Chương trình nghệ thuật từ thiện "Ngẫu hứng Hữu Ước" và "Tiếng lòng và giọt mưa xuân":

Cùng nối vòng tay nhân ái

16:30 02/04/2008
Cánh màn nhung đã khép trong không khí ấm áp của những ngày đầu xuân nhưng 7 đêm diễn của chương trình nghệ thuật từ thiện "Ngẫu hứng Hữu Ước" và "Tiếng lòng và giọt mưa xuân" đã để lại những dư âm khó quên trong lòng khán giả Hà Nội. VNCA xin được chia sẻ với bạn đọc tâm sự của những người góp phần làm nên thành công của chương trình và những điều thú vị xung quanh đêm diễn.

NSND Trần Tiến: Sự "ngẫu hứng" đem lại cho chúng tôi niềm vui bất ngờ

"Trong các đêm diễn, tôi luôn đến nhà hát từ rất sớm. Nhà hát Lớn là nơi tôi gắn bó suốt mấy chục năm, với bao nhiêu đêm diễn tôi không nhớ nổi nữa. Đối với tôi, nơi đây quá đỗi thân thuộc. Vậy là tôi cứ đi loanh quanh trong khán phòng, như tìm lại tuổi trẻ của mình, tìm lại cảm giác xưa cũ và dẫu có bịt mắt, tôi cũng có thể đi mấy vòng trong nhà hát mà không vấp bước nào.

Đã lâu lắm tôi mới lại được đứng trong hậu đài chờ đến "màn diễn" của mình và một cảm xúc khó diễn tả lại trào dâng. Đây là lần đầu tiên tôi đứng trên sân khấu trong vai trò... ca sĩ cùng những người bạn già của mình: NSND Trọng Khôi, NSND Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, NSND Thế Anh, NSND Doãn Châu, NSND Đoàn Dũng.

Đây cũng là cơ hội quý để anh em chúng tôi hội ngộ, chuyện trò vui vẻ với nhau trong thời gian tập luyện cũng như các đêm diễn. Hầu hết chúng tôi đều chưa hát trước đông đảo khán giả như thế bao giờ nên khá hồi hộp. Những tràng pháo tay giòn giã của khán giả đã cổ vũ, động viên chúng tôi rất nhiều và đó chính là phần thưởng lớn nhất.

Chúng tôi không thể tự tin thái quá vào giọng hát của mình, nhưng có lẽ điều làm khán giả phấn khích hơn cả đó là một "tốp ca" rất... lạ và cái "tình" trong bài hát mà tốp ca ấy thể hiện! Chúng tôi cũng có chung cảm nhận rằng chính sự "ngẫu hứng" đã đem lại cho chúng tôi niềm vui bất ngờ.

Gần đây, tôi có biết nhà văn Hữu Ước viết ca khúc nhưng tôi không nghĩ mình sẽ được mời thể hiện một sáng tác của anh. Có lẽ, khi mời 7 "nghệ sĩ già" chúng tôi thể hiện bài "Chúng tôi người nghệ sĩ", tác giả như muốn để chúng tôi có cơ hội được hát về chính mình, về những người bạn nghệ sĩ của mình.

Nghệ sĩ chúng tôi là những người vui trước mọi người, buồn cũng trước mọi người và bài hát đó đã nói thay chúng tôi những tâm sự ấy".

NSND Trọng Khôi: "Một chương trình đầy đặn về nội dung và hình thức…"

Chúng tôi người thì từ Nam ra, người thì tuổi tác cao, sức kém, nhưng vì là chương trình từ thiện góp tặng trâu bò cho đồng bào dân tộc rồi xây trường, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng... rất ý nghĩa và thiết thực trong những ngày đầu xuân này, nên chúng tôi tham gia ngay. Cũng mong bằng tiếng hát của mình góp một phần nhỏ bé giúp "sưởi ấm" cho những số phận đang phải chịu giá rét.

Thêm nữa đây là lần gặp gỡ sau 45 năm của anh em chúng tôi, những người làm kịch nói. Ai chẳng nhớ Thế Anh trong hình ảnh "Đường về quê mẹ", "Nổi gió", "Ngày lễ thánh", "Dốc tình", hay một Doãn Châu trong "Đôi mắt", "Nguyễn Trãi ở Đông Quan"...; một Đoàn Dũng trong "Erostrax", "Người cầm súng", "Người cha thô bạo", "Câu chuyện tình yêu"... và một Trần Tiến trong "Kén rể", "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"...

Vậy mà lần này 5 anh em kịch nói được hát chung trên cùng một sân khấu với thầy Trần Hiếu, với nhà văn Hữu Ước và với NSND Quang Thọ. Ai cũng vui, cũng hồ hởi. Chúng tôi được gặp nhau trong lúc tập ca khúc, trong lúc hát, và cả sau đêm diễn.

Có thể các bạn không biết, chúng tôi tuy cùng nghề, cùng nghiệp, mà chưa bao giờ được diễn chung trong một vở kịch, chứ đừng nói là được hát như thế này.

Với riêng chúng tôi - những người mà thời gian không còn nhiều thì chương trình đã mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Đây là một chương trình rất đầy đặn về nội dung và hình thức, âm nhạc rất nhiều chiều, nhiều dạng. Hy vọng sự có mặt của chúng tôi sẽ thu hút được công chúng để chương trình nhận được nhiều sự ủng hộ hơn của các tấm lòng nhân ái.

NSND Thế Anh: "Tôi coi đây là một vai diễn mới của mình"

Đây là một chương trình đầy sáng tạo nên khi nhà văn Hữu Ước mời, bọn tôi ôkê ngay. Vả lại, với tôi, chẳng mấy khi có dịp trở lại Thủ đô. Từ sau giải phóng đến giờ, đã lần nào tôi có dịp xuất hiện trên sân khấu Nhà hát này đâu. "Cánh" Trọng Khôi, Trần Hiếu còn diễn, chứ tôi thì… Cho nên, được gặp công chúng thân thương, tôi xúc động lắm.

Khi giới thiệu 7 NSND tham gia trình diễn ca khúc "Chúng tôi người nghệ sĩ", MC đã gắn thêm biệt danh "Trung úy Phương" vào trước tên Thế Anh. Lúc ấy tôi định nói to: "Xin mời, xin mời", như một câu nói đầy biểu cảm của tôi trong phim "N?i gió" mà đến nay nhiều người còn nhớ.

Thú thật, khi tôi nhận lời tham gia chương trình, một số bạn bè, người thân cho là tôi "lẩm cẩm", vì "Ông có biết hát đâu mà đánh đu với người ta". Nhưng khi xem truyền hình trực tiếp, họ mới thấy việc tôi tham gia là đúng.

Các NSND: Trọng Khôi, Thế Anh, Quang Thọ, Trần Hiếu, Đoàn Dũng, Trần Tiến và Doãn Châu trình bày ca khúc "Chúng tôi người nghệ sĩ".

Huy Thành - Đạo diễn phim "Nổi gió" ra ngoài này dự kỷ niệm 55 năm Điện ảnh Việt Nam, đã chạy lên sân khấu ôm hôn tôi, nói: "Cậu diễn rất thật, như cuộc đời". Thì đúng quá còn gì. Đấy, cứ xem mấy "ông già" hát khản cả giọng vẫn "chơi".

Hữu Ước sáng tác bài hát như thể cho chúng tôi vậy. Cho nên bọn tôi vào cái là "ăn ngay". Tôi coi đây là một vai diễn mới của mình. Lại được hai giọng hát vào loại số 1 của miền Bắc (tức NSND Trần Hiếu và NSND Quang Thọ) "đỡ" cho thì nhất rồi.

Bái hát toát lên tinh thần "Chúng tôi người nghệ sĩ/ với đàn ca sáo nhị/ mang tiếng hát cho đời". Vậy thì chúng tôi hát phục vụ khán giả là đúng rồi, mọi vất vả chúng tôi "nào có sá gì".

Tôi cho rằng, việc mời 7 NSND tham gia thể hiện bài hát này là một sáng kiến đặc biệt của Hữu Ước.

Thường thì các chương trình từ thiện diễn ra "cứng" và "tẻ". Những sáng kiến của nhà văn Hữu Ước và báo CAND đã thu hút được mọi người tham gia một cách hào hứng. Đây là một hướng đi rất hay, rất mới mà không phải ai có tiền cũng nghĩ ra được.--PageBreak--

Vị đạo diễn "kỹ tính"

Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn - Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an tặng hoa cho các nghệ sĩ và nhà tài trợ tham gia chương trình.

Mặc dù luôn bận rộn với cương vị Tổng biên tập của các ấn phẩm: Báo Công an nhân dân, Chuyên đề An ninh Thế giới và Chuyên đề Văn nghệ Công an, nhưng trong suốt thời gian diễn ra chương trình, cùng với NSND Trần Bình, Thiếu tướng - nhà văn Hữu Ước luôn tranh thủ có mặt trong các buổi tập.

Dù theo ông, thơ, nhạc họa là "chơi", là "ngẫu hứng" nhưng được chứng kiến những buổi ông chỉ đạo anh em nghệ sĩ tập luyện mới thấy hết tính chuyên nghiệp và sự đa tài của ông. Điều đó rất giống như khi ông chỉ đạo anh em làm báo với mong muốn duy nhất là những ấn phẩm báo chí khi đến với độc giả phải là những sản phẩm hoàn thiện nhất ở mức có thể.

Ông thường đến các buổi tập rất đúng giờ. Và khi vào tập dượt mới thấy nhà văn Hữu Ước quyết liệt trong công việc như thế nào. Không chỉ góp ý với các ca sĩ về cách ngân giọng, ngắt hơi, ông còn có những góp ý rất kỹ càng về phong cách biểu diễn, cách chào khán giả, hay làm thế nào để thời gian giữa các tiết mục không quá lâu... Ngay cả với những kỹ thuật viên phụ trách âm thanh, ánh sáng, nhà văn Hữu Ước cũng luôn có những góp ý kịp thời.

Ca sĩ Tùng Dương chia sẻ, anh rất thú vị khi được cộng tác với một người có tác phong làm việc chuyên nghiệp và kỹ tính như nhà văn Hữu Ước. Điều đó giúp anh tập luyện kỹ càng và yên tâm hơn khi biểu diễn trên sân khấu.

Nghiêm túc và có phần nghiêm khắc trong lúc làm việc, nhưng cánh anh em nghệ sĩ tham gia chương trình đều nhận định, nhà văn Hữu Ước lại rất thoải mái và nghệ sĩ trong đời thường. Ông sẵn sàng hát cùng nhóm AC&M khi tập ca khúc "Hãy đốt lên ngọn lửa" hay cùng Tùng Dương chia sẻ chút bánh mì khi buổi tập đã quá trưa…

Cặp MC ấn tượng

Không ít người thầm "ghen tị" với NSND Trần Hiếu khi trong suốt 7 đêm của chương trình, ông luôn được sánh vai cùng 2 người đẹp trẻ trung là Giáng My và Mỹ Vân. Mặc dù, tuổi đời của người nghệ sĩ vui tính này chênh khá xa so với hai người đẹp nhưng họ vẫn dẫn khá ăn khớp.

Giáng My và Mỹ Vân đều nhận định, chính sự trẻ trung trong tâm hồn của NSND Trần Hiếu đã khiến cho hai thế hệ không hề có khoảng cách. Sau cánh gà, hai người đẹp thường gọi NSND Trần Hiếu là "bố" rất thân mật, trìu mến.

 

NSND Trần Hiếu và Hoa hậu Giáng My - 2 MC của chương trình.

Ngoài gương mặt MC đã từng quen thuộc với khán giả Hà Nội là Mỹ Vân thì sự góp mặt của Hoa hậu Đền Hùng Giáng My cũng là một điều thú vị của chương trình.

Sau khi đoạt vương miện cuộc thi Hoa hậu Đền Hùng, Giáng My không đến với điện ảnh, ca nhạc hay thời trang để dễ nổi tiếng như một số người đẹp khác, Giáng My lui vào sau, lặng lẽ miệt mài học tập. Một ngày, cô trở lại với cương vị Tổng giám đốc một công ty về truyền thông khá năng động tại Việt Nam.

Đối tượng chính trong các chương trình truyền thông cô phụ trách là phụ nữ, trẻ em và những người nghèo. Và cô đặc biệt tâm đắc với những hoạt động từ thiện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó cũng chính là một trong những lý do đưa Giáng My đến với chương trình "Ngẫu hững Hữu Ước" và "Tiếng lòng và giọt mưa xuân".

Với Giáng My, thời gian tham gia chương trình đã giữ chân cô ở Hà Nội lâu nhất từ trước đến nay (9 ngày). Để có thể tham dự chương trình, cô đã gác lại tất cả các show diễn trong thời gian này và dựng xong một số chương trình dự trữ để phát sóng. Thời gian ở Hà Nội, mọi công việc được cô điều hành qua... điện thoại và internet.

Giáng My tâm sự rằng, khi bắt gặp ca khúc "Lời ru cỏ non" (nhạc Hữu Ước, thơ Nguyễn Thị Kim Châu) qua một người thân, cô đã rất xúc động và yêu thích tác phẩm và điều đó chính là cơ duyên để Giáng My xuất hiện trong chương trình không chỉ là một MC duyên dáng, thông minh mà còn là một ca sĩ thể hiện thành công ca khúc.

Ngoài vai trò là MC, với chuyên môn của mình, Giáng My có một số ý tưởng thú vị trong quá trình xây dựng kịch bản chương trình

PV (thực hiện)

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文