Đi tìm quyền lợi cho nhạc sỹ ở thời đại trực tuyến

08:25 31/03/2018
Spotify chính thức khai thác thị trường Việt Nam đã đánh dấu một bước chuyển lớn của thị trường giải trí. Như vậy, sau Apple Music, phần nào là Amazon Music, Spotify đã đặt chân vào Việt Nam và đó sẽ là một cú hích thực sự để những ông lớn khác, như Google Music, Pandora… phải có hành động nếu không muốn bị chậm chân trên thị trường này…


Với khoảng 60 triệu tài khoản người dùng đăng ký, Zalo có thể được coi là hiện tượng của thị trường và con số 60 triệu ấy cho chúng ta một câu hỏi rất thú vị rằng "điều gì sẽ xảy ra, nếu như Zing mp3 dựa vào sức mạnh của Zalo (họ cùng một tập đoàn) để phát triển thành một nền tảng nghe nhạc trực tuyến nội địa mạnh nhất, đủ sức để theo đuổi giấc mơ giành thị trường với các ông lớn như Apple, Spotify?".

Nhưng, những người đầu tư cho Zing thừa khôn ngoan để biết, cái lợi thế kia sẽ chỉ mang lại cho họ ảo tưởng, ít ra là ở thời điểm hiện tại. Nền tảng, số lượng người dùng quen thuộc là nền móng vững chắc để phát triển, nhưng nếu không có nội dung đa dạng, phong phú, bạn sẽ không thể cạnh tranh với những đại gia quốc tế. Nếu lao đầu vào cuộc chơi ấy, bạn sẽ chỉ là Don Quixotte trước những chiếc cối xay gió mà thôi.

Apple Music và Spotify có một sức mạnh khó ai cưỡng lại. Họ có nội dung của tất cả những nghệ sỹ hàng đầu thế giới lẫn những nghệ sỹ tên tuổi của những quốc gia nhỏ, khiêm tốn. Trên nền tảng của họ, bạn có thể kiếm tìm được Bruno Mars, Ed Sheeran… và cả những nghệ sỹ vô danh đây đó. Tính sơ sơ, Apple Music có khoảng 45 triệu bản ghi âm trong kho nhạc của mình.

Zing không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ theo con đường ấy, bởi đơn giản, môi trường kinh doanh âm nhạc ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện và Zing khó có thể chịu nổi mức chi phí đầu vào lớn lao cho các nội dung quốc tế khi mà nguồn thu từ đầu ra còn quá nhỏ. Với Apple Music, mức phí thuê bao thấp nhất khoảng 5 USD/ tháng; với Spotify, mức giá là 59 ngàn đồng/ tháng. Zing khó có thể thu được từ người dùng của mình ngần ấy tiền. Với Zing, con số kia vẫn luôn chỉ là một giấc mơ lớn và xa.

Vậy thì Zing lựa chọn con đường nào? Họ vẫn là nền tảng nghe nhạc trực tuyến như nhaccuatui.com, với chủ đạo nhạc mục là Vpop. Song song đó, họ cùng nhạccủatui và một vài đơn vị khác trở thành nhà trung gian phân phối nhạc Việt cho Apple Music, Spotify cũng như các ông lớn khác.

Trò chuyện với một chuyên viên người Việt của Spotify tại Singapore, người viết được biết rằng có rất nhiều nghệ sỹ Việt Nam ''ngạc nhiên'' khi thấy ca khúc của mình xuất hiện trên nền tảng ấy. Tất cả họ đều không biết rằng khi họ ký hợp đồng phát hành nhạc online với Zing hoặc nhaccuatui.com, họ cũng đã ký vào chấp thuận cho các đơn vị đó bán nhạc của mình cho những đơn vị kiểu như Spotify.

Và mỗi kỳ thanh toán, họ ít khi đòi hỏi đối soát nên càng không thể hiểu được rằng mình nhận được cả tiền từ chính Apple Music lẫn Spotify. Và cũng chính vì không xem đối soát, câu hỏi "nhận như vậy có đúng và đủ chưa?" không bao giờ được đặt ra để trả lời.

Với Spotify, năm 2017 vừa rồi họ có 4,1 tỷ euro doanh thu từ việc nghe nhạc trực tuyến. Con số ấy đến từ việc trung bình mỗi người dùng tài khoản Spotify dành tới 25 tiếng đồng hồ mỗi tháng cho việc nghe nhạc, và thời gian trung bình này còn hứa hẹn tăng thêm nữa. Tính bình quân, mỗi tài khoản spotify mang lại 5,32 euro doanh thu (chỉ tính doanh thu nghe trực tuyến, chưa tính tiền thuê bao tháng) mỗi năm cho Spotify.

Và cứ mỗi euro mà Spotify nhận được, họ trả 79 xu cho tiền bản quyền bản ghi âm, tiền tác quyền cho người viết ca khúc và các quyền liên quan của nghệ sỹ. 79 xu ấy cho các bản ghi âm Việt Nam có đến tay các đối tượng liên quan một cách trọn vẹn hay không? Rất có thể là không.

Cứ mỗi quý một lần, các nhạc sỹ sáng tác lại được Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc mời lên lĩnh tiền bản quyền 1 lần. Xem rất kỹ đối soát, không thấy thể hiện bất kỳ một con số nào đến từ các nền tảng như Aple hay Spotify. Và việc Zing, nhaccuatui.com vẫn lên đóng tiền đều đặn không thể minh chứng rằng nguồn thu ấy có. Rất có thể, họ chỉ đóng phần phát sinh ở Việt Nam, nơi mà đối soát của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc có thể vươn tay tới.

Tháng 1-2018, Toà án Liên bang của Mỹ đã quyết định rằng những nhạc sỹ sáng tác sẽ phải nhận được ít nhất 15,1% doanh thu từ bản ghi âm cho mỗi lần được nghe trực tuyến có tính tiền (từ 30 giây trở lên) trên các nền tảng kiểu Apple Music hay Spotify. So với mức được định ra từ 2012 là 10,2%, đây là một mức tăng đáng kể.

 Vậy thì khi Spotify vào khai thác thị trường Việt Nam, bắt tay với các đại lý theo tiêu chuẩn kho nhạc phải có từ 1000 bản ghi âm trở lên (như Zing, nhaccuatui.com chẳng hạn), cần có một quy định cụ thể họ sẽ phải trả bao nhiêu phần trăm tối thiểu cho mỗi nhạc sỹ sáng tác, bao nhiêu phần trăm tối thiểu cho các quyền liên quan khác của các nghệ sỹ góp công trong bản ghi âm ấy. Quy định đó sẽ là tiêu chuẩn để minh bạch hoá thị trường âm nhạc, đòi lại quyền lợi đã bị đánh rơi từ quá lâu của các nhạc sỹ sáng tạo.

Hơn nữa, nó cũng thắt chặt lại hoạt động phát hành trực tuyến của chính các nền tảng trong nước, vốn dĩ đang bùng nổ quá mạnh và sẵn sàng phát hành cả những bản ghi âm được coi là nhố nhăng, thiếu thẩm mỹ.

"Công nghiệp âm nhạc đã trở lại với đúng bản chất của nó, là nghệ sỹ phải được trả tiền". Rapper đình đám thời thập niên 90 ở Mỹ là Nas đã nói như vậy, sau phán quyết của toà án Mỹ. Và ở Việt Nam, công nghiệp âm nhạc phải đi tới đúng bản chất của nó, tức là nghệ sỹ phải được trả đúng và đủ tiền. Hãy bắt đầu từ Spotify, Apple Music và lúc đó, quay lại với những nhà phát hành trong nước, những người đang nắm giữ nhiều bí ẩn chưa bao giờ được phát lộ. 
Hà Quang Minh

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

Văn phòng Đăng ký liên bang Mỹ ngày 9/5 (giờ địa phương) cho biết chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã bổ sung 37 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại do có những hành động được cho là “gây phương hại an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.

Thông qua việc thường xuyên đi lễ chùa, Bùi Thị Ninh đã tạo mối quan hệ thân thiết với nhiều người ở trong và ngoài tỉnh rồi kêu gọi họ góp vốn để đầu tư kinh doanh. Sau khi nhận tiền, Ninh không sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận mà dùng cho mục đích cá nhân, chiếm đoạt gần 300 tỉ đồng rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với chiều dài hơn 70km, rộng trên 22.000ha. Nhiều năm qua, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sống ven vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tận dụng diện tích mặt nước rộng lớn này để nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế. Để đảm bảo ANTT vùng đầm phá, Công an các xã ven đầm phá đã tăng cường tuần tra, thực hiện nhiều biện pháp giúp ngư dân chống nạn khai thác, đánh bắt tận diệt và trộm cắp thủy sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2023- 2024. Năm nay, Trường THPT Yên Hòa có tỷ lệ "chọi" cao nhất với 1/3,11, tức trung bình trên 3 thí sinh dự thi mới có 1 em đỗ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文