Tích xưa - Lời nay

Gọt chân cho vừa giày?

08:08 10/10/2012

Sử ta chép rằng, đời Lý (1010-1225) có bà Ỷ Lan, tên thật là Lê Thị Mệnh, quê ở làng Thổ Lỗi (nay là thôn Thuận Quang, xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội). Vì mất mẹ từ năm 12 tuổi, cha lấy vợ kế, nên Ỷ Lan khổ như cô Tấm trong chuyện "Tấm Cám" vậy.

Đức độ, xinh đẹp, thông minh, chăm học, chăm làm, từ một "Cô Tấm lộ Bắc" (Sử chép thế), Ỷ Lan trở thành Nguyên phi của vua Lý Thánh Tông, thành Hoàng hậu nhiếp chính, thành chỗ dựa của triều đình, cả trong thời bình lẫn thời chiến. Sau này, khi trở lại nắm quyền, dù có mang tiếng là đã bỏ đói đến chết Hoàng hậu Thượng Dương (vì Thượng Dương dựa vào Thái sư Lý Đạo Thành, rất chuyên quyền, bà từng gạt Ỷ Lan ra khỏi triều chính, bất chấp công lao to lớn của Ỷ Lan trước đó), Ỷ Lan vẫn được dân lập đền thờ ở Dương Xá, và gọi đó là "Đền Bà Tấm". Dân còn gọi bà là "Nữ Quan âm".

Phía sau hai chiến công "Bình Chiêm" và "Phạt Tống" lẫy lừng, có hào quang của "Cô Tấm lộ Bắc" này.

Sử là thế, dân gian là thế. Vậy mà gần đây, có sách nọ sách kia, người này người khác, đã "viết lại" truyện "Tấm Cám", nhìn người xưa bằng con mắt chủ quan của người nay, mong con trẻ được có một cô Tấm không tỳ vết, hầu mong con trẻ trắng như tờ giấy trắng. Thế thì chả khác gì "gọt chân cho vừa giày" vậy.

"Khuyến thiện phạt ác" là đạo lý Việt ngàn năm, sao lại phải "gọt chân cho vừa giày" như thế? Người xưa kể, người nay còn dựng "Thập điện Diêm vương" để đe nẹt bọn ác bọn xấu đấy thôi? Cám có bị tội trên trần, thì cũng như là bị đi qua "Thập điện Diêm vương" vậy! Vả lại, truyện xưa, đặc biệt là truyện cổ tích dân gian, không bắt người ta phải tin vào từng chi tiết, chỉ cần tin vào đạo lý, ý nghĩa của nó. Bởi vì, pháp luật và phong tục có thể thay đổi theo thời gian, chứ không bền được như đạo lý. Vả lại, xưa nay, khi bọn Cám được vuốt ve, được nằm ngoài vòng pháp luật và lẽ đất trời, biết bao tai ương chẳng đã đổ xuống đầu dân chúng đó sao?

Hãy để "Cô Tấm", "Bà Tấm" giữ nguyên chân dung xưa của họ! Họ không phải là thánh. Họ là hình tượng dân gian, mà dân gian thường giản dị, minh triết (ít nhất thì cũng hơn sử viết sai, viết thiếu). Mặt khác, truyện cổ tích dân gian, nếu giữ nguyên, còn có một ý nghĩa nữa, là để cho đời sau biết được cách nghĩ, cách ứng xử, phong tục tập quán… của cha ông ngày trước. Để nguyên thì tính Folklor của truyện còn, bỏ đi hoặc sửa đi thì tính Folklor cũng mất.

Vì những lẽ đó, xin các vị ấy hãy để nguyên truyện "Tấm Cám" như nó vốn thế!

Đỗ Trung Lai

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文