Khi giai thoại làm hại nhà văn

07:34 27/04/2005
Mẩu chuyện “Huy Cận chia đá lửa” thường được kể như là giai thoại về tính keo kiệt. Song ngẫm kỹ lại thấy bản chất sự việc là rất khác nhau, nhất là khi Huy Cận phải chia quà cho “hàng trăm người” thì thấy cái tình của Huy Cận đối với mọi người thắm thiết đến nhường nào!

Trong loạt bài tưởng nhớ nhà thơ Huy Cận in trên các báo thời gian vừa qua, bài “Huy Cận đời thường như tôi biết” của tác giả Vũ Duy Thông (Văn nghệ Công an số tháng 3/2005) là một trong những bài viết để lại trong tôi nhiều xúc động. Xúc động vì bên cạnh những chi tiết đời thường rất hồn nhiên, đáng mến của người quá cố, bài viết còn giúp tôi hiểu đúng hơn về một cách hành xử của Huy Cận khiến tôi càng thương cảm và trân trọng ông hơn.

Trước tiên xin được kể lại mẩu giai thoại đã làm sai lệch hình ảnh nhà thơ lớn của chúng ta. Chuyện rằng, sau một chuyến đi công tác nước ngoài về, Huy Cận cho gọi người lái xe của mình tới để tặng... quà. Ông hỏi một cách hồ hởi: “Cậu có bật lửa chưa?".  Bác “tài”, mặc dù cũng chẳng hào hứng lắm với món quà “mọn” này, song lại nghĩ “có còn hơn không” nên đành tặc lưỡi trả lời là “chưa”. Tức thì Huy Cận phẩy tay: “ồ, tưởng cậu có bật lửa rồi thì tớ cho cậu mấy... viên đá lửa. Không có thì thôi vậy”.

Đây là một giai thoại được lưu truyền nhiều trong giới văn nghệ.  “Chủ đề” không gì khác hơn là cho thấy một nhà thơ Huy Cận với đặc tính ky kiệt cố hữu của mình.

Hẳn nhà thơ Vũ Duy Thông đã nhớ đến giai thoại này, và vì ông có cách nhìn nhận sự việc thấu đáo hơn nên trong bài báo nhắc tới trên, ông cho hay: “Ngay từ thời hàng hóa còn phân phối, đi nước ngoài về cũng chỉ vài viên đá lửa, chiếc lưỡi dao cạo là cùng, nhưng ông chia cho tất cả mọi người, cộng lại mỗi lần cả trong và ngoài cơ quan có đến hàng trăm người được ông chia quà, nghĩ kỹ rất là thương”.

Ai đó đã nói rằng “một nửa sự thật chưa phải là sự thật”. Đối chiếu những điều nhà thơ Vũ Duy Thông kể với mẩu giai thoại đã dẫn, ta thấy có vẻ như chi tiết chia quà... đá lửa không phải là chuyện... bịa. Cũng cần biết bối cảnh câu chuyện xảy ra là vào thời kỳ bao cấp. Việc các nhà thơ, nhà văn ta đi công cán nước ngoài đâu có mang ý nghĩa kinh tế gì.

Quà cáp đa phần do nhà văn nước bạn tặng lại và hầu hết cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng (trong cuốn hồi ký “Cát bụi chân ai”, nhà văn Tô Hoài chẳng đã kể lại việc nhà thơ Xuân Diệu đem đến tặng ông... đôi bít tất vì ông phụ trách công tác đối ngoại của Hội Nhà văn đó sao?). Xem thế, mới thấy trong việc tặng quà, Huy Cận vẫn còn “rộng rãi” chán.

Từ câu chuyện trên, bỗng chốc tôi lại nhớ tới việc ông thường bị anh em biên tập một số báo, đài “kêu” là quá sát sao với vấn đề tiền nong. Rằng thì đâu đó có in lại những bài thơ cũ của ông mà chậm trả nhuận bút, phải để ông “phát hiện ra” thì cứ gọi là “chết” với ông, ông “nã” cho đến nơi đến chốn. Rồi chuyện các phóng viên đến làm phỏng vấn ông, ông hay mặc cả tiền thù lao (trong khi nhiều báo chỉ có chế độ nhuận bút cho người thực hiện phỏng vấn)...

Quả là, với những người vốn xem nghề viết là nghề “tay trái”, việc thơ phú làm để cho vui thì những chuyện nhỏ nhặt kiểu “con cá, lá rau” ấy của một nhà thơ lớn dễ khiến họ dị ứng. Song bây giờ, khi mà Huy Cận đã nằm xuống rồi, nghĩ lại, ta bỗng thấy thương ông và nhận thấy những đòi hỏi trên của ông thật ra cũng chẳng có gì là quá đáng.

Thử hỏi, giữa một bên là ông già hơn tám chục tuổi đầu, cuộc sống - như nhà thơ Vũ Duy Thông đã viết - cũng thuộc diện thanh bần, và một bên là một số cơ quan báo, đài đôi lúc còn chưa được chu đáo trong việc thực hiện chế độ bản quyền đối với ông, ai đáng trách hơn ai?

Vả chăng, chúng ta không nên quên một điều, trong đời thường, cũng như chúng ta, các nhà văn nhà thơ lớn họ cũng phải ăn, phải uống. Chúng ta không thể bắt họ sống mãi với cái danh suông được. ở đây, tôi hoàn toàn tán thành với nhận định của nhà thơ Hữu Thỉnh trên báo Văn nghệ, rằng “thiết thực khác thực dụng” và “Huy Cận là người thiết thực chứ không thực dụng”

Hà Khải Hưng

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文