Hé lộ dấu tích kho báu vua Chăm ở Lâm Đồng?

08:00 17/12/2012

Ông Đăng Thanh là một trong những người chơi đồ cổ khá nổi tiếng ở Đà Lạt, hội viên Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam tỉnh Lâm Đồng. Mới đây, ông "tuyên bố" vừa mua được một tấm xà rông của vua Chăm.  Lần theo nguồn tin động trời này, chúng tôi có cảm tưởng dấu tích của "hoàng tộc Chăm" với nhiều báu vật có vẻ như đã hé lộ.

1. Sau  hơn 20 năm sưu tầm, hiện bộ sưu tập của ông Đăng Thanh có đến 10.000 món đồ, trong đó có không ít món đồ cổ thuộc loại quý hiếm, hầu hết có liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có người Chăm. Tuy nhiên, mới nhất và "nóng" nhất vẫn là tấm "xà rông vua Chăm" mà ông tuyên bố vừa mua được.

Về nguồn gốc, ông Thanh tỏ ra dè dặt: "Tôi chưa dám khẳng định đó là tấm xà rông của vị vua Chăm nào đã mặc. Nhưng xét về nhiều mặt, có thể đây là trang phục của hoàng gia Chăm. Tôi mua nó từ một đồng nghiệp sưu tầm đồ cổ, ông Kim Tú Hiệp ở khu 1, phường 2, Tp Bảo Lộc. Ông Hiệp nói rằng món đồ quý này được ông mua lại của một người dân ở xã Pró, huyện Đơn Dương. Người dân đó là hậu duệ của một dòng tộc người Churu được hoàng tộc người Chăm ngày xưa gửi gắm những đồ vật để cất giữ giùm".

Bà Đoàn Bích Ngọ - Phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa vật chất người Churu cho biết: "Trong lịch sử, vùng đất Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) này từng ghi dấu hoàng thân quốc thích Chămpa. Ngay như tộc người Churu, xét về nguồn gốc, họ cũng là một nhánh nhỏ của người Chăm từ duyên hải miền Trung "lưu lạc" lên vùng rừng núi. Sau đó, có thể, trong cuộc binh biến với đội quân của các nước lân cận, người Chăm đã thất thế và một bộ phận hoàng tộc Chăm đã nghĩ đến đồng tộc của mình ở miền rừng núi nên đã chạy lên đây nương nhờ. Người dẫn đầu đoàn quân Chăm này là Hoàng tử Môn Lai Phu Tử. Trong quyển 5 của "Đại Nam thực lục chính biên" và quyển 33 "Đại Nam chính biên liệt truyện" có chép, đại ý rằng: Vào năm Canh Tuất 1790, con vua Chăm ở Thuận Thành là Môn Lai Phu Tử đã đem liên thuộc và dân chúng theo Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Sau, ông được phong chức chưởng cơ và đổi tên thành Nguyễn Văn Chiêu. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, Nguyễn Văn Chiêu bị cách chức vì phạm trọng tội.

Có lẽ, sau khi bị cách chức, Môn Lai Phu Tử cùng dòng dõi phiên vương đã dạt về phía núi Nam Tây Nguyên. Khi đi, họ mang theo không ít triều phục, ấn tín, đồ dùng bằng vàng và bằng bạc… để gửi lại cho đồng tộc phiêu dạt trước đó của mình là người Churu trên đất Lâm Đồng ngày nay. Một trong những loại hình hiện vật mà hoàng tử Môn Lai Phu Tử gửi lại cho người Churu ở Lâm Đồng cất giữ từ bao đời nay là trang phục của hoàng triều, trong đó có xà rông. Tuy nhiên, vì tôi chưa một lần được nhìn thấy trang phục của vua Chăm nên không thể khẳng định tấm xà rông nói trên của ông Thanh có phải là trang phục của hoàng tộc Chăm hay không".

Ông Đăng Thanh và tấm xà rông được cho là của vua Chăm mà ông sưu tầm được.

Bà Đoàn Bích Ngọ và các cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng đã nhiều lần đi tìm và tiếp cận được với các hiện vật mà người Churu ở Lâm Đồng khẳng định rằng là "đồ vật của hoàng tộc Chăm" gửi lại trước khi đi về một phương trời nào đó. Trong các đồ vật đó, có những thứ rất quý. Song, chiến tranh đã làm thất lạc khá nhiều.  Theo bà Ngọ, thời Pháp thuộc, không ít nhà khoa học và thám hiểm đã tỏ ra quan tâm một cách đặc biệt đến kho báu nói trên. Năm 1905, trong kỷ yếu "École Francaise d'extrême - Orient (BEFEO)" tập 5, bài khảo cứu "Le trésor des rois Chams" của tác giả H. Parmentier I.M.E. Durand có nhắc đến những kho báu nói trên. Sau đó, hai tác giả người nước ngoài khác cũng có nhắc đến các kho báu này là Mner và Jacque Doumes. Đặc biệt, giữa tháng 12/1957, Chánh Sự vụ thuộc Viện Khảo cổ của chính quyền Sài Gòn, ông Nghiêm Thẩm - người phụ trách công tác bảo tồn - đã được cử đến Tuyên Đức (Lâm Đồng ngày nay) để "xem xét các bảo vật vua Chăm" và đã có báo cáo rằng "Ở Lơbui (thuộc huyện Đơn Dương ngày nay) có ba điểm cất giữ báu vật của người Chăm, gồm một nơi chứa các đồ vật quý, một nơi để đồ sứ và một nơi để y phục"… Đồng bào Churu ở đây còn cho biết, hằng năm, cứ đến tháng 7 và tháng 9 của người Chăm (tức tháng 9 và tháng 11 dương lịch), những đại diện của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận đều lên đây làm lễ cúng tại các nơi chứa vàng bạc, xiêm y và đồ sứ…

Một hiện vật mang dấu vết văn hóa Chăm do ông Đăng Thanh sưu tầm được tại Lâm Đồng.

Ba địa điểm được cho là đang cất giữ bảo vật người Chăm mà Bảo tàng Lâm Đồng  đã chú tâm tìm hiểu là đền Sóp, đền Krayo, làng Lơ Bui ở huyện Đức Trọng và làng Pró huyện Đơn Dương. Tại đền Sóp, các cán bộ bảo tàng đã tận mắt chứng kiến thầy cúng Ya Tang kéo từ gầm phản ra một giỏ tre đựng các hiện vật của người Chăm đang "gửi" ở đây gồm 2 cái bát lớn bằng đồng màu đen, 15 hiện vật bằng gốm sứ… Bà Đoàn Bích Ngọ nhấn mạnh: "Chính thầy cúng Ya Tang kể cho chúng tôi nghe rằng trước đó có rất nhiều đồ dùng bằng vàng và bằng bạc của vua Chăm, có cả kho y phục của hoàng tộc Chăm, nhưng sau đó bị quân đội của chính quyền Sài Gòn đến cướp phá nên hiện chỉ còn lại rất ít".

2. Một kết quả khảo cứu khác tại Đạ Quyn (huyện Đức Trọng) đã thu được kết quả còn xác thực hơn. Thầy cúng người Churu tên là Ya Bá (hơn 70 tuổi) đã trưng ra bộ đồ hành lễ của ông và khẳng định: "Đây là bộ đồ lễ của người Chăm, do thầy cúng người Chăm để lại cho gia đình mình. Nó được lưu giữ qua nhiều đời; đến mình là đời thứ năm hay thứ bảy gì rồi chứ không ít…". Ông Ya Goih, 71 tuổi, người Churu ở thôn Pró Trong, xã Pró (huyện Đơn Dương) xác nhận: "Mình là anh em bà con với thầy cúng Ya Bá. Trước đây, ông cố bà cao của dòng họ nhà mình có cất giữ một số hiện vật của người Chăm. Bộ đồ lễ của thầy cúng Ya Bá gồm áo quần, lục lạc, roi… đều là do người Chăm gửi giữ giùm để hành lễ… Giờ, ngay trong dòng họ mình cũng cất giữ một vài món đồ nhưng chỉ khi nào làm lễ mới được mang ra". Anh Jơrông Nga - Phó Chủ tịch HĐND xã Pró bổ sung: "Ya Goih là anh rể của mình. Chị gái mình là người được trao truyền giao giữ mấy món đồ ấy của người Chăm. Mình không biết cụ thể đó là những món gì. Chỉ biết là chị gái mình và anh rể Ya Goih đang có một "gia phả" ghi lại mấy món đồ người Chăm. "Gia phả" ấy được viết bằng tiếng Chăm trên những tấm lá buông. Những tấm lá cổ ấy được cuộn tròn trong một ống nứa…". Chỉ khi nào làm lễ cúng thì mới được mang mấy món đồ ấy ra. Hồi lâu sau, bà vợ của Ya Goih mới mang một vài tấm xà rông cổ của người Chăm mà gia đình mình đang cất giữ ra để "chứng minh" với khách rằng gia đình mình hiện đang cất giữ các món đồ cổ của người Chăm: "Tấm áo khoác này có màu trắng mịn là trang phục của tầng lớp quý tộc Chăm. Ông cao ông cố mình kể là ngày xưa, khi người nhà của vua Chăm lên đây, họ thường mặc áo bằng lụa, có trang trí hoa viền màu vàng; áo lót bằng vải trắng… Đây là tấm áo lót màu trắng của họ…".

Điều dễ dàng nhận ra là tấm vải màu trắng hiện do gia đình Ya Goih cất giữ rất khác với vải mặc thông thường của người Churu. Chúng tôi thử lục tìm tài liệu cũ  về "Trang phục vua chúa Chăm" và thấy có một tài liệu viết: "Y phục vua chúa Chăm gồm có áo bào bằng lụa, có hoa bằng vàng, trên nền đen hay xanh lá cây; áo lót bằng vải trắng, nhỏ sợi mịn màng, đôi khi có thêu dệt hay viền tua bằng vàng…". Đường thư cũng có nói đến "vua choàng một tấm vải trắng mịn"…".

Nếu chưa có những nghiên cứu cụ thể và khoa học thì khó có thể khẳng định những cổ vật còn lại có đích thực là các "báu vật của hoàng gia Chăm" hay không. Tuy nhiên, dấu vết dù mờ nhạt cũng đã lộ diện. Chúng tôi cho rằng, giới khoa học và các cơ quan ban, ngành cần nhanh chóng tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu và sớm có kế hoạch thu thập, bảo tồn, trước khi tác động của thời gian có thể sẽ khiến các báu vật bốc hơi và biến mất

Khắc Dũng - Đặng Vỹ

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文