cho Ban tổ chức Liên hoan, khi được trao nhiều giải thưởng hơn dự kiến ban đầu: Giải cho vở diễn có 2 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng và 1 giải đặc biệt. Sự xuất sắc của các nghệ sĩ đã đưa tới kết quả: 25 diễn viên được nhận giải Vàng, 40 diễn viên được nhận giải Bạc. Bởi thế, trong tư cách Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, GS.TS - NSND Đình Quang đã chia sẻ niềm vui: "Những vở diễn trong Liên hoan đã cho chúng ta nhận biết được một phần diện mạo khá phong phú của người chiến sĩ Công an mà lâu nay ta có thể không biết. Đó là do giới sân khấu ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vị thế của người chiến sĩ Công an trong cuộc sống xã hội nói chung, cũng như trong cuộc sống của riêng bản thân mình... Chất lượng của Liên hoan đã gây cho chúng tôi một ấn tượng phấn khởi về sự nghiêm túc và sự xuất hiện của một số đạo diễn trẻ tâm huyết, gắn bó với vở diễn nên đã đạt được chất lượng nghệ thuật nhất định".

Được biết, sau Liên hoan, hầu hết các vở diễn đều đã được lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo Công an các tỉnh lên kế hoạch biểu diễn phục vụ nhân dân tại nhiều địa phương trong cả nước...

Danh sách các vở diễn của các đoàn nghệ thuật đạt giải tại Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ CAND" Lần thứ II - năm 2010:

I. Huy chương Vàng:

1- Vở "Hoa Thép" của Đoàn Kịch Công an nhân dân.

2- Vở "Người thi hành án tử hình" của Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca Xứ Nghệ.

II. Huy chương Bạc:

1- Vở "Một người tự xé xác" hay "Cuộc chiến" của Đoàn Kịch nói Quảng Ninh.

2- Vở "Tiếng chuông" của Đoàn 1 - Nhà hát Tuổi trẻ.

3- Vở "Nửa đời về sáng" của Nhà hát Chèo Thái Bình.

4- Vở "Cơn lốc đời người" của Đoàn Ca múa kịch Thái Bình.

5- Vở "Cuộc chiến không khoan nhượng" của Đoàn Kịch nói - Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn - Thanh Hóa.

6- Vở "Vòng xoáy" của Đoàn Cải lương Thái Bình.

7- Vở "Đời có đợi anh không" của Nhà hát kịch sân khấu nhỏ thành phố Hồ Chí Minh

III. Huy chương Đồng:

1- Vở "Ngày thường không bình yên" của Đoàn Nghệ thuật Thái Nguyên.

2- Vở "Giọt nắng mùa xuân" của Nhà hát Chèo Hưng Yên.

3- Vở "Hoa Hồng Đỏ" của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa.

4- Vở "Trái tim trong trắng" của Nhà hát kịch Hà Nội.

5- Vở "Chim Họa mi lại hót" của Đoàn Kịch nói Nam Định.

IV. Khuyến khích:

1- Vở "Tình quê" của Nhà hát kịch Việt Nam.

2- Vở "Vùng tối" hay "Đường hầm" của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh.

V. Giải đặc biệt cho vở kịch hình thể "Từ một ngã tư" của Đoàn 3 - Nhà hát Tuổi trẻ. 

Thanh Hằng

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文