Chuyện lạ trong một chương trình truyền hình ở Pakistan:

Dùng trẻ bị bỏ rơi làm... phần thưởng

08:00 21/08/2013

Trong suốt tháng ăn chay của người Hồi giáo (diễn ra từ ngày 9-7 đến 7-8), một đài truyền hình ở Pakistan đã cho phát sóng với mật độ 7 tiếng mỗi ngày một chương trình có tên gọi "Aman Ramazan". Đây là chương trình được ví như "Hãy chọn giá đúng" - phiên bản Pakistan. Chương trình này hiện đang gây tranh cãi khi ngoài các phần thưởng thường thấy như xe máy, tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt…dành cho người trả lời đúng các câu hỏi về kinh Koran, người chơi còn được nhận một phần thưởng "không đâu có", ấy là…những em bé bị bỏ rơi.

Điều đáng nói là khởi đầu, các cặp đôi tham gia chương trình không hề hay biết nếu giành chiến thắng, họ sẽ được nhận phần thưởng "đặc biệt" nói trên. Bà Suriya Bilqees, người vừa bất ngờ trở thành mẹ của một bé gái 2 tuần tuổi thổ lộ: "Thoạt tiên, tôi bị sốc vì đây là lần đầu trong đời được trao một phần thưởng như vậy. Nhưng giờ thì tôi lại cảm thấy rất hạnh phúc".  

"Aman Ramazan" là một chương trình thuộc dạng ăn khách ở Pakistan. Ông Aamir Liaquat Hussain - chủ nhiệm chương trình - được xem là một học giả có uy tín. Ông thường nghĩ ra nhiều chiêu lạ nhằm thu hút khán giả đến với chương trình. "Với chúng ta, tháng Ramazan là thời gian đặc biệt. Nó sẽ trở nên thiêng liêng hơn khi chúng ta làm cho mọi người hạnh phúc bằng những món quà tặng" - Aamir Liaquat Hussain đã nói như vậy khi đưa bé gái đầu tiên ra giới thiệu trước máy quay. 

"Bé gái xinh xắn này đã bị ai đó vứt vào đống rác. Chúng ta cùng nhìn xem, cô bé mới dễ thương và ngây thơ làm sao" - Hussain giới thiệu em bé với khán giả. Tiếp đó, ông xướng tên cặp đôi giành chiến thắng trong chương trình và mời ông Ramzan Chhipa - Chủ tịch Quỹ từ thiện Chhipa Welfare Association (CWA), nơi chuyên tìm kiếm, chăm sóc trẻ bị bỏ rơi trao tặng cho họ "phần thưởng" đặc biệt này.

Tính đến nay, qua chương trình, đã có hai bé gái được "trao tặng" cho hai cặp vợ chồng tham gia cuộc thi. Trước khán giả, từng có trường hợp, trong khi người vợ bật khóc vì bất ngờ nhận được "món quà" đặc biệt thì người chồng buồn bã quay ra chia sẻ với khán giả về việc họ không thể có con.

Bình quân mỗi tháng, Quỹ từ thiện Chhipa Welfare Association thường tìm và nhận được 15 bé. Tuy nhiên, theo ông Ramzan Chhipa, không đơn giản là sau đó, Quỹ thích cho ai thì cho mà họ thực hiện việc này theo một tiêu chí riêng, trong đó căn cứ trên danh sách các cặp vợ chồng hiếm muộn đăng ký tham dự chương trình "Aman Ramazan".

Về phía khán giả, đa phần đều có những thái độ phản đối trước việc làm mà họ cho là "quái gở" này. "Pakistan hãy tỉnh lại! Trẻ em không phải là chiếc cúp để dành trao tặng cho bất cứ ai" - Một khán giả tên gọi Shamim Mahmood đã viết trên Facebook như vậy. Cũng không ít khán giả cho rằng đây thực chất là một chiêu trò nhằm thu hút người xem của những người tổ chức chương trình "Aman Ramazan".

Trước luồng dư luận nói trên, ông Aamir Liaquat Hussain đã phản biện lại rằng, mục đích chính của việc trao thưởng này không phải để cạnh tranh với các chương trình truyền hình khác trong tháng Ramazan. Chẳng qua là vì trong thực tế, đã có một số phần tử khủng bố lợi dụng các đứa trẻ bị bỏ rơi để biến chúng thành kẻ đánh bom liều chết. "Chúng tôi muốn thay đổi điều đó. Bằng cách làm này, chúng tôi muốn nâng cao ý thức của người dân, vận động họ nhặt những đứa trẻ bị vứt trong thùng rác hoặc trên đường phố mang về nuôi nấng, dạy dỗ thành người có ích chứ không phải tham gia hủy diệt xã hội sau này".

Ông Hussain cũng cho biết thêm, trong lần phát sóng tới, chương trình sẽ tiếp tục thực hiện việc trao thưởng theo cách thức trên. Và quà tặng lần này sẽ là một bé trai.

Về pháp lý, việc nhận con nuôi vẫn chưa chính thức được công nhận tại Pakistan

Anh Vũ

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文