Kịch tác gia Vi Huyền Đắc qua lời kể của người con trai

13:30 11/06/2009
Vi Huyền Đắc rất quý sách. Sách tới tay ông, của các tác giả trong nước như các nhà văn trong nhóm Tự Lực văn đoàn và bạn bè hay các tác giả nước ngoài… ông đều đóng bìa cứng, bìa da bày ngay ngắn trong các giá sách. Ông mê các tấm gương tự lập, những người tạo sự nghiệp từ hai bàn tay trắng như các nhà tư bản Rockfeller, Canergie nhưng lại không ưa bóc lột. Ông phục hoàng đế nước Pháp Napoléon nhưng ghét Tây thực dân.

Giáo sư bác sĩ y khoa Vi Huyền Trác, con trai kịch tác gia Vi Huyền Đắc năm nay đã bước vào tuổi 87. Ông Trác dạy môn Giải phẫu bệnh lý. Năm tôi theo học ngành Y ở Hà Nội (1959 -1965), tôi có được học ông. Ông dáng vóc cao ráo, gương mặt đẹp. Giảng bài khúc triết. Mãi khi tốt nghiệp, tôi mới biết ông là con trai nhà viết kịch Vi Huyền Đắc (một trong những người khai sinh nền kịch nói Việt Nam).

Hồi đó, tôi đã rất ngạc nhiên thích thú trước mối liên hệ huyết mạch giữa ông thầy thân gần của mình với nhà viết kịch nổi tiếng nhưng xa vời như trong cổ tích. Lúc đó cụ Vi Huyền Đắc sống ở Sài Gòn. Mấy chục năm trôi qua, vừa rồi, một bạn bác sĩ mang nhờ tôi đọc tập thơ, do anh chọn từ ngót một nghìn bài thơ của thầy Vi Huyền Trác. Giáo sư Trác làm thơ không đặt đầu đề, anh bạn tôi đặt đề giúp thầy và làm mục lục cho hơn một trăm bài.

Mỗi bài như một thoáng ý nghĩ. Chất thơ hơi mơ hồ kiểu thơ Haiku Nhật Bản, nhưng tôi thì lại bị hấp dẫn vì chính chất mơ hồ ấy. Điều đặc biệt là thơ không có ý định thành bài, chỉ ghi như chộp lấy nội tâm mình. Không thấy sự kiện xã hội, không thấy công việc ngoài đời nhưng lại thấy rõ buồn vui, nghĩ ngợi của tâm trạng, đôi khi thoáng một triết lý Thiền. Nhà thơ nghiệp dư và hồn nhiên này hoá ra nhằm tới lối thơ "cao cấp": Chỉ quan tâm tới những vấn đề của tâm hồn con người, dùng thơ để khám phá rồi cố định chất tâm hồn ấy lên trang giấy, như noi gương thơ các nhà sư đời Lý.

Tôi đến thăm ông với ý định hỏi thêm cung cách làm thơ của nhà khoa học cao niên. Câu chuyện lại dẫn tôi đến những hiểu biết thú vị về nhà soạn kịch Vi Huyền Đắc.

Cụ Vi Huyền Đắc sinh năm 1899, cách  đây vừa đúng 110 năm, và mất năm 1976.

Tôi được ông Trác đưa xem mấy tờ "gia phổ" do chính cụ Vi Huyền Đắc viết ở Gia Định ngày 22/10/1974.

Ông thân sinh Vi Huyền Đắc, cụ Vi Hồi Ngọ, làm thầu khoán, là một trong những nhà tư sản có sức cạnh tranh hồi đó. Nhưng đến năm ngót 60, cụ giao việc kinh doanh cho ông con trai độc nhất là Vi Huyền Đắc để nghỉ ngơi. Ông Vi Huyền Đắc lại thích lãng du hơn kinh doanh. Sau khi có bằng Thành chung ở Hải Phòng, ông lên Hà Nội học Trường Mỹ Nghệ rồi vào Sài Gòn làm nghề lái xe. Có bài báo sau này viết ông còn mở hiệu phở Bắc, giới thiệu quà Hà Nội với bà con lục tỉnh. Nhận cơ ngơi và tiếp tục công việc kinh doanh của bố nhưng Vi Huyền Đắc không toàn tâm toàn ý kinh doanh.

Ông ham văn chương. Có nhiều điều kiện tiếp xúc với thợ thuyền lam lũ vất vả, ông hiểu sâu thêm các ngón bóc lột của giới chủ. Chính ông cũng là một ông chủ. Trong thâm tâm, ông không thể không thấy tính chất tàn bạo của các mánh khóe làm giàu. Ông viết kịch, đề cao người lương thiện, tình chung thủy. Kịch không có đoàn diễn, ông lập nhà xuất bản "Thái dương văn khố" cũng chỉ để in kịch của mình: "Hoàng mộng điệp" (viết năm 1922),"Uyên ương" (viết năm 1927), "Hai tối tân hôn" (viết 1929), ""Nghệ sĩ hồn" (viết 1932), "Kinh kha" (viết 1934), "Kim tiền" (giải thưởng Tự Lực văn đoàn 1937, diễn ở Hải Phòng 29/2/1938), "Ông ký Cóp" (diễn ở Hải Phòng 8/10/1938), "Trường hận" (viết bằng tiếng Pháp, được giải thưởng của Viện Hàn lâm Nice, Pháp), "Lệ Chi Viên" (diễn tại Hà Nội 1943), "Khóc lên tiếng cười" (diễn Hà Nội 1943). Trước sau ông có khoảng 20 vở kịch

Qua các vở kịch, quan điểm xã hội tiến bộ và lòng yêu tự do, chống lễ giáo phong kiến của Vi Huyền Đắc ngày càng rõ nét. Vở "Kinh Kha" đã thấp thoáng lòng yêu nước. Hai vở "Kim tiền" và "Ông ký Cóp" được trình diễn trên sân khấu thu được thành công lớn, có tiếng vang trong xã hội, và góp phần khai sinh kịch nghệ Việt Nam.

Mải mê văn chương, ông bán dần tài sản.

Trong nhà nhiều khách văn chương. Tiếp khách, ông cho các con được ngồi dự. Ông Trác còn nhớ: Ông Nhất Linh đang nói chuyện thì hu hu khóc (sau này đọc báo Sài Gòn về cuộc tự tử của ông Nhất Linh, bác sĩ Vi Huyền Trác càng thấy nhớ tiếng khóc này), ông Lê văn Trương hay nói to và nói liên tục từ lúc tới đến lúc về, trẻ hàng xóm kéo đến xem, ông xin chậu nước hắt vào lũ trẻ, rồi ngồi cười nhìn chúng nó chạy. Ông Thế Lữ nhỏ nhẹ, khi "Kim tiền" được dựng ở Hải Phòng, ông thường hướng dẫn diễn viên tỉ mỉ và rất từ tốn. Ông Lê Đại Thanh thủ vai chính trong Kim Tiền, rất hào hứng.

Buổi sáng trong nhà, ông Vi Huyền Đắc thường pha ấm trà ngon, gọi hai con là Vi Giác và Vi Huyền Trác đến uống và đọc các bài thơ hay cho nghe. Ông thích thơ Thế Lữ, thơ Đường.

Vi Huyền Đắc rất quý sách. Sách tới tay ông, của các tác giả trong nước như các nhà văn trong nhóm Tự Lực văn đoàn và bạn bè hay các tác giả nước ngoài… ông đều đóng bìa cứng, bìa da bày ngay ngắn trong các giá sách. Ông mê các tấm gương tự lập, những người tạo sự nghiệp từ hai bàn tay trắng như các nhà tư bản Rockfeller, Canergie nhưng lại không ưa bóc lột. Ông phục hoàng đế nước Pháp Napoléon nhưng ghét Tây thực dân.

Ông viết báo tiếng Pháp "Tổ quốc An Nam" (Patrie Anamite), có quan điểm chống thực dân. Vì tờ báo này và vì việc giao tiếp thường xuyên với Nguyễn Triệu Luật, một nhà văn và là anh họ, hoạt động trong Quốc Dân đảng mà ông bố Vi Huyền Đắc nhiều lần bị khám nhà và ông con Vi Huyền Trác bị từ chối vào học trường Tây Anbe Xarô (Albert Sarraut). 

Ông Đắc rất chịu học: học thêm tiếng Anh từ các con. Học Hán văn từ các cụ cử. Hồi còn ở Hải Phòng, ông chí thú làm Bách khoa tự điển Việt Nam, đã được 5.000 mục từ. Sách chưa in, nay đã mất bản thảo. Ông ham chơi ảnh. Có bộ đồ nghề làm ảnh khá lỉnh kỉnh. Ăn mặc đàng hoàng, sang trọng, lúc nào cũng tề chỉnh, cổ cồn ca vát. Ông Trác kể: Hồi Mậu thân 1968, hàng xóm gọi ông đi ẩn nấp tránh hòn tên mũi đạn, ông cũng ca vát com lê. Người ta giục. Ông nói: "Có chết, cũng phải quần áo đàng hoàng".

Hai anh em ông Trác ít được gần bố. Lúc bé chủ yếu sống với bà nội. Bà nội là con cụ Nguyễn Tư Giản, Thượng thư Bộ Lại triều Tự Đức, cũng là một nhà thơ. Bà nội bán hàng nước nuôi cháu, lúc Lạng Sơn, lúc Hà Đông. Bà nền nếp nhưng không có điều kiện chăm sóc các cháu. Hai anh em Giác và Trác tự lớn.

Những ngày được gần bố ở căn nhà bên sông Tam Bạc, Hải Phòng, hai anh em ít khi được ngồi ăn cơm với bố. Ông Vi Huyền Đắc đối xử với các con thân ái, bình đẳng, rất Tây, nhưng ông có những thói quen riêng. Không ăn cơm với gia đình cũng là một thói quen.

Giáo sư Vi Huyền Trác ngẫm nghĩ quá khứ, ngậm ngùi thấy những người thân trong gia đình luôn phải sống xa cách nhau. Ông nội, sau khi giao kinh doanh cho con, sống một mình rồi chết cũng một mình trên một ấp ở Hải Dương. Còn riêng ông, mẹ mất sớm, bố hay vắng nhà, từ 1946, khi gia đình đi tản cư ở Nho Quan thì ông theo các trạm phẫu thuật của bác sĩ Tôn Thất Tùng làm cấp cứu chiến thương, rồi sống cuộc đời bộ đội nay đây mai đó...

Sau năm 1975, ông Trác mới gặp lại bố ở Sài Gòn. Năm 1976, ông đón bố ra Hà Nội, hy vọng được phụng dưỡng bố lúc tuổi già. Khi ông ra ga Sài Gòn mua vé, thì ở nhà cụ Vi Huyền Đắc ngã gãy cổ xương đùi. Gãy cổ xương đùi thì phải phẫu thuật, ở người cao tuổi, xương loãng, không hy vọng liền. Ông Trác, với sự giúp đỡ của hai Bộ trưởng Y tế hồi ấy là Vũ Văn Cẩn và Dương Quỳnh Hoa mà có được một máy bay quân sự chuyển ông cụ ra sân bay Gia Lâm.

Đang lo cách chuyển cụ về nhà ở phố Lê Thành Tôn, cạnh trường Y, thì gặp Chủ tịch Hà Nội Trần Duy Hưng. Ông Trần Duy Hưng không biết quen cụ Vi Huyền Đắc tự bao giờ mà ân cần cho xe đưa cụ về. Ông Trác đến nay còn cảm động vì may mắn ấy và cho rằng, đấy là cái "lộc" của người làm nghệ thuật. Hồi đó phương tiện vận chuyển người ốm trong Hà Nội khó tìm lắm. Cụ Vi Huyền Đắc mất sau một tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, thọ 78 tuổi.

Ông Trác ngậm ngùi: "Như vậy ông cụ tôi chỉ được ở nhà con trai mình có một đêm sau ba mươi năm xa cách, rồi vĩnh viễn ra đi. Thời đất nước cắt chia, ông cụ sống một mình ở Sài Gòn. Không viết nhiều, có dịch thuật. Còn ông anh duy nhất của tôi, khi tôi tới được Sài Gòn thì anh đã ở Pháp. Lúc tôi có dịp qua Pháp thì anh đã sang Mỹ. Tôi sang được Mỹ thì chỉ còn được thăm mộ anh tôi thôi”.

Ông Vi Huyền Trác ngẫm đời mình lắm cái ngẫu nhiên. Ông kế thừa "gien" thông minh của ông cha nhưng không kế thừa sự ham học, ít nhất là vào thời trẻ. Ấy thế mà thi đâu đều đủ để đỗ. Nhiều cái may lắm.

Lần thi Tú tài I ở Hải Phòng, đề thi toán về hình học không gian là môn ông ghét, không học, đã tính nộp bài giấy trắng, chịu điểm liệt, thì lại có báo động. Ra hầm vào thì đổi đầu bài sang đại số là môn ông sở trường. Thế là đỗ. Thi Tú tài II, đang sợ viết bài bằng Pháp văn, thì chính quyền cách mạng lại cho thi bằng tiếng Việt. Ông lại đỗ. Năm sau, 1946, vào trường y thì năm ấy lại không phải thi, cứ ghi tên vào học. Rồi thành bác sĩ quân y, thành giảng viên đại học y, thành giáo sư. Bây giờ lại làm thơ.

Ông Vi Huyền Trác nói: Văn là môn ông học khá, nhưng mãi năm 60 tuổi, một biến động mới trong tình cảm làm ông thấy thêm yêu cuộc đời này, thích ngẫm nghĩ về hạnh phúc của sự sống. Ông tập Thiền, nghiên cứu Trung y (có đề xuất một số phương pháp chữa bệnh có hiệu quả) và làm thơ, đúng ra là ghi lại những ý thơ chợt đến...

29/5/2009

Vũ Quần Phương

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文