Đi chợ Đụn mua tấm vó Vạn Đồn

17:25 12/12/2019
Vạn Đồn là một làng cổ trong số tám trang ấp thuộc Bát Đụn Trang. “Bát Đụn Trang”, có nghĩa là tám (8) trang ấp đứng trên 8 đụn đất. Sử liệu phản ánh rằng, trước khi triều đại nhà Trần ra đời, vùng đất nằm ven lưu vực sông Hóa gần với cửa biển Đông, giữa vùng trời đất mênh mông bát ngát nổi lên tám đụn đất khổng lồ...

Bác Nhữ là người đàn ông quê mùa thuần phác chuyên đóng cối xay. Gia đình bác là chỗ hàng xóm và cũng là họ hàng dây mơ rễ má với đằng ngoại của mẹ tôi. Mấy anh con trai của bác Nhữ nổi tiếng làng Gang về khoản sát cá.

Gặp bữa Chủ nhật nên tôi được mẹ cho theo chân bác Nhữ đi chợ Đụn mua vó. Từ làng Gang của tôi tới chợ Đụn tầm chừng 10km. Hôm đó, bác Nhữ chọn đi lối tắt bằng cách từ làng Gang lên đê  Hệ, từ đó xuôi theo đê sông Hóa về phía biển Đông mà tới chợ Đụn của Vạn Đồn. Làng Vạn Đồn thuộc xã Thụy Hồng, cùng huyện Thái Thụy (Thái Bình) với tôi.

Trước khi vào chợ Đụn, hai bác cháu dừng bước trên đê sông Hóa nghỉ chân cho ráo mồ hôi. Ngồi ngoảnh mặt ra sông Hóa mênh mông phù sa và lồng lộng những cơn gió nồm nam vô tư hào phóng, bác Nhữ bảo, sau lưng chúng tôi là Vạn Đồn, bên kia sông là Cổ Am quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng.

Bác Nhữ kể, Vạn Đồn là một làng cổ trong số tám trang ấp thuộc Bát Đụn Trang. “Bát Đụn Trang”, có nghĩa là tám (8) trang ấp đứng trên 8 đụn đất. Sử liệu phản ánh rằng, trước khi triều đại nhà Trần ra đời, vùng đất nằm ven lưu vực sông Hóa gần với cửa biển Đông, giữa vùng trời đất mênh mông bát ngát nổi lên tám đụn đất khổng lồ.

Nhà thờ xứ đạo Vạn Đồn.

Nơi sông Hóa hòa vào Biển Đông người ta gọi là cửa Đại Bàng. Xuôi về phía biển, làng Vạn Đồn (Đụn) nằm cách cửa Đại Bàng tầm 5km. Trong cuộc đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược lần thứ nhất (1258), triều đại nhà Trần đã xem khu vực cửa Đại Bàng là một trong những phòng tuyến cực kỳ quan trọng. Do đó, nhằm ngăn chặn đường tiến (và rút) quân bằng đường sông Hóa tiến ra biển của địch, nhà Trần đã cho xây dựng tuyến phòng thủ nơi cửa biển bằng việc lập nên cái gọi là “Lưu đồn (bốt) hành cung” ngay trên 8 đụn đất gần cửa Đại Bàng. Một trong số 8 đụn đất đó sau trở thành làng mang tên: Đụn!

Trong quá trình xây dựng đồn binh Vạn Đồn, các tướng nhà Trần là Bùi Công Bình, Nguyễn Phúc Hiến, Dương Mãnh Đại... đã tổ chức khẩn hoang 8 đụn đất hoang hóa gần cửa Đại Bàng thành những địa chỉ màu mỡ. Sau khi tướng quân Bùi Công Bình qua đời, ngài được Vua Trần phong tước vị “Hùng Cảnh Đại Vương Thượng Đẳng Thần”. Hiện nay, phần lăng mộ của vị tướng quân lừng lẫy đó vẫn nằm tại làng Lưu Đồn - cùng địa bàn xã Thụy Hồng với Vạn Đồn.

Sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi quân lính về đồng ruộng), nhà Trần đã cho những binh lính đồn trú ở Vạn Đồn được giải ngũ. Nhưng họ không trở lại nơi chôn nhau cắt rốn mà lấy nơi mình đóng quân làm quê hương bản quán. Vậy là những người lính “xuất ngũ” này đã ra sức khai khẩn 8 đụn đất lập thành 8 làng, trong đó có làng Đụn, tức Vạn Đồn bây giờ.

Có làng thì phải có chợ. Thế nên chợ Đụn hình thành từ thuở ấy. Như vậy, khởi thủy của thôn Vạn Đồn là làng Đụn. Còn cái tên Vạn Đồn ra đời thay cho tên gọi “Đụn” trước đó là nhằm chỉ làng vốn thuộc khu vực phòng thủ quân sự có “vạn đồn binh” của triều đại nhà Trần, kéo dài từ cửa Đại Bàng ngược lên phía Bắc suốt dọc hai bên bờ sông Hóa. Tính từ đó tới nay, làng Vạn Đồn (Đụn)  đã có tuổi đời hơn 700 năm có lẻ.

Khi diễn ra cuộc chống quân Nguyên xâm lược lần thứ 2 (1288), Vạn Đồn được bổ sung thêm quân sĩ. Và lần này, Vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã lập “Lưu Đồn hành cung” ở sát Vạn Đồn làm sở chỉ huy cuộc kháng chiến. Ngày nay, tại làng Lưu Đồn vẫn còn dấu vết của bốn chòi canh bảo vệ hành cung Vạn Đồn của triều Trần. Dưới đáy bảy cái giếng do Hưng Đạo Vương cho đào để lấy nước sinh hoạt cho binh lính đều đóng bốn cọc gỗ lim, có chặn bằng một tảng đá lớn, thành giếng xây bằng đá.

Cả bảy giếng nước nói trên, hiện nay người làng vẫn đang sử dụng. Sử sách truyền rằng Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông, Vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đều đã từng tắm ở những giếng nước này, vì thế mới có câu ca truyền tụng muôn đời, rằng: “Giếng này tắm đức thánh quân/ Nước vo hạt gạo trắng ngần dẻo thơm”.

*

Khi tôi hỏi “nghề đan vó của Vạn Đồn có từ bao giờ” thì cụ Bùi Công Hãn, tuổi ngoài 80 móm mém cười trừ cùng cái lắc đầu đoạn thủng thẳng đáp, đến ngay đời cụ nội của ông cũng chẳng thể trả lời chính xác câu hỏi ấy nữa là mình và sau này là con cái, cháu chắt. Nhưng cụ Hãn lại chắc như đinh đóng cột: thời cụ nội của mình còn sống có kể rằng, thuở mới lên sáu, lên bảy thì đã thấy nghề đan vó của Vạn Đồn phát vượng chưa từng thấy rồi.

Cứ như những gì mà sử sách ghi chép thì, thuở làng Đụn (Vạn Đồn) còn thuộc Bát Đụn Trang, vùng đất này mênh mông sóng nước, tôm cá còn nhiều hơn cả sao trên trời. Để có cái sinh nhai, chắc chắn những cư dân (quân sĩ nhà Trần) đầu tiên của làng phải tìm phương cách đánh bắt thủy - hải sản, trong đó có việc dùng vó (?!). Mà theo niên lịch thì tuổi đời của làng Vạn Đồn nay đã hơn 700 năm, vậy nghề đan vó cũng đã có thâm niên như thế chăng?!

Vẫn cứ là ngày ấy, bác Nhữ khẳng định, vó của các làng khác trong vùng không thể “ăn đứt” được vó của Vạn Đồn ở chỗ, độ võng của chúng không đều. Thế nên khi người sử dụng cất (kéo) vó lên khỏi mặt nước nó sẽ gặp phải tình trạng: chỗ căng chỗ chùng khiến cho độ chụm ở phần đít vó không đạt chuẩn. Mà cá mú, đặc biệt là loại cá có trọng lượng lớn, đều tinh quái “như thần”. Khi đã nằm trong vó, chúng (cá to) sẽ  tìm những chỗ vó căng, tựa vào đó làm đà bật mình vút lên, vọt ra ngoài thoát thân.

Nghề đan vó truyền thống đã mang lại cuộc sống đủ đầy cho người dân Vạn Đồn.

Còn với những chiếc vó của làng Vạn Đồn thì dù các loại cá  “thành tinh” kiểu gì cũng đành chịu nộp mạng. Bởi lẽ, vó có độ võng rất đều cũng như độ chụm rất cao, cá lăn chỗ nào cũng bị rơi vào tình trạng bùng nhùng (thợ đan vó gọi là “vó nhiều thịt”) khiến cho chúng không thể có chỗ làm đà mà bật nhảy lên cao. Để có được những chiếc vó đạt tiêu chuẩn kỹ thuật “trứ danh” như thế là cả một bí truyền độc nhất vô nhị của người Vạn Đồn.

Ngày ấy vó của người Vạn Đồn được họ đan bằng sợi gai được chế từ thân cây gai mà ra. Anh Đinh Văn Công, con trai bà Mau - một trong những “cao thủ” đan vó của làng Vạn Đồn - cho hay, để có được sợi dây gai từ thân cây gai, người ta phải tiến hành qua cả chục công đoạn thủ công đến mức “trầy vẩy” chứ chả không.

Đầu tiên là bóc tước sợi gai ra khỏi thân cây. Tiếp theo, mang sợ gai ngâm dưới ao. Chờ khi nào sợ gai đủ “độ chín” thì vớt lên đem phơi khô cong. Nữa là thực hiện công đoạn chuội sợi gai biến chúng từ chỗ thâm xỉn trở nên trắng sạch. Rồi nữa là việc xe sợi gai lại cho thật săn, dẻo, dai, v.v…

Sản phẩm của mình làm ra có “thương hiệu” đặc biệt mà một thuở chưa xa, nghề đan vó ở Vạn Đồn thăng hoa nức tiếng. Ngày ấy, nhà nhà đan vó, người người đan vó. Và chợ Đụn quanh năm tấp nập khách thập phương kéo đến mua xỉ, mua lẻ những tấm vó sợi gai được đan bởi những bàn tay nhà nông thô ráp nhưng vô cùng khéo léo, tinh xảo của người dân Vạn Đồn thuần khiết. Thuở  ấy, dù ngày công đan vó không cao, nhưng nó đã nuôi sống người nông dân Vạn Đồn.

Nay thì vì rất nhiều lý do, nghề đan vó ở Vạn Đồn không còn “trăm hoa đua nở” như ngày nào. Ấy thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người Vạn Đồn “sống chết” với nghề bằng hình thức chuyển đổi từ đan sợi gai sang sợi nilon. Và hằng ngày vẫn có những khách phương xa tìm tới chợ Đụn mua vó.

Âu đó cũng là một phương cách giữ lấy nghề truyền thống của người dân Vạn Đồn, vừa là không phụ công ơn các đấng tổ nghiệp đã mang lại sinh kế cho họ bằng nghề đan vó. Nữa là góp phần làm sinh động hơn văn hóa tinh hoa nghề Việt truyền thống trong thời đại công nghệ số.

Lê Công Hội

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (15/7), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 25mm như: trạm Làng Mô (Lai Châu) 33,2mm; trạm Mường Thín (Điện Biên) 25,6mm; trạm Du Già (Tuyên Quang) 28,8mm…

Bằng nhiều cách sau khi tiếp cận được “con mồi”, bà Châu đưa ra chiếc “bánh vẽ” kiếm tiền khiến cho nhiều người rơi vào “thiên la địa võng”. Những khoản tiền hàng tỷ đồng sau khi vào tay bà Châu, “nhà đầu tư” không thể nào đòi lại được…

TP Huế tiếp tục kích hoạt hệ thống hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến để tháo gỡ vướng mắc cho các xã, phường. Các tổ kỹ thuật chuyên trách được phân công "cầm tay chỉ việc" tại chỗ hoặc kết nối từ xa, hỗ trợ kịp thời cán bộ cơ sở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.