Được tôn vinh vẫn phiền lòng

09:11 08/04/2011
Những người tài danh, có đóng góp lớn cho xã hội thuộc mọi lĩnh vực được ghi nhận, tôn vinh là việc cần thiết. Đó vừa là sự trân trọng của cộng đồng, vừa là để khích lệ họ tiếp tục có nhiều cống hiến hơn nữa.

Sẽ rất tốt đẹp và có ý nghĩa nếu việc tôn vinh được làm chu đáo, cẩn trọng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi lại nghe được những lời phàn nàn từ phía những người được tôn vinh (nếu họ đang còn sống), hoặc người nhà của họ (nếu họ đã qua đời). Một nhạc sĩ gạo cội, nổi tiếng từ kháng chiến chống Pháp, là tác giả của  nhiều bài hát quen thuộc cho tôi biết: Thỉnh thoảng, nhất là những dịp có ngày kỷ niệm lớn, ông thường được phóng viên báo chí đến phỏng vấn hoặc đề nghị được viết bài giới thiệu. Hơn nửa thế kỷ hoạt động, lên báo, lên đài tới cả trăm lần nên dễ hiểu là nhạc sĩ này không mặn mà với ý định của nhà báo, nhất là nay tuổi đã cao, sức khỏe suy giảm nhiều. Tuy nhiên, do nể và trân trọng tờ báo, ông đã nhận lời.

Đã nhận, ông nhiệt tình trò chuyện để giúp phóng viên hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng ông đã bị "dội một gáo nước lạnh" khi ngay vào chuyện, bạn phóng viên hỏi: "Xin nhạc sĩ kể tên một số bài hát tiêu biểu của ông?". Phải kiềm chế lắm, ông mới không đuổi khéo khách về. Ông cố gắng nhã nhặn nói: "Bạn không biết bài nào là tiêu biểu của tôi, có nghĩa tôi không được công chúng biết đến, vậy chẳng có lý do gì để bạn nhắc đến tôi trong một số báo kỷ niệm ngày lễ trọng đại này. Có lẽ bạn nên tìm đến các nhạc sĩ nổi tiếng, người nào mà bạn biết rõ họ có những bài hát gì tiêu biểu". Biết mình nói hớ, bạn phóng viên phải xin lỗi, thanh minh, phân trần mãi, vị nhạc sĩ mới đưa ra một lô tài liệu gồm những bài báo đã viết về ông cho nhà báo tham khảo, rồi khéo léo cáo lui, không muốn tiếp thêm. Khi bài báo ra, ông chẳng hề nhận được báo biếu mà tình cờ đọc được, thấy bài viết về mình nhạt nhẽo, điều đáng nói thì không nói, chỉ lặp lại những ý dông dài ở những bài trước đó. Ông than thở với tôi: "Được tôn vinh mà bực mình vậy đấy cậu ạ".

Một nhạc sĩ lớn khác đã qua đời, khi còn sống cũng phàn nàn với tôi: "Họ đặt vấn đề làm chương trình về mình. Mình yêu cầu một nhạc sĩ vừa là nhà lý luận, vừa có khoa nói rất hay, lại rất hiểu mình làm MC (dẫn chương trình). Người này từng xuất hiện nhiều lần trên truyền hình, được người xem tán thưởng. Vậy mà cuối cùng họ không đáp ứng, lại để một MC của nhà đài làm việc này, hạn chế rất nhiều hiệu quả".

Một nhạc sĩ đã qua đời 9 năm, vừa rồi được giới thiệu một chương trình trọn vẹn. Gặp phu nhân của ông, tôi những tưởng bà phải vui lắm. Không ngờ bà cũng lại phàn nàn: "Tôi chỉ có hai đề nghị thôi mà cũng không được họ đáp ứng. Thứ nhất là có một vài bài trong chương trình người nghe đã quen với giọng ca trên đài vì ca sĩ này hát rất hay, ai cũng công nhận. Nay vẫn đang còn hát trên các sân khấu, vẫn sung sức và tôi biết, ca sĩ ấy sẵn sàng trình diễn lại. Vậy mà người làm chương trình cứ nhất định để một bạn trẻ khác hát, đã không diễn tả được đúng tinh thần bài hát, vì cứ nức nở, uốn éo, nghe rất phản cảm. Thứ hai là nếu có phần người khác phát biểu về tác phẩm, tôi đề nghị mời một nhạc sĩ vừa thân với ông nhà tôi, vừa từng có bài viết rất sâu sắc, đầy đủ về ông ấy đăng trên báo. Tôi đã đưa bài báo ấy cho họ xem nhưng cuối cùng họ đã bỏ qua, thay vào là một số người nào đó phát biểu rất chung chung, hời hợt…".

Cũng phu nhân một nhạc sĩ lớn khác, sau khi đọc một vài bài báo của một người đã nói: "Người ta hết lời ca ngợi người nhà mình thì cảm ơn thôi, nhưng nhiều chi tiết không chính xác. Trước hết là ông nhà tôi không thân thiết với cái anh viết bài ấy đến mức có thể kể những chuyện đại loại như vậy. Và những điều đó cũng không đúng sự thực…".

Người qua đời rồi thì nói về họ như thế nào chẳng được, nhất là tán dương, đề cao. Nhưng vì tự trọng, tôn trọng sự thật mà người nhà của họ đã không hài lòng với những gì người khác bịa đặt, dẫu có theo chiều hướng tôn vinh.

Mong rằng tình trạng trên sớm được khắc phục để việc tôn vinh đạt được hiệu quả như mong muốn

Nguyễn Đình San

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文